Kiến nghị về phía công ty

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (Trang 57 - 63)

II. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

2. Kiến nghị về phía công ty

Do kết quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON chịu ảnh hưởng của cả phía luật pháp và điều kiện thực tế của công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì không chỉ phía Nhà nước cần có những thay đổi mà cả đối với công ty cũng cần phải xem xét để chỉnh sửa, bổ sung những tồn tại, hạn chết của mình.

2.1. Đối với công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng

Hợp đồng sau khi ký kết sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ. Do vậy phải chú trọng công tác chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng, tránh tình trạng ký hợp đồng trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa có sự tìm hiểu về đối tác cũng như thị trường. Khi hợp đồng đã ký kết rồi mà tiến hành sửa chữa sẽ mất nhiều thời gian và gây tốn kém cho cả hai bên.

Công ty phải chuẩn bị sẵn các nội dung đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng. Điều đó có nghĩa là phải chủ động trong quá trình đàm phán bằng cách thực hiện công tác nghiên cứu, dánh giá đối tác, tìm hiểu rõ mục đích, động cơ giao kết hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng.

2.2. Đối với nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, doanh vì lí do này hay lí do khác như thiếu hiểu biêt pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng vì quá tin tưởng và dựa vào lí do giữa các bên đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, mà họ trở nên mất cảnh giác, dẫn đến viêc hợp đồng ký kết theo mẫu được soạn thảo từ trước có nội dung sơ sài. Những trường hợp như thế bình thường thì các doanh nghiệp nhận thấy không có trở ngại gì, thậm chí họ còn thấy thuận tiện vì quá trình xác lập hợp đồng rất đơn giản và gọn nhẹ. Nhưng việc xảy ra tranh chấp hay không

khó có thể có đủ bằng chứng để đấu tranh cho lợi ích của mình, vì hợp đồng thường thiếu rất nhiều nội dung có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp sau này như: lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp, quy định về phạt vi phạm hợp đồng…

Do đó, công ty cần xây dựng cho mình những hợp đồng quy định rõ ràng, đầy đủ các điều khoản đặc biệt là những điều khoản bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Từ đó có thể đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra một cách thuận lợi.

2.3. Đối với công tác đảm bảo thực hiện hợp đồng

Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty chưa chú trọng tới việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khi thỏa thuận điều kiện thanh toán, Công ty mới chỉ áp dụng biện pháp đặt cọc (30% giá trị hợp đồng) sau khi hợp đồng được ký kết để ràng buộc trách nhiệm của bên mua và bên bán. Tuy nhiên, biện pháp này không đảm bảo rằng Công ty sẽ thu được đủ số tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Khách hàng sau khi đã nhận được đủ số hàng, vẫn không thanh toán nốt tiền nếu như việc chậm trễ đó không ảnh hưởng gì tới lợi ích của họ. Trong khi đó Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác đều muốn giữ quan hệ với đối tác và tránh phải đưa ra các cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp dễ làm ảnh hưởng tới công việc làm ăn của cả hai bên. Tình trạng này dẫn đến vốn của Công ty bị chiếm dụng khá thường xuyên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Do vậy, khi ký kết hợp đồng, Công ty cần bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, ký quỹ v.v… Nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền hàng thì Công ty có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.

2.4. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty

Công ty cần có kế hoạch thực hiện đào tạo lại cán bộ đàm phán ký kết hợp đồng: Những cán bộ này đã có thời gian hoạt động tại công ty, kinh nghiệm đã có ít nhiều. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, những cán bộ này cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực ngoại giao, đàm phán, ký kết hợp đồng.

Kết luận

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn. Nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũng đã ngày càng đi vào thực chất và đặt ra những yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của bối cảnh kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng cũng đã thay đổi đáng kể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn với những quy định khác của pháp luật trong nước, khắc phục những nội dung bất cập, không đi vào cuộc sống trong một số văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở xem xét một cách khái quát lý luận về hệ thống pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và được nghiên cứu thực tiễn việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, tôi cho rằng việc quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay so với trước năm 2006 là khá đầy đủ và có hệ thống. Vấn đề là ở chỗ các quy định của pháp luật phải được các doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện theo như thế nào.

Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Hòa Bình và Thầy Nguyễn Anh Tú và các thầy cô giáo trong khoa Luật đã tận tình chỉ bảo. Xin cảm ơn CB CNV công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành đề tài này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản pháp luật

1.1. Bộ luật dân sự 2005

1.2. Bộ luật dân sự 1995 (đã hết hiệu lực) 1.3. Luật thương mại 2005

1.4. Luật Thương mại 1997 (đã hết hiệu lực)

1.5. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 (đã hết hiệu lực)

1.6. Luật doanh nghiệp 2005

1.7. Luật doanh nghiệp 1999 (đã hết hiệu lực)

1.8. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003

2. Các tài liệu khác

2.1. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, TS Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại Việt nam (2002).

2.2. Trường Đại học Luật Hà Nội, TS Đinh Văn Thanh & ThS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (2001).

2.3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam (2001).

2.4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật kinh tế (2000).

2.5. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (Tháng 9/2005), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 2, Chủ đề: Luật Thương mại 2005

2.6. website: www.mpi.gov.vn

2.7. website: www.mot.gov.vn

2.8. website: www.viettrade.gov.vn

2.9. website: www.dost-dongnai.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ...3

MUA BÁN HÀNG HÓA...3

I. Khái quát chung về hợp đồng...3

1. Khái niệm...3

2. Nội dung của hợp đồng...3

II. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa...6

1. Khái niệm...6

2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa...7

III. Chế độ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa...12

1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa...12

2. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa...13

IV. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa...20

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng...21

2. Phạt vi phạm ...22

3. Bồi thường thiệt hại...23

4. Tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện, hủy hợp đồng...24

V. Giải quyết tranh chấp...26

1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên...26

2. Hòa giải...26

3. Trọng tài...27

4. Tòa án...27

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON...28

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON...28

1. Giới thiệu chung...28

2. Hình thức sở hữu...28

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty FECON...29

4. Lĩnh vực hoạt động của công ty FECON...34

5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FECON...35

II. Thực tiễn ký kết và thực tiễn áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON...36

1. Các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng...36

2. Căn cứ để ký kết hợp đồng ...37

3. Các loại hợp đồng công ty đã ký kết...38

4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa...43

5. Quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty FECON...45

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT

NỀN MÓNG VÀ ...51

CÔNG TRÌNH NGẦM FECON...51

I. Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON...51

1. Những kết quả đạt được...51

2. Những tồn tại, khó khăn...52

II. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam...54

1. Kiến nghị về phía Nhà nước...54

2. Kiến nghị về phía công ty...57

Kết luận...60

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w