- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn
2.2.2.1. Các điều kiện thương mại quốc tế và nghĩa vụ của người mua, người bán trong thương mại quốc tế
trong thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, người mua, người bán ở những nước khác nhau có ngôn ngữ, luật pháp, tập quán và thói quen buôn bán cũng thường khác nhau. Chính vì vậy, để giúp cho các bên có thể dễ dàng xác lập và thống nhất được nghĩa vụ đối với nhau trong giao dịch mua bán, cần thiết phải có những chuẩn mực quốc tế.
Những chuẩn mực quốc tế nói trên được quy định trong "Các điều kiện thương mại quốc tế" (INCOTERMS). Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 và từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Ngay từ lần ban hành đầu tiên, các điều kiện thương mại quốc tế đã được giới thương gia ở nhiều nước hoan nghênh. Cho đến nay, các điều kiện thương mại quốc tế đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và thực sự đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế.
Thực chất, "các điều kiện thương mại quốc tế" là một bản quy tắc bao gồm nhiều "điều kiện thương mại" hay nhiều loại "giá" khác nhau. Chẳng hạn, Incoterms 2000 bao gồm 13 điều kiện thương mại chia làm 4 nhóm (nhóm E, nhóm F, nhóm C, nhóm D). Trong mỗi một loại "giá" như vậy, ICC quy định nghĩa vụ tương ứng của người mua và người bán liên quan đến nhiều vấn đề như: chuẩn bị hàng hóa, giấy phép và thủ tục, thuê tàu, chuyển rủi ro, mua bảo hiểm... Người làm công tác bảo hiểm hàng hóa cần thiết phải nắm được những quy định này để biết đạo lý của việc nhận bảo hiểm cho những rủi ro nào, không nhận bảo hiểm cho những rủi ro nào và trường hợp nào thì có thể vận dụng nguyên tắc thế quyền để đòi người thứ ba.
Một điểm đáng lưu ý khi vận dụng Incoterms là: Incoterms là một văn bản có "tính chất pháp lý tùy ý" và không phải bất cứ điều kiện thương mại nào cũng phù hợp với phương thức vận tải biển.
Trong thực tế, nếu phương tiện sử dụng để vận chuyển hàng hóa là tàu biển thì hai bên mua, bán thường sử dụng một trong các loại "giá" sau: FOB; CFR; CIF; FAS; DES; DEQ. Nghĩa vụ của người bán, người mua cao hay thấp phụ thuộc vào việc họ sử dụng loại
giá nào. Chẳng hạn, nếu hai bên sử dụng giá FOB thì nghĩa vụ cơ bản của họ được quy định như sau:
- Nghĩa vụ của người bán
+ Cung cấp hàng hóa phù hợp với hợp đồng mua bán về số lượng, quy cách phẩm chất, bao bì đóng gói, ký mã hiệu...
+ Xin giấy phép xuất khẩu, làm thủ tục hải quan và chịu mọi phí tổn liên quan. + Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng và theo thời gian quy định. + Chịu mọi rủi ro và phí tổn liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng bốc hàng.
+ Cung cấp cho người mua bằng chứng của việc giao hàng, các chứng từ liên quan đến hàng hóa.
...
Trường hợp người bán không hoàn thành nghĩa vụ của mình, người mua có quyền khiếu nại người bán. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị hàng hóa không đủ, hàng hóa giao kém phẩm chất, chứng từ hàng hóa lập sai, bao bì đóng gói hàng hóa không bảo đảm, đóng gói hàng hóa sai quy cách, giao hàng chậm trễ, thiếu sót về ký mã hiệu,...
- Nghĩa vụ của người mua
+ Trả tiền hàng theo quy định của hợp đồng mua bán.
+ Xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, quá cảnh (nếu có) và chịu phí tổn. + Thuê tàu và trả cước phí vận chuyển.
+ Chịu mọi rủi ro và phí tổn liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng bốc hàng.
+ Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa. ...
Trên cơ sở những nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán ngoại thương được quy định trong Incoterms, người bảo hiểm có căn cứ để quy định các điều khoản về phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế cũng như có căn cứ để giải quyết các trường hợp tổn thất của hàng hóa do lỗi của người bán. Trong các hợp đồng bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển quốc tế, người bảo hiểm không nhận bảo hiểm cho những tổn thất và chi phí có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của người bán như: bốc hàng hỏng lên tàu; bao bì đóng gói không phù hợp, đóng gói sai quy cách; giao hàng thừa thiếu hoặc chứng từ hàng hóa lập sai;… Trường hợp người bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất và chi phí có nguồn gốc từ việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của người bán, người bảo hiểm có quyền khiếu nại đòi bồi hoàn từ người này. Ví dụ người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất hàng hóa bị thất lạc do người bán không ghi ký mã hiệu vận chuyển lên bao bì hoặc ghi bằng chất liệu mực không tốt dẫn đến bị phai, nhòe không đọc được.
Người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm về những chi phí và thiệt hại liên quan đến việc thực hiện những nghĩa vụ của người mua như: trả tiền cước khống, ấu trĩ, hớ hênh khi giao kết và thực hiện hợp đồng...