Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Ba Lan

Một phần của tài liệu Môi trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và nguyên nhân (Trang 63 - 64)

III. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

3.6.Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Ba Lan

Trên lĩnh vực môi trường, cuối những năm 80 Ba Lan có cuộc cách mạng về

môi trường. Về kinh tế, thả nổi giá cả, trong đó có giá nguyên liệu, năng lượng khác, việc này làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu về giá trên thị trường. Hàng loạt nhà máy công nghiệp nặng đã phải ngừng hoạt động, ví dụ công nghiệp luyện kim với công nghệ lạc hậu. Cường độ chất thải giảm đáng kể, khí thải giảm vài lần. Các nhà máy buộc phải có chính sách tiết kiệm nguyên liệu hơn.

Việc gia nhập EU bắt buộc Ba Lan phải điều chỉnh hệ thống luật của mình. Năm 1997, sau đó là năm 2001có quy định mới thay thế cho các quy định cũ. Nguyên tắc cơ bản là phòng ngừa được việc nảy sinh ra chất thải, bao gồm cả việc lưu giữ chất thải. Hướng tới giảm tối đa việc lưu giữ chất thải. Ba Lan có những quy định rất khắt khe về xây dựng bãi rác, áp dụng các loại lệ phí đổ thải cho chủ

bãi rác, cấm đổ thải một số loại chất thải y tế và thú y, quy định chi tiết về chôn lấp và đốt rác. Nguyên tắc phải có giấy phép phát thải, trong đơn xin phép có mô tả chi tiết biện pháp xử lý chất thải. Hệ thống cấp phép đã áp dụng tại Ba Lan từ những năm 1990. Một số luật về bao bì, ô tô cũ, pin ắc quy, chất OSD,... đã được ban hành và áp dụng tại Ba Lan.

Ở Ba Lan, các chủ nguồn thải phải tự xử lý và chịu chi phí cho hoạt động xử

lý theo nguyên tắc người phát thải phải chịu trách nhiệm xử lý. Trong khuôn khổ

Quỹ Bảo vệ môi trường, tỷ lệ tài chính là 20% cấp Trung ương, 50% cấp tỉnh, 10% cấp huyện. Quỹ Bảo vệ môi trường chỉđược phép sử dụng cho mục đích về bảo vệ

môi trường, cho các lĩnh vực: công nghệ môi trường mới, xử lý chất thải. Nguồn thu từ lệ phí về bảo vệ môi trường không đưa vào ngân sách nhà nước mà đưa vào Quỹ. Mức lệ phí đủ cao để các nhà sản xuất có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Không cao quá mức chi trả của nhà sản xuất. Bình quân đầu người 10 đôla/năm (400.000.000 đô la/năm của toàn Ba Lan). Quỹ được Quốc hội thành lập. Bộ

trưởng Môi trường là người giám sát trực tiếp. Bộ trưởng Môi trường không trực tiếp điều hành Quỹ, chỉ có quyền bãi nhiệm Ban giám đốc Quỹ, trong trường hợp không đảm bảo chính sách phù hợp với chính sách môi trường nói chung của quốc gia. Doanh thu của Quỹ mỗi năm có từ 80-100 triệu đô la, Quỹ đã hoạt động được 16 năm, tài sản của Quỹ lên tới 1,6 tỷ đôla. Hàng năm có thể hỗ trợ tối đa 500 triệu

Một phần của tài liệu Môi trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và nguyên nhân (Trang 63 - 64)