Xây dựng các thang điểm đánh giá

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã quảng công, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

4.3.2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng thang điểm

Khi xây dựng thang điểm cần phải dựa vào những vấn đề ưu tiên của toàn bộ hệ thống nuôi tôm của hộ nuôi để xây dựng những thang điểm cho phù hợp như:

Những vấn đề liên quan đến quy hoạch vùng ven bờ, quy hoạch NTTS Những quy định về LP-TC trong việc nuôi trồng

Những tác động đến môi trường (ô nhiễm, suy thoái môi trường,…), kinh tế (việc làm, thu nhập,…), xã hội (tranh chấp quyền lợi, xung đột…)

Việc xây dựng thang điểm đánh giá có thể được biểu diễn qua hình 3.4

Hình 4.4: Sơ đồ xây dựng thang điểm đánh giá SCI

Điểm bình quân của các nhóm chỉ thị (SCI)

Điểm của 4 nhóm chỉ thị

4.3.2.2. Nguyên tắc lượng hóa giá trị của mỗi chỉ thị thứ cấp

Các chỉ thị được tiến hành cho điểm theo mức độ lượng hóa thông tin theo chiều từ thấp đến cao. Điểm số của mỗi chỉ thị có giá trị từ 1 đến 3 theo chiều hướng tăng dần của các tác động tiêu cực.

Khi các thông tin thu thập trải đều và được lượng hóa theo mức độ thì chỉ thị có thang điểm tăng dần từ 1- 3.

Đối với các chỉ thị được lượng hóa dựa vào thông tin “có hay không” thì điểm số được tính là 1 hoặc 3. Điểm 1 tác động ít nhất và điểm 3 tác động lớn nhất. Trong một số trường hợp, thông tin chỉ một phần, điểm được tính từ 1 đến 3.

4.3.2.3. Xác định trọng số của các chỉ thị đặc trưng

Với 26 chỉ thị được chọn, dựa vào mức độ quan trọng của chúng, chúng tôi xác định được 7 chỉ thị có trọng số là 3, 4 chỉ thị có trọng số là 2, các chỉ thị còn lại 15 chỉ thị có trọng số là 1.

Trong nhóm chỉ thị LP-TC, vấn đề quy hoạch cần phải đặt lên hàng đầu, vì nếu vùng nuôi tôm nằm trong vùng quy hoạch thì được sự kiểm soát chặt chẽ, hạn chế dịch bệnh và những tác động đến môi trường và tài nguyên.

Đối với nhóm chỉ thị QMHN, hình thức và quy trình nuôi là các chỉ thị quyết định đến các tác động tiêu cực đối với môi trường. Mỗi hình thức nuôi được thực hiện nghiêm ngặt các quy định đã đề ra, dù nó có diện tích rộng lớn thì ảnh hưởng của nó cũng sẽ ít hơn so với các hình thức với quy mô nhỏ, không tuân thủ các yêu cầu đề ra thì tác hại của nó sẽ rất lớn.

Trong các chỉ thị về MT-ST, việc sử dụng nước và xử lý nước, phòng chống và xử lý dịch bệnh là rất quan trọng. Đây chính là nguồn gốc làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến đa dang sinh học, các hệ sinh thái, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

Về chỉ thị KT-XH, lợi nhuận được coi là nhân tố hàng đầu trong toàn bộ quá trình sản xuất. Bởi vì, một ngành nghề nào phát triển được thì đảm bảo mang lại thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, đưa đời sống xã hội người dân đi lên.

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của mỗi chỉ thị thứ cấp, chúng tôi tiến hành xác định giá trị của các tham số thứ cấp ở mục 4.2.3

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã quảng công, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w