Miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Thành ngữ tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 62 - 63)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật

Miêu tả ngoại hình là vẽ nên hình dáng, diện mạo bên ngoài của nhân vật, đời sống, dáng dấp và diện mạo bên ngoài của mỗi con người có những đặc điểm riêng rất ổn

Truđnịngh tgâiúmp tHa pọhcânlibệiuệt nĐgHườiCnầàynvTớihnơgườ@i khTáàc,i

nliêệnumihêuọctả tnậgpoạivhàìnnh glàhmiêộnt đcòứi huỏi cần thiết để cá tính hoá nhân vật trong văn học. Tuy nhiên, đối với Nguyễn Huy Thiệp, ông lại thông qua việc dùng TNTN miêu tả ngoại hình của nhân vật để khắc họa nên hoàn cảnh sống của nhân vật đó.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy TNTN dùng để miêu tả ngoại hình nhân vật trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có tần số xuất hiện không nhiều.

(a) “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc, tóc mượt và dài, môi như son đỏ. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ” (Những ngọn gió Hua Tát).

Theo ngữ cảnh trên, thành ngữ “trắng như trứng gà bóc” được dùng để chỉ vẻ đẹp làn da của nàng Pùa: trắng đến nõn nà, cùng với “tóc mượt và dài, môi như son đỏ”, tác giả muốn nhấn mạnh hơn cái nhan sắc tuyệt đẹp “không ai bì kịp” của nàng để đối lập với số phận hẩm hiu của nàng “bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ”. Từ đó, gợi lên ở độc giả sự liên tưởng về hoàn cảnh sống nhạt nhẽo, vô vị, cô đơn của nàng Pùa

bởi “không ai đi lấy cô gái liệt cả hai chân làm vợ”. Ẩn chứa ở đó là thái độ cảm thông chia sẻ của tác giả tới những số phận không may.

(b) “Về sau Bình ngã nước, râu tóc rụng hết, gây tọp đi, da vàng như nghệ, chỉ nằm chờ chết” (Kiếm sắc).

Thành ngữ “vàng như nghệ” được dùng để chỉ màu da của nhân vật Bình trong tác phẩm “Kiếm sắc”. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh tới tình trạng sức khoẻ ốm yếu, bệnh tật của nhân vật do hoàn cảnh sống tác động tới: “Bình bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc mà khóc hu hu ..”.

(c) “Phụng quyết chí làm giàu, bán đồ đạc ở nhà lấy hai đồng cân vàng giắt lưng vào miền trang đào vàng. Bặt đi hơn năm chẳng có tin tức gì, một hôm lù lù trở về, người ngợm gầy như xác ve …” (Thương nhớ đồng quê).

Thành ngữ “gầy như xác ve” dùng để chỉ tới hình dạng gây còm ốm yếu của nhân vật Phụng khi anh ta từ nơi đào vàng trở về sau hơn một năm bặt tin tức. Thông qua việc miêu tả ngoại hình của Phụng, giúp độc giả hình dung rõ hơn về hoàn cảnh sống khắc nghiệt nơi đào vàng của nhân vật, đã vắt kiệt sức lực của con người, lời cảnh báo cho những ai ôm mộng giàu sang từ bãi đào vàng.

Có thể nói, thành công của Nguyễn Huy Thiệp ở đây, chính là việc ông đã khai

Trutnhágc ttíânmh hàHmọxcúclicệủua TĐNH, TNCđầểntạTo hnêơn g@iá tTrị

àbiiểuliệđạut chaọo cchotậnpgôvnàngnữgtáhcipêhnẩmc.ứNuếu như trường hợp NHT không dùng TNTN để biểu đạt mà lại lựa chọn một cách biểu đạt

khác thì câu văn dài dòng mà vẫn không khắc hoạ ngoại hình của nhân vật một cách rõ nét.

Một phần của tài liệu Thành ngữ tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w