Yêu cầu và thách thức cho cà phê Việt Nam trong WTO

Một phần của tài liệu tc162 (Trang 36 - 38)

2.1. Yêu cầu cho cà phê

Đối với sản phẩm cà phê Việt Nam, khi hội nhập WTO thì vấn đề hàng rào phi thuế quan lại là vấn đề lớn nhất. Và cà phê Việt Nam muốn xuất được vào trong thị trường WTO thì phải đảm bảo được tiêu chuẩn của nó. Vậy, yêu cầu hội nhập đối với sản phẩm cà phê Việt Nam phải đạt được tiêu chuẩn Việt Nam 4913: 2001 (TCVN 4913:2001) về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân (Arabica và Robusta) - để có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới đó là:

1- Phân loại chất lượng: cà phê được phân thành 6 hạng chất lượng (hạng đặc biệt, hạng1, hạng 2, hạng 3, hạng 4, hạng 5).

2 - Màu sắc: màu kỹ thuật đối với mỗi loại cà phê nhân sống. 3 - Mùi: mùi tự nhiên của cà phê nhân sống, không có mùi khác lạ.

4 - Độ ẩm: độ ẩm của cà phê khi giao nộp trong lãnh thổ Việt Nam tối đa là 13% theo TCVN 6536:1999 (ISO 1447).

5 - Tỷ lệ lẫn cà phê các loại.

Bảng 1: Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Loại cà phê Hạng đặc biệt và

hạng 1

Hạng 2 Hạng 3 và 4

Được lẫn C: ≤0,5% Được lẫn C: ≤1% Cà phê vối Được lẫn C:≤0,5% Được lẫn C: ≤1% Được lẫn C: ≤5% Được lẫn A:≤3% Được lẫnA: ≤5% Được lẫn A: ≤5% Ghi chú: A: cà phê chè (Arabica)

R: cà phê vối (Robusta) C: cà phê mít (Chari)

2.2. Thách thức cho cà phê Việt Nam

Ngoài những cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê còn rất nhiều điều phải làm và trước mắt là những thách thức không nhỏ đòi hỏi các doanh nghiệp của ngành cà phê Việt Nam phải vượt qua đối với quá trình hội nhập là:

 Những chính sách thuế của các nước nhập khẩu cà phê chính bất lợi với Việt Nam.

Việt Nam không nằm trong số nước được ưu tiên về thuế quan đối với sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU. Các nước này thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở Châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện đang áp dụng với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước như hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao. Đây sẽ là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.

 Hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm

Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá, xuất sứ tại thị trường trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù ở các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn đã coi trọng vấn đề kiểm tra, giám sát chất lượng, xuất sứ và thương hiệu của hàng hoá thì công tác này ở Việt Nam mới được chú trọng trong vài năm trở lại đây và chủ yếu tập trung ở các mặt hàng như: rau, thịt…Trong khi đó, hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Trong khi các sản phẩm cà phê bột ở thị trường trong nước, hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo

nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ.

 Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới.

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức. Do thời gian kinh doanh ngắn nên lượng vốn và kinh nghiệm tích luỹ chưa cao.

 Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thoả đáng về : vốn, công nghệ …

Nhà nước chưa có chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính bền vững, mặt khác cho tới nay đất nước ta đã trải qua 20 năm đổi mới. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về giá trị to lớn của “thương hiệu” nó là một tài sản hết sức to lớn, là phương tiện bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp, nó mang lại sự ổn định và phát triển của thị phấn và lợi nhuận. Họ đầu tư công sức, tiền bạc để tạo dựng và phát triển thương hiệu.

Trước rất nhiều vấn đề đặt ra nêu trên đòi hỏi nhà nước, doanh nghiệp cá nhân tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê cần có những chính sách, chiến lược mới phù hợp để biến những thách thức trên trở thành điểm mạnh của cà phê Việt Nam trong WTO.

Một phần của tài liệu tc162 (Trang 36 - 38)