NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH TỲ BÀ HÀN HỞ VN 1 Giai đoạn 40 – 75:

Một phần của tài liệu Lí giải vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam (Trang 44 - 50)

GIẢI NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM

2.1. NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH TỲ BÀ HÀN HỞ VN 1 Giai đoạn 40 – 75:

2.1.1. Giai đoạn 40 – 75:

Sau năm 1940, đặc biệt là từ sau 1945, khi nền văn học Việt Nam thoát khỏi sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp. Văn học Việt Nam có những điều kiện mới để phát triển, lí luận văn học từng bước được củng cố và nâng cao. Do đó, vấn đề diễn dịch tác phẩm Tỳ bà hành cũng được chú trọng.

Hầu hết các tạp chí sách báo khoa học, chuyên ngành cũng như một số sách giáo trình và sách giáo khoa, khi giới thiệu văn bản chữ Hán của Tỳ bà hành đều có kèm lời “tự” của bài thơ. Bài tự này như sau:

“Niên hiệu Nguyên Hòa thứ 10, ta phải đổi ra làm Tư Mã quận Cửu Giang. Mùa thu năm sau, đi tiễn khách ở bến Bồn, đêm nghe thấy người gảy tiếng đàn tỳ bà ở trong một chiếc thuyền kia, những giọng đàn lanh lảnh có tiếng ở Kinh kỳ. Hỏi ra mới biết là một người xướng nữ ở Trường An, thường học đàn hai nhà thiện tài họ Mục và họ Tào, đến khi tuổi già sắc suy mới gửi thân làm vợ một anh lái buôn. Liền bảo đặt rượu và gảy mấy khúc chơi. Gảy xong, người ấy buồn bã tự kể trẻ trung thì vui thú chừng nào, nay phải lưu lạc tiều tụy ở nơi giang hồ. Ta ra làm quan ở ngoài đã hai mươi năm, vẫn thường lẳng lặng, tự dưng đêm ấy cảm mấy lời nàng nói mới để ý đến mình bị giáng trích, nhân làm ra bài trường thiên này để tặng. Có bài có sáu trăm mười sáu lời, đặt tên là Tỳ bà hành”.

Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị trên sách báo, tạp chí khoa học đã được

tiếp nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Thơ Đường ở Việt Nam, ít nhiều đều tạo nên những ý hướng khác nhau trong việc diễn giải các điển tích, điển cố và ý thơ trong bài. Có những

bài thơ rất ngắn nhưng cuộc tranh luận về câu chữ của nó thì hoàn toàn ngược lại, chẳng hạn như Phong kiều dạ bạc của Trương Kế. Bài thơ vẻn vẹn 4 câu thất ngôn thế nhưng “chẳng những nó gây xôn xao dư luận ở Việt nam mà cũng từng gây xôn xao dư luận cả ngàn đời ngay chính tại nơi nó sinh ra”. Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, tuy là một tác phẩm lớn nhưng sự tranh luận về nghĩa của câu chữ thì không phải là nhiều. Có sách chú thích theo bản dịch, có sách chú thích theo nguyên văn nhưng lượng từ được chú thích không nhiều. Trong nguồn tài liệu về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị hiện còn lưu giữ, Bài hát Tỳ - bà của Thê Húc là quyển chú thích trọn vẹn nhất cho tác phẩm – cả nguyên tác và bản dịch. Nhìn chung các từ ngữ, ý thơ đều được hiểu tương tự nhau, chỉ số ít từ ngữ là không được thống nhất trong cách diễn giải.

Việc chú thích cho các từ ngữ trong Tỳ bà hành dù không gây ra những cuộc tranh luận lớn nhưng cũng là một công việc khá phức tạp. Cuộc tranh luận về Tỳ bà hành chủ yếu tập trung vào mục đích và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Lời tự của Bạch Cư Dị đã nói đến hoàn cảnh và nguyên nhân ra đời của bài thơ, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách cắt nghĩa về mục đích và nội dung tư tưởng của nó. Về hình ảnh người kỹ nữ trong bài, cũng có người cho đó là chuyện có thực, cũng có người cho đó chỉ là cái cớ tác giả tạo ra để tiện giãi bày tâm trạng.

Năm 1949, trong Việt Nam văn học sử trích yếu (Nhà sách Vĩnh Bảo- Sài Gòn), Nghiêm Toản viết “Tỳ bà hành là bài thơ tả cảnh huống một người ký nữ, nổi danh tài sắc, riêng ngón đàn Tỳ thực là tuyệt diệu những sau một thời gian lừng lẫy trong làng son phấn, nàng lấy và đi theo một lái buôn. Khách mải kinh doanh để nàng trơ trọi một mình, trong đêm khuya nương bóng bên ngọn đèn xanh, nàng gửi lòng mình vào tiếng đàn Tỳ, vừa hay Bạch Lạc Thiên tiễn bạn đi qua, nghe tiếng đàn ghé lại hỏi chuyện nàng, “Nhân một lứa bên trời lận đận”, thi sĩ không khỏi ngậm ngùi mới làm ra bài thơ này truyền thế” Theo cách hiểu này thì cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và kỹ nữ trên bến Tầm Dương là có thật, bài thơ được viết ra bởi tấm long

xót xa đồng cảm với người kỹ nữ. Như vậy, Nghiêm Toản đã tiếp nhận Tỳ

bà hành là một tác phẩm nghiêng về yếu tố tự sự. Cách tiếp nhận này về sau đã được một số tác giả sách giáo trình đồng tình, trong đó có Giáo sư Lê Đức Niệm.

Đối lập với ý kiến trên, có người cho rằng Tỳ bà hành là bài thơ

nghiêng về chất trữ tình thể hiện tâm trạng riêng của Bạch Cư Dị. Năm 1953, Phạm Văn Diêu trong Việt Nam văn học giảng bình đã chỉ ra rằng “cảm thông cho thân phận của người kỹ nữ này, lại nghĩ rằng đời bạc mệnh của nàng có giống than thế mình, thi sĩ ngậm ngùi phiên tác Tỳ bà hành đưa tặng người ca kỹ nhưng thực ra là cốt chỉ để bộc lộ nỗi niềm tâm sự riêng tây”. Nói như vậy, người kỹ nữ và cuộc gặp gỡ trên bến Tầm Dương có thể đã có thật nhưng mục đích của Bạch Cư Dị khi viết tác phẩm này là để kí thác tâm sự của mình, còn việc tặng thơ cho người ca kỹ chỉ là cái cớ. Phạm Văn Diêu đã phân tích khá chi tiết Tỳ bà hành. Ông diễn giải tác phẩm theo các luận điểm chính, đó là: 1 – Cảm giác cô đơn, lạnh lẽo (cô đơn trong khung cảnh, cô đơn của người đánh đàn, cô đơn của người nghe đàn), 2 – Cảm giác buồn nhớ mênh mông (buồn vì cảnh vật, buồn vì tiếng đàn, buồn vì câu chuyện của người kỹ nữ, buồn vì cảnh ngộ của tác giả), 3 – Tâm sự của tác giả hòa hợp với tâm sự của người đánh đàn, 4 – văn chương (kết cấu và lời thơ).

Cùng thời gian năm 1953, có những người tiếp nhận Tỳ bà hành theo hướng phủ định tất cả nội dung tư tưởng của nó. Điều đáng nói là ý tưởng này lại nằm trong cuốn sách hướng dẫn ôn thi Trung học – Luận đề về Phan Huy Vịnh (bản dịch Tỳ bà hành) và Từ Diễn Đồng (Những bài thơ Nôm) (NXB Thăng Long, tác giả Sao Mai). Trong sách này, Sao Mai cho rằng “Áng thơ chỉ là một hoạt động thuần nhất, không cần chú trọng đến nhân sinh. Trong một phú xúc động mạnh mẽ, tác giả viết nó ra để tình cảm của mình bớt đau khổ. Bạch Cư Dị làm bài Tỳ bà hành chỉ vì chất nghệ sĩ, vì niềm tâm sự riêng của mình”. Như vậy, nói theo quan điểm đương thời ở Việt Nam, thì Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị chỉ thuần túy là một tác phẩm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, chứ hòan tòan không có “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tuy

nhiên cách hiểu này dường như bị cô lập, đến nay không còn xuất hiện trên các tạp chí, sách báo khoa học.

2.1.2. Giai đoạn sau 1975:

Sau năm 1975, có thể nói, nghiên cứu, phê bình văn học nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng, tiêu biểu là thơ Đường đã có điều kiện phát triển rầm rộ ở nước ta. Nhiều bài nhiên cứu, phê bình đã được in và giới thiệu trên các tạp chí khoa học, các tuyển tập… Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị trong bối cảnh đó cũng nhận được nhiều sự quan tâm của giới yêu văn thơ, đặc biệt là yêu cái thâm trầm, kín đáo của thơ Đường.

Cùng với cách hiểu với Phạm văn Diêu, năm 1994, Nguyễn Thạch Giang xếp Tỳ bà hành vào Những khúc ngâm chọn lọc cùng với Chinh Phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm (nguyên tác của Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiều… Ở đây, Tỳ bà hành được xem là “một bài thơ nổi tiếng lấy chuyện người đánh đàn Tỳ - bà để tự ví mình” và ở đó, nhà thơ Bạch Cư Dị “khóc cho người mà cũng khóc cho chính mình”. (Nguyễn Thạch Giang (biên khảo và chú giải): Những khúc ngâm chọn lọc. Tập II. NXB Giáo Dục, 1994).

Nhiều nhà nghiên cứu – phê bình tiếp cận Tỳ bà hành theo hướng khác: coi tác phẩm như một chỉnh thể vừa là tự sự, vừa là trữ tình – vừa nói về kỹ nữ, vừa nói về nhà thơ. Năm 2004, trong cuốn Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc: Toàn tập, tập II, NXB Văn học, tác giả, trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương đồng giữa hoàn cảnh của Bạch Cư Dị và người kỹ nữ đã viết “…cái bài tràng thiên những sáu trăm hai mươi hai chữ của ông Lạc Thiên này vừa nói chính ông, lại vừa nói cả kỹ nữ, ngụ biết bao nhiêu ý tứ não nùng, diễn ra bao câu văn thú vị”.

Nguyễn Quốc Siêu, khi giải đề cho Tỳ bà hành đã đồng thời nhấn mạnh cả chất tự sự và chất trữ tình. Ông không phản đối ý kiến cho rằng bài thơ có tâm trạng của Bạch Cư Dị song cũng chú ý đến tính chất “điển hình” của người ca nữ. Theo ông, “bài thơ miêu tả tài nghệ điêu luyện của ngón đàn nọ cùng lời than vãn về cuộc đời đã khái quát được số phận rất hay bị chà đạp

của người kỹ nữ trong xã hội cũ…Nhà thơ đã cất tiếng bày tỏ nỗi bất bình cho người ca nữ và cho cả mình”. Câu chuyện về ca nữ trên bến Tầm Dương là thực hay không hiện thực đang còn được tranh luận. Nhưng khong ít người cho rằng điều đó có thể là thực cũng có thể là do chủ ý của nhà thơ tạo ra.

Bên cạnh những cách hiểu trên, Phương Lựu trong Lý luận phê bình văn học, NXB Đà Nẵng, 2004 đã phân tích, đánh giá giá trị của Tỳ bà hành qua hai phương diện cụ thể. Phương diện thứ nhất, đó là “tiếng kêu

than của một người phụ nữ bị giày vò trong xã hội cũ”. Ông lý giải: từ những tập thơ đầu của Trung Quốc, đã có tiếng than của người phụ nữ “nhưng đến những cung nữ của Bạch Cư Dị thì lại là cả một cuộc đời bi thảm, suốt cuộc đời phải ấm cung như trong Thượng Dương bạch phát nhân, phải sự tử như sự sinh như trong Lăng Viên thiếp và bao nhiêu nỗi khổ đau ấy, Bạch Cư Dị đem tập trung lại xây dựng nên một nhân vật tiêu biểu làm cho nó sống mãi với thời gian và vượt qua ngoài biên giới, đó là hình tượng kỹ nữ trên bến Tầm Dương trong Tỳ bà hành”. Phương diện thứ hai thể hiện giá trị của tác phẩm này được Phương Lựu xác định là “lời tố cáo của một kẻ tài hoa bị chà đạp”. Như vậy theo cách cắt nghĩa, giải thích của Phương Lựu thì giá trị nội dung – tư tưởng của Tỳ bà hành chủ yếu tập trung vào lời tố cáo.

Đồng thời với cuộc tranh luận về mục đích và nội dung tư tưởng của Tỳ bà hành, giới nghiên cứu - phê bình qua sách báo, tạp chí chuyên ngành

cũng quan tâm đến nghệ thuật của tác phẩm. Tỳ bà hành được chú ý nhiều nhất ở đoạn thơ miêu tả tiếng đàn của người kỹ nữ. Cho đến hôm nay, không ít nhà nghiên cứu vẫn tốn bao giấy bút để thử sức mình lột tả cho được cái thần tình của khúc đàn ai oán, não nùng ấy.

Phạm văn Diêu phân tích nghệ thuật trong Tỳ bà hành qua kết cấu – nghệ thuật tả tiếng đàn, kể chuyện của tác phẩm và qua lời thơ của nó. Theo ông, “Tỳ bà hành là một khối sầu hận không cùng trên mấy đường tơ”. Bạch Cư Dị tả người kỹ nữ đánh đàn ba lần nhưng lần đầu được tả nhiều hơn và “tuyệt diệu hơn vì đó là tất cả cuộc đời kỹ nữ trên mấy ngón đàn”.

Phạm Văn Diêu chỉ ra những sự biến đổi của tiếng đàn theo thời gian “đi từ hình tượng âm thanh, sang hình ảnh sự vật tượng trưng, đến những cảm giác trừu tượng một cách uyển chuyển rõ ràng”. Bên cạnh đó ông cũng chú ý đến ngôn từ của tác phẩm. Tỳ bà hành được sáng tác theo thể

thất ngôn trường thiên cổ phong, bởi vậy mà nó mang trong mình “tính cách cổ kính và hàm súc”, “một âm hưởng nhẹ nhàng, mênh mông trong cảm quan của người thưởng thức”…Chính vì lẽ đó mà Tỳ bà hành của

Bạch Cư Dị đã có sức sống mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đến các tác giả, tác phẩm đương thời như Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Xuân Diệu…

Nguyễn Quốc Siêu cũng bình thêm rằng: “Cái hay, cái đẹp của bài thơ còn ở chỗ nhà thơ đã khéo léo miêu tả âm thanh, lấy thính giác để chuyển hóa thị giác, xúc giác.” (Thơ Đường bình giảng)

Năm 2002, trong quyển Chân dung các nhà văn thế giới, NXB Giáo Dục- H, 2002 do Lê Đức Trung chủ biên cùng Trần Lê Bảo và Lê Huy Bắc có trích dẫn đánh giá của Lê Đức Niệm: “Tỳ bà hành đạt tới mức nghệ thuật tuyệt vời…Nhà thơ đã xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, mô tả sự phát triển của nó theo một quy luật phát triển tự than gắn với tính giai cấp”.

Năm 2004, trong Lý luận phê bình văn học (NXB Đà Nẵng), Phương Lựu coi diễn biến mạch thơ Tỳ bà hành chính là kết cấu của bản nhạc. Ông nhận xét: “Đặc sắc nhất trong nghệ thuật Tỳ bà hành là tiếng đàn”. Cũng tiếp tục say mê với tiếng đàn trầm bổng ấy khi ông coi “nó là linh hồn của bản trường ca, là kết tinh cao nhất của tài hoa Bạch Cư Dị, (…) nó trở thành một cái gì đặc biệt phương Đông về mặt nghệ thuật” trong Lý luận văn học cổ điển phương Đông, tập I, NXB Giáo Dục xuất bản năm 2005. Ý kiến này cũng được nhiều người đồng tình, trong đó có Nguyễn Hữu Ái. Nói về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, ông viết: “Từ đầu chí cuối bản này đều bắt chước theo giọng đàn Tỳ bà mà ngâm. Có chỗ thưa thớt, có chỗ rườm rà, có lúc chậm và nhẹ, có lúc mau mà liên, chỗ thì rào rào, chỗ thì nghẹn ngào, vui buồn thổn thức, đều nên nương theo ý mà ngâm sẽ thấy hết cái

hay của Tỳ bà hành.” (Thơ Đường trong nhà trường PT, Hồ Sĩ Hiệp, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1995).

Bên cạnh các tạp chí sách báo khoa học, khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, một số trang web cũng quan tâm đến việc giới thiệu và diễn dịch tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Có thể lấy dẫn chứng trong trang web của Viện Hán Nôm (www. Hannom.vn) Hải Đà- Vương Ngọc Long có sưu tầm bài viết Tiếng đàn trên sông viết về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Bài viết nghiêng về khía cạnh tác phẩm là một thông điệp sâu xa, thầm kín: “Đó là một bài thơ mang khía cạnh nhân sinh, xã hội hiện thực đã được truyền tụng trong dân gian gắn với tên tuổi của nhà thơ…”

Cố gắng sắp xếp theo mạch thời gian lịch sử nhưng hầu như, khóa luận của chúng tôi vẫn kết hợp theo cách sắp xếp theo các xu hướng tiếp cận, đánh giá tác phẩm ở phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật hay hình tượng người kỹ nữ. Có thể thấy rất rõ, theo chiều dài của văn học sử Việt Nam, nếu như giai đoạn từ những năm 40 trở đi đến 1975, nghiên cứu, phê bình Tỳ bà hành còn khá ít, lẻ tẻ thì sau 1975, đặc biệt là những năm sau 1990 và gần

đây là sau năm 2000, tác phẩm lại hướng được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Vẫn còn người đọc tìm đến với Tỳ bà hành có nghĩa là nó vẫn có một sức hút mãnh liệt, vẫn có khả năng gợi mở, mời gọi bạn đọc khai phá, mở ra những chiều kích mới cho nội dung thi phẩm. Đó là một minh chứng sắc nét cho sức sống tiềm tàng của Tỳ bà hành trong lòng người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Lí giải vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w