Điều khoản trách nhiệm dovi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 26)

chấp

Cơ sở pháp lí để xác định trách nhiệm pháp lí và giải quyết tranh chấp là dựa vào hợp đồng. Theo luật Thương mại Việt Nam 2005 thì có 4 phương thức giải quyết tranh chấp được quy định tại điều 317, đó là: thương lượng, hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Thông thường, khi có vi phạm xảy ra thì tâm lý chung của các bên là muốn giải quyết êm thấm, giảm thiểu phiền hà, tức là trực tiếp thương lượng để tìm ra biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng nhất nhằm tránh việc các bên phải kiện tụng nhau, ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài. Nhưng cũng có không ít trường hợp mà các bên không thể tự đi đến thống nhất cách giải quyết được thì phương thức giải quyết tranh chấp được các thương nhân ưa chuộng hơn nhất là phương thức giải quyết thông qua Trọng tài kinh tế. Phương thức trọng tài là theo sự lựa chọn của các bên. Nếu không thỏa thuận hoặc điều khoản lựa chọn phương thức trọng tài vô hiệu thì Tòa Án sẽ thụ lí giải quyết.

Thỏa thuận Trọng tài có thể được xác lập ngay trong hợp đồng, trong văn bản riêng hoặc trong biên bản hòa giải không thành. Có một quy định rất đặc biệt là mặc dù hợp đồng mua bán có thể xác lập bằng lời nói thì thỏa thuận lựa chọn Trọng tài kinh tế lại bắt buộc phải được xác lập bằng văn bản. Điều khoản thỏa thuận về trọng tài phải nêu đúng tên của một trung tâm trọng tài cụ thể, vì khi có tranh chấp xảy ra thì chỉ có trung tâm trọng tài đó mới có thẩm quyền giải quyết.

Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm, nghĩa là các bên không kháng cáo, kháng nghị, và chỉ có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do điều khoản thỏa thuận vô hiệu. Nếu không bị tuyên bố vô hiệu thì phán quyết trọng tài có hiệu lực ngay lập

tức. Và nếu bên bị thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành.

Một tranh chấp trong Thương mại Quốc tế hoàn toàn có thể được giải quyết bởi một Trung tâm trọng tài nước ngoài. Để đảm bảo phán quyết của Trọng tài nước ngoài được thi hành, Việt Nam và một số nước đã tham gia Công ước New York 1958. Công ước được áp dụng khi nơi ra phán quyết và nơi thi hành là khác nhau (ở hai Quốc gia khác nhau), và áp dụng cho những phán quyết mà không được coi là phán quyết trong nước (ví dụ: Trọng tài Singapore sang Việt Nam tiến hành giải quyết tranh chấp và ra phán quyết, thì đó không được coi là phán quyết trong nước của Việt nam). Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Chương 29 Bộ luật tố tụng dân sự nước CHXHCN Việt Nam.

1.3.2.4 Các quy định về ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế 1.3.2.4.1 Chào hàng

Chào hàng là giai đoạn đầu tiên để đi tới việc đàm phán và ký kết hợp đồng giữa các thương nhân. Nhìn từ một gó độ khái quát nhất, có thể giải nghĩa một cách đơn giản chào hàng là một lời gợi ý, đề nghị giao kết hợp đồng của một bên (có thể là bên bán hoặc bên mua) gửi tới đối tác mà mình muốn hướng tới. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển theo xu hướng tự do cạnh tranh, các bên phải tự chứng tỏ khả năng của mình để “giành giật” đối tác thì những lời chào hàng lại càng trở nên quan trọng để thu hút sự chú ý của bạn hàng. Vì thế mà pháp luật về Thương mại Quốc tế không thể không lưu tâm điều chỉnh vấn đề này.

Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định các yếu tố này4.

Pháp luật Việt Nam trước đây, mà cụ thể là Luật Thương mại 1997 cũng có dành một số điều quy định về chào hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài. Sau này, khi thực tế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh Luật Thương mại, thì một trong những yêu cầu đặt ra là cần sửa đổi Luật Thương mại năm 1997 cho phù hợp, theo hướng bỏ những quy định chung về hợp đồng liên quan đến chào hàng, chấp nhận chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng… Luật Thương mại chỉ cần quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, trong đó chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Do đó, từ khi Luật Thương mại 2005 chính thức có hiệu lực, thì việc điều chỉnh các vấn đề về chào hàng được quy định thống nhất trong Bộ luật dân sự 2005. Tại điều 390 Bộ luật dân sự Việt Nam đưa ra quan điểm thế nào là một chào hàng với cách gọi khác là đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

Như vậy, cả Luật Quốc tế và Luật Việt Nam đều quy định thống nhất rằng lời chào hàng phải đủ rõ để thể hiện ý định giao kết hợp đồng để người nhận lời chào hàng có đủ thông tin ra quyết định chấp nhận hay thay đổi lời chào. Một gian quảng cáo, một gian trưng bày hành trong một triển lãm thương mại, tuy cũng có mục đích là tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng, song nó vẫn không được coi là một lời chào hàng, vì nó không mang đầy đủ các thông tin cần thiết để ràng buộc người đưa ra lời chào, như không có thời hạn cụ thể để người mua chấp nhận lời chào, hay không có địa chỉ người nhận cụ thể.

Công ước Viên 1980 quy định: Chào hàng có hiệu lực từ khi nó tới nơi người được chào hàng. Còn Bộ Luật dân sự Việt Nam thì có quy định thêm trường hợp người đưa ra lời chào hàng có quyền ấn định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chào hàng, nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm này thì nó được xác định giống với công ước Viên.5

Trường hợp bên đưa ra đề nghị muốn thay đổi hay rút lại chào hàng thì được quy định tại Điều 16 Công ước Viên 1980 và Điều 392 Bộ luật dân sự 2005. Trong trường hợp người nhận lời chào có sự thay đổi điều kiện để chấp nhận lời chào, mà điều kiện đó lại là điều kiện cơ bản thì sự thay đổi đó coi như một lời chào hàng mới. Và nếu giữa hai bên cứ liên tục có sự thay đổi như trên thì sau cùng, hai bên sẽ đưa ra một bản cuối cùng làm vô hiệu tất cả các giao dịch trước đó.

Chào hàng hết hiệu lực khi thời hạn chấp nhận quy định trong chào hàng đã hết hoặc chào hàng bị từ chối, hoặc như trường hợp nêu trên là bên nhận chào hàng đưa ra một lời chào hàng mới thì chào hàng trước đó bị coi là vô hiệu. Thời hạn chấp nhận chào hàng được quy định tại Điều 397 Bộ luật dân sự 2005. Trên thực tế, còn có một trường hợp đặc biệt nữa khiến chào hàng bị coi là hết hiệu lực nếu bên chào hàng, vì một nguyên nhân nào đó mà ngay khi chưa hết thời hạn chấp nhận chào hàng, đã không tham gia kinh doanh nữa. Nguyên nhân đó có thể là bên chào hàng bị giải thể, phá sản, bị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh,…

1.3.2.4.2. Chấp nhận chào hàng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.6

Khi một bên đưa ra lời chào thì bên đó bị ràng buộc với lời chào của mình trong thời hạn đã đưa ra trong lời chào hàng. Nếu bên nhận được chào hàng đồng ý với toàn bộ lời chào và trả lời chấp nhận trong thời hạn quy định thì quan hệ hợp đồng đã được hình thành. Điều 23 Công ước Viên 1980 quy định: Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chập nhận chào hàng có hiệu lực. Nếu bên nhận lời chào có sự thay đổi lời chào mà sự thay đổi đó là không đáng kể thì vẫn coi là đã ký kết hợp đồng. Sự thay đổi không đáng kể là sự thay đổi nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của hợp đồng. Chẳng hạn đối với một hợp đồng nhập khẩu thì sự thay đổi về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng, và sự thay

đổi điều khoản này là một sự thay đổi đáng kể; còn sự thay đổi không đáng kể có thể là dịch chuyển thời gian thực hiện hợp đồng trong một khoảng chênh lệch rất ngắn,…

Chấp nhận chào hàng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức để người chào hàng hiểu là lời chào đã được chấp nhận. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất tắc vi không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận .

Chào hàng và chấp nhận chào hàng là những giai đoạn rất cơ bản để xác lâpk hợp đồng giữa các thương nhân, đặc biệt là đối với Hợp đồng Thương mại Quốc tế khi mà ở đó các thương nhân ở các Quốc gia khác nhau rất ít khi có cơ hội trao đổi trực tiếp về ý định giao kết hợp đồng. Nhưng các quy định về vấn đề này mặc dù đã được Công ước Quốc tế rõ ràng nhưng nó vẫn có sự áp dụng rất khác biệt khi đưa vào Luật Quốc gia. Chẳng hạn như, ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn độ, New Di Lân, Negeria, Anh, khi người bàn đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật họ không được hủy bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận. Điều đó được áp dụng cho những chào hàng trên hệ thống điện tử và cả những chào hàng ngoài hệ thống điện tử. Trong khi đó, ở những nước có luật dân sự như Brazin, Pháp, Đức, Indosia khi người bán đưa ra lời chào hàng, họ có trách nhiệm duy trì lời chào hàng đó một cách công khai có nghĩa là họ không thể hủy bỏ lời chào hàng trong thời gian họ vẫn có đủ lượng hàng trong kho để đáp ứng bất kỳ đơn đặt hàng nào và trong thời gian có hiệu lực của lời chào hàng mà người bán đã thông báo. Vì thế, các thương nhân Việt Nam cần nắm rõ những sự khác biệt ấy để tránh những tổn thất không đáng có trong hoạt động kinh doanh Quốc tế của mình.

CH

ƯƠ NG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi

2.1.1. Quá trình hình thành của Công ty Thắng Lợi

Một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế Việt Nam tụt hậu so với kinh tế thế giới là do sự tụt hậu về khoa học kỹ thuật. Năm 1986, chúng ta bắt đầu thực hiện lộ trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đất nước với mục đích đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong nước, tận dụng lợi thế của người đi sau so với những Quốc gia đi trước đã rất phát triển, với phương châm “đi tắt, đón đầu”. Khi mà rất nhiều nước đã phát triển nền đại công nghiệp với nhiều thiết bị siêu hiện

đại thì một đất nước có tài nguyên “rừng vàng biển bạc” như Việt Nam lại vẫn là một nền kinh tế vô cùng thô sơ và nghèo nàn. Chúng ta không chỉ cần mang về Việt Nam các loại máy móc thiết bị mà hơn như thế, chúng ta cần những máy móc thực sự hữu dụng và có chất lượng để phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế, để Việt Nam không trở thành bãi rác công nghệ của các nước phát triển.

Những nhu cầu bức thiết đó cũng như sự kiện Việt Nam mở cửa nền kinh tế, hội nhập thị trường thế giới, đã mở ra rất nhiều hứa hẹn cho các lĩnh vực kinh doanh về máy móc công nghệ, thiết bị điện tử.

Nắm bắt được thời cơ đó, rất nhiều doanh nhân, dựa trên cơ sở sự hiểu biết của mình trong lĩnh vực máy móc thiết bị, đã tìm cho mình con đường kinh doanh trong lĩnh vực này, và cũng trong những năm đầu đổi mới ấy, công ty TNHH Thắng Lợi đã được thành lập. Công ty được thành lập từ năm 1993, có tên giao dịch đối ngoại là Victory Company Limited. Ngay từ đầu, công ty đã xác định hướng kinh doanh với các hoạt động được coi là rất mới mẻ so với thời điểm lúc bấy giờ, đó là kinh doanh các loại máy móc, thiết bị đo lường có tính kỹ thuật hiện đại phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm, cũng như các ngành nghề đòi hỏi trình độ công nghệ cao.

Dần dần, người ta cho rằng hình thức công ty cổ phần có nhiều ưu điểm so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề tăng vốn của công ty cổ phần đơn giản hơn rất nhiều so với công ty TNHH. Mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty TNHH có sự ràng buộc rất chặt chẽ. Một công ty TNHH chỉ có thể tăng thêm vốn thông qua việc huy động trong nội bộ công ty, kêu gọi các thành viên đóng góp tương ứng với tỷ lệ vốn mà họ đã góp vào công ty, và chỉ trong trường hợp hy hữu mới có thể mở rộng quy mô vốn bằng việc kết nạp thành viên mới. Còn đối với công ty cổ phần, người ta có thể rất dễ dàng tăng vốn qua việc phát hành cổ phiếu, và việc kết nạp thêm cổ đông mới cũng rất thuận tiện. Ưu điểm lớn nhất mà công ty cổ phần có được hơn so với công ty TNHH là huy động vốn, mà trong sản xuất kinh doanh, vốn luôn được đánh giá là nhân tố sản xuất vô cùng quan trọng, sử dụng

nguồn vốn một cách hiệu quả là điều kiện tiên quyết để có được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, khi hình thức công ty cổ phần xuất hiện, nó đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các doanh nhân và trở thành sự lựa chọn của họ khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thương mại, thể hiện qua việc hàng loạt các công ty TNHH trong vài năm trở lại đây ồ ạt chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần.

Tháng 7 năm 2005, công ty TNHH Thắng Lợi chuyển đổi thành công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi, với tên giao dịch là Victory Instrument Jsc.

Trong hơn 10 năm hoàn thiện và phát triển, ngành nghề kinh doanh của công ty cũng dần được điều chỉnh theo hướng hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

o Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi o Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VICTORY Instrument Jsc o Tên viết tắt: VICTORY Jsc;

o Trụ sở: 6 Hoà Mã, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội o Website: www.victory.com.vn

o Mã số thuế: 0100516510 o Vốn điều lệ: 20 tỷ VNĐ

o Người đại diện trước pháp luật: GĐ Nguyễn Trọng Khôi o Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các thiết bị sau

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w