Hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa đông bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc trăng hiện nay_ thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2 Hạn chế cần khắc phục

Trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu đáng kể bước đầu, nhưng trên thực tế còn nhiều vấn đề bất cập, khó khăn

trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer. Sóc Trăng có

số lượng người dân tộc sinh sống khá đông, tổ chức giáo dục trong vùng đồng bào

dân tộc Khmer được tiến hành khá tốt nhưng vẫn còn tồn động: Việc huy động trẻ

em người dân tộc Khmer vào mẫu giáo còn khó khăn, cở sở vật chất phụ thuộc vào

các trường tiểu học hay các trụ sở của địa phương. Tỷ lệ bỏ học, lưu ban còn phổ

biến, tình trạng tái mù chữ vẫn cao, công tác phổ cập giáo dục tiểu học trong độ tuổi gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học thiếu thốn, đội

ngũ giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu, trình độ không đồng đều, giáo viên dạy được

hai thứ tiếng (Việt - Khmer) còn hiếm. Tình trạng phòng học tre lá vẫn còn, nhất là

ở các xã, ấp vùng sâu, vùng xa. Nội dung sách giáo khoa ngữ văn Khmer chậm đổi

mới vẫn sử dụng sách giáo khoa cũ.

Bên cạnh đó, vùng đồng bào dân tộc Khmer nhìn chung kinh tế phát triển chậm, nhiều nơi lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác lạc hậu. Một số hộ thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ

một số ít người Khmer có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào số tiền hỗ trợ, cho vay của Nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh; một số tập quán lạc hậu, mê tín dịđoan, bói toán có giảm nhưng vẫn còn phổ biến; một số bản sắc văn hóa tốt đẹp đang bị xuống cấp, hoạt động văn hóa thông tin có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc

Khmer; xuất hiện sự chênh lệch mức độ hưởng thụ văn hóa giữa các địa bàn thành

phố, thị trấn so với nông thôn vùng đồng bào dân tộc; khoảng cách về kinh tế giữa người Khmer so với người Kinh, Hoa ngày càng gia tăng. Một bộ phận đồng bào

Khmer nhận thức mơ hồ, không chính xác về lịch sử hình thành dân tộc mình, về vị

trí của dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để

các thế lực thù địch lôi kéo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc; ngoài ra mặt bằng dân trí trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tương đối thấp, khả năng thích

ứng với cơ chế thị trường chậm, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, lễ hội nhiều gây ảnh nhiều đến thời gian sản xuất, tâm lý xã hội hướng về “an bầu, lạc đạo”, yên phận với nghèo nàn, lạc hậu ít chú ý đến cạnh tranh để phát triển; các sản phẩm văn hóa như sách báo, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật đến vùng nông thôn còn nhiều mặt hạn chế; cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa tuyến cơ sở thiếu thốn. Tuy có nhiều biện pháp kiểm tra, chống lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, nhưng tình trạng sang băng đĩa trái phép vẫn diễn biến phức tạp, công tác quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này có nhiều mặt yếu kém, trên thị trường lưu hành nhiều sách bói toán, phim ảnh, băng đĩa hình chưa qua kiểm duyệt.

Tuy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển

khai đạt kết quả, nhưng một số lĩnh vực phát động chưa đồng bộ, chưa rộng khắp nhất là các cơ quan, trường học; việc xét công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa

thường dựa vào chỉ tiêu nên chất lượng không cao; tiêu chí công nhận gia đình văn

hóa trong vùng đồng bào dân tộc Khmer nhiều nơi còn đồng nhất với tiêu chí của

người Kinh, Hoa, thiếu vận dụng phù hợp với điều kiện và tập quán của người

Khmer nên nhiều hộ gia đình, nhiều ấp, xã khó được công nhận.

Ngoài ra, lực lượng quản lý ngành văn hóa thông tin các cấp còn thiếu, năng

ngành và phong trào văn hóa thông tin tuyến cơ sở, các thiết chế văn hóa chưa đáp

ứng được nhu cầu (mỗi xã một nhà văn hóa). Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong đồng bào Khmer chưa được sưu tập, bảo tồn, khai thác tốt, các loại hình

văn nghệ truyền thống đặc sắc như dù kê, múa cung đình Khmer…dần dần bị mai

một do nhiều nghệ nhân lớn tuổi, còn đối với thế hệ trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo lối nhạc hiện đại. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có nhiều bất cập, hoạt động chủ yếu vào các dịp lễ hội, thiếu hoạt động thường xuyên phục vụ cộng

đồng, nội dung nghèo nàn, hình thức khô cứng, chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ

của công chúng ngày nay.

Đội ngũ cán bộđảng viên người Khmer ít, chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn, trình độ kiến thức về văn hóa còn thấp, thiếu ổn định hay thay đổi liên tục, chưa ngang tầm và đáp ứng được việc lãnh đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa

vùng đồng bào Khmer của Sóc Trăng.

Mặt khác, các vị sư khi học xong Paly, khi hòa nhập vào xã hội chưa biết

làm gì với vốn kiến thức này, từđó gây khó khăn cho sư sãi sau khi hoàn tục. Song

song đó, việc trang bị tivi màu, đầu máy cho các chùa Khmer trong tỉnh dẫn đến những biến đổi các giới luật Phật giáo của một số sư sãi. Một khó khăn nữa là số vị

sư sãi đi học nước ngoài và không quay trở về, gây ảnh hưởng đến việc quản lý tổ

chức hoạt động ở các chùa. Năm Số sư sãi đi nước ngoài Số về Sốở lại 1997-1998 24 21 3 1999 17 11 6 6 tháng đầu năm 2000 43 24 19

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa đông bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc trăng hiện nay_ thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)