Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Một phần của tài liệu tc210 (Trang 31 - 33)

II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THẮNG

2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Lực lượng thứ hai cần phân tích là phán đoán đối với doanh nghiệp là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe doạ cho các doanh nghiệp hiên tại. Vì vậy, các doanh nghiệp hiên tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì có càng nhiều

doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trưòng và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Nhưng đối với ngành xây dưng thì khả năng gia nhập ngành là tương đối khó vì ngành này đòi hỏi vốn lớn.

Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở đây chủ yếu là các công ty đang hoạt động trong ngành, nhưng thường là các Công ty xây dựng tại các địa phương mà Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tham gia đấu thầu và các công ty tại địa bàn Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh (chi nhánh của Công ty ở trong đó) có tiềm lực tài chính, đội ngũ lao động…còn kém của Công ty. Cụ thể, các Công ty ngay trên địa bàn Hà Nội: Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp, Công ty xây dựng số 4 hà Nội, Công ty xâydựng 492-Bộ quốc phòng…

Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá chưa lường trrước dược, Công ty chỉ đương đàu với họ khitham gia đấu thầu công trình tại các địa phương. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng tại Trụ sở UBND tỉnh Vĩnh phúc thì do Công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty xây dựng tại tỉnh Vĩnh Phúc nên đã trượt thầu.Rút kinh nghiệm từ thất bại này, khi tham gia đấu thầu xây dựng tại tỉnh Bắc Ninh, Công ty đã trúng thầu. Qua đó nói lên một điều rằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ dầu tư và các cơ quan địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân lực tại địa phương… Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu sẽ dễ trúng thầu hơn.

Còn các Công ty là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty tại địa bàn Hà Nội, thì hiện tại họ yếu hơn ta về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực…

nhưng nếu Công ty không tiếp tục nâng cao, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũng như khả năng huy động vốn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên thì đến một lúc nào đó các Công ty này sẽ vượt lên trên Công ty và họ sẽ trúng thầu khi trực tiếp đối đầu với ta là điều tất yếu.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên danh trong đấu thầu và tự nâng cao năng lực của Công ty mỗi ngày. Hiệu quả của liên danh là: một mặt năng lực của Công ty trong liên danh đã được nâng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng trúng thầu cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu tc210 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w