Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Tâm Hồn Việt (Trang 26 - 33)

Đối với Công ty TNHH Tâm Hồn Việt chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Tâm Hồn Việt chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, lương phụ, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất...

Tiền lương là bộ phận quan trọng nhất để cấu thành chi phí nhân công trực tiếp. Cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác chi phí tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần làm hạ thấp giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống cho nhân viên trong công ty nói chung và phân xưởng sản xuất nói riêng.

Hình thức trả lương của công ty theo hình thức lương theo thời gian. theo sản phẩm. Trả lương theo thời gian: áp dụng hình thức trả lương cho lao động gián tiếp, lương theo thời gian và theo sản phẩm áp dụng với lao động trực tiếp như nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên hành chính, nhân viên tạp vụ, công nhân trực tiếp sản xuất … Theo hình thức này, tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương thực tế phải trả được tính như sau:

* Tiền lương:

Có một số lao động được trả lương theo cách tính sau:

Đơn giá tiền lương theo ngày được tính căn cứ vào mức lương cơ bản và số ngày làm việc bình quân tháng (26 ngày).

Mức lương cơ bản của nhân viên trong công ty là khác nhau và được xây dựng trên cơ sở trình độ, nhiệm vụ công việc, bộ phận công việc. Mức lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất được quy định đối với từng người cũng dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật thêu. Ngoài ra công nhân trực tiếp sản xuát sản phẩm còn được áp dụng một mức tính lương khác đó là lương theo sản phẩm, định mức tiền công mỗi bức tranh đã được định giá trước, cuối tháng kế toán tổng hợp số lượng tranh thợ thêu làm được sau đó nhân với tiền công mỗi bức tranh sẽ ra lương của từng người.

Tiền lương phải trả cho người lao động

trong tháng

Số ngày làm việc thực tế của người lao động

trong tháng x = Đơn giá tiền lương ngày Tiền lương phải trả người lao động trong tháng Số lượng tranh làm được trong tháng Tiền công mỗi bức tranh = x

* Các khoản phụ cấp: Căn cứ vào mức phụ cấp (tùy theo đặc thù công việc, mức trách nhiệm, phụ cấp kĩ thuật…của từng thợ thêu do bộ phân quản lý tiến hành theo dõi tính toán gửi lên phòng kế toán.

Việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện theo quy định của Nhà nước, Sở lao động thương binh và xã hội thành phố, theo quy định về chế độ lương cụ thể là:

+ BHXH trích 15% lương cơ bản + BHYT trích 2% lương cơ bản + KPCĐ trích 2% tổng thu nhập

Ví dụ: Tính lương và các trích theo lương của công nhân trực tiếp sản

xuất sản phẩm tại xưởng thêu

Mức lương cơ bản: 700.000 đồng. Phụ cấp: 100.000 đồng:

Lương ngày = 700.000/26 * 25 = 673.000 đồng. Tổng lương = 673.000 +100.000 = 773.000 đồng. Các khoản trích theo lương của công nhân này là: BHXH = 15% * 673.000 = 100.950

BHYT = 2% * 673.000 = 13.460 KPCĐ = 2% * 773.000= 15.460

Kế toán sẽ thực hiện công việc tổng hợp lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng.

* Chứng từ sử dụng.

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: + Bảng chấm công

+ Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành

Khi thanh toán với người lao động kế toán sử dụng các chứng từ như phiếu chi, phiếu tạm ứng…Các chứng từ trên là cơ sở để kiểm tra tính toán và hạch toán tiền lương và các khoản thanh toán với người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Đồng thời nó là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định, chế độ về chính sách tiền lương, tiền thưởng của công ty. Chúng ta xét một số mẫu chứng từ tiêu biểu sau:

Bảng tính lương cho thợ thêu T12/2006

STT Họ và tên Lương cơ bản Phụ cấp Tổng lương

1 Nguyễn Thị Thu 600.000 300.000 900.000 2 Nguyễn Thị Luyến 600.000 100.000 700.000 3 Nguyễn Thị Thanh 675.000 0 675.000 4 Phạm Thị Phượng 600.000 0 600.000 5 …… …… …… …… 6 Tổng 15.000.000 1000.000 16.000.000

Biểu 7: Trích bảng lương công nhân phân xưởng trực tiếp sản xuất * Tài khoản sử dụng

* TK 334 : Tài khoản này phản ánh tổng hợp tiền lương phải trả kế toán ghi vào TK 334 “ Phải trả công nhân viên”.

* Ngoài ra để phản ánh các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ để hình thành nên các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được theo dõi ở TK 338 “Phải trả phải nộp khác” chi tiết :

+ TK 3382: Kinh phí công đoàn. + TK 3383: Bảo hiểm xã hội

+ Tk 3384: Bảo hiểm y tế. * TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

- TK này dùng để tập hợp các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương… của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Kết cấu TK:

• Bên nợ: tập hợp chi phí lương, khoản trích theo lương phát sinh ở các phân xưởng Thêu…

• Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.

* Trình tự tập hơp chi phí nhân công trực tiếp

- Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau:

Hàng ngày, ở xưởng thêu nhân viên quản lý xưởng tiến hành chấm công của công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng theo thời gian làm việc thực tế của họ, đồng thời ghi nhận số hàng nhập được trong ngày của từng thợ thêu. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công, số lượng sản phẩm làm được của từng người bộ phận Kế toán tiến hành lập“ Bảng thanh toán lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương” của công nhân theo định mức lương của từng công nhân. Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật kí chung, Sổ chi tiết TK 622, sổ cái TK 622…

Trình tự hạch toán như sau:

- Khi kế toán tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi tiết theo từng đối tượng

Có TK 334- Phải trả công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Khi trích BHXH, KPCĐ, BHYT kế toán ghi:

Nợ TK 622: Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 338( 3382, 3383, 3384).

Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành sản phẩm.

Nợ TK 154: Chi tiết theo từng sản phẩm. Có TK 622: Chi tiết theo từng đối tượng

* Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo

lương tháng 12 năm 2006 kế toán sẽ được ghi vào sổ cái và sổ chi tiết của TK622 theo định khoản như sau:

Nợ TK 622: 260.000

Chi tiết đơn sản xuất bức Chùa một cột : 260.000 Có TK 334: 260.000 Nợ TK 622: 49.400 Nợ TK 334: 15.600 Có TK 338: 65.000 Chi tiết: TK 3382: 5.200 TK 3383: 52.000 TK 3384: 7.800

Sau khi phân bổ kế toán tiến hành ghi vào các sổ kế toán chi tiết TK 622, sổ cái TK 622. Cụ thể số liệu được tập hợp thông qua hai biểu sau:

Biểu 8: Sổ cái tài khoản 622 SỔ CÁI TK 622 ( Trích) Tháng 12 năm 2006 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ

… … Thanh toán tiền lương 334 15,000,000 Thanh toán tiền KPCĐ 3382 320,000 Thanh toán tiền BHXH 3383 2,250,000 Thanh toán tiền BHYT 3384 300,000

K/C sang TK 154 154 ………….

Tổng phát sinh ………….. ………..

Số dư cuối kỳ

Biểu 9: Sổ chi tiết tài khoản 622.

SỔ CHI TIẾT TK 622 ( Trích)

Tháng 12 năm 2006

Đơn vị: đồng

Chứng từ Diễn giải TK đối

ứng Phát sinh

Số Ngày Nợ Có

Số dư đầu kỳ

… … Thanh toán tiền lương 334 15,000,000 Thanh toán tiền KPCĐ 3382 320,000 Thanh toán tiền BHXH 3383 2,250,000 Thanh toán tiền BHYT 3384 300,000

Tổng phát sinh ……… ………..

Số dư cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Tâm Hồn Việt (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w