Phương thức cơ bản chỉ đạo công tác dân vận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI doc (Trang 35 - 39)

* Trên cơ sở nhận thức sâu sắc dân là chủ, do đó phương thức cơ bản của công tác dân vận phải là phương thức dân chủ, không phải là những thủ thuật chính trị. Dân chủ và dân vận là không tách rời nhau, dân chủ tất yếu đòi hỏi công tác dân vận phải đi vào chiều sâu, dân vận tốt thì dân chủ càng thuận lợi, càng được nâng cao một cách có ý thức. Dân chủ là cơ sở và bản chất của dân vận. Vì vậy phương thức cơ bản của công tác dân vận là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Sinh thời, Hồ Chí Minh không nói "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhưng cách nói của Người trong bài báo "Dân vận" (15-10-1949) cũng đầy đủ những nội dung như vậy:

Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân...

Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.

Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ

ràng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho

Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.

Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng [47, tr.698-699].

Như vậy, từ quan niệm tất cả "lực lượng đều ở nơi dân", nhìn thấy và tin tưởng ở sức mạnh của dân và để nhân dân có điều kiện tham gia trực tiếp vào việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quy trình rất khoa học của công tác dân vận. Quy trình đó như sau:

- Trước hết phải làm cho dân biết: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phát huy đầy đủ vai trò, trí tuệ, khả năng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải biết làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ và vận động quần chúng nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phải giúp nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân đối với Đảng, với Tổ quốc và với dân tộc, từ đó họ tích cực, chủ động, tự giác phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Người dặn: "cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc dó, là vì lợi ích của họ mà phải làm" [47, tr.246]. Vì rằng "dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được" [47, tr.293]. Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ. Cho nên "dân biết" tức là quyền được thông tin. Dân chủ "giả" hay dân chủ "thật" cũng từ khâu này. Vì vậy, trong nội hàm khái niệm "dân biết", "dân hiểu", Hồ Chí Minh như muốn làm cho mỗi người tự thấy rõ, hiểu thấu ý nghĩa lớn lao của vị thế "là chủ" của người dân, nhất là bà con nông dân, những người vốn có trình độ học vấn thấp lại chiếm số đông trong xã hội. Hồ Chí Minh dạy rằng: "làm sao cho bà con nông dân hiểu mình là người chủ tập thể, làm chủ hợp tác xã, làm chủ nhà nước" [52, tr.404]; do đó, "chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ" [47, tr.246].

- Khi dân được biết, được hiểu thì phải tạo mọi điều kiện cho dân được bàn, được bàn thật sự, bàn tất cả mọi công việc và mọi người đều được tham gia bàn bạc. Hồ Chí Minh nhấn

mạnh: "Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương" [47, tr.698-699]; cần hiểu rõ nguyện vọng của dân; họ muốn được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến; họ rất tốt, rất khôn khéo; họ biết rất nhiều điều mà chúng ta không biết, phải bàn với dân để giải quyết mọi việc. Vì rằng: "dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên" [47, tr.293]; "Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm" [47, tr.294], "Kinh nghiệm các địa phương cho biết: nơi nào công việc kém, là vì cán bộ xa dân chúng, không cùng dân chúng bàn bạc, không giải thích. Nơi nào kha khá, là vì cán bộ biết giải thích, biết cùng dân chúng bàn bạc, nhưng chưa hoàn toàn. Nơi nào khá lắm là việc gì to nhỏ, cán bộ cũng biết giải thích, biết cùng dân chúng bàn bạc đến nơi đến chốn, dựa vào dân chúng" [47, tr.295].

Phải chăng để phát huy sức mạnh của nhân dân, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của mọi công việc đều có nguồn gốc từ đây; bởi ở đây, nhân dân đã phát huy được quyền làm chủ bằng năng lực và sức sáng tạo của mình.

- Khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc công việc chung, họ sẽ tự giác tham gia thực hiện. Lúc này nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo là "động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân" [47, tr.699]; phải biết "đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân" [47, tr.61]; có như vậy mới động viên được đông đảo nhân dân tích cực tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- "Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng" [47, tr.699]. Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình tiến hành công tác dân vận. Hồ Chí Minh cho rằng việc kiểm tra, rút kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp chúng ta tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ khác. Dân kiểm tra cán bộ, cán bộ kiểm tra dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động và lề lối làm việc phải dân chủ.

Những lời dạy trên đây của Bác là bài học kinh nghiệm quý báu cho cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước trong công tác dân vận, một công tác quan trọng của cách mạng.

* Cách tổ chức, các làm việc phải phù hợp với quần chúng: Theo Hồ Chí Minh mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng đều phải phù hợp với tâm tư, nguyện

vọng của quần chúng; đồng thời phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hoá, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm cả phong tục, tập quán và cụ thể đối với từng địa phương, từng đối tượng của nhân dân. Thực chất của dân vận là như vậy. Muốn vận động nhân dân, thì đừng quên rằng chính mình là người dân, chứ không phải là người đứng trên nhân dân để dìu dắt hay để chỉ huy nhân dân. Dân vận không phải là bảo ban cho dân làm theo ý mình, mà phải thực sự là dân để cùng hiểu, rồi cùng làm với dân.

Trong kháng chiến, kiến quốc chúng ta có Phong trào ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân. Thực ra đây là công việc của công tác dân vận. Phải về với dân, phải biết dân ăn ở thế nào, gặp những khó khăn gì và có những sáng kiến gì để vượt qua. Cán bộ lãnh đạo nhân dân phải biết rõ như thế. Cán bộ cũng là người dân, không khác gì quần chúng cả. Ngay trong cuộc sống dân dã, ta phát hiện được tài năng, thâu góp được kinh nghiệm, để biến thành chủ trương, kế hoạch làm cho công tác cách mạng được tiến bộ, có kết quả tốt đẹp. Vậy là phải thành dân, phải là dân mới làm dân vận được. Từ những phong trào thực tế, chúng ta nắm được tình hình, thu được nhiều kinh nghiệm và có những sáng kiến mới. Phải làm sao, để cho những người dân hào hứng, phấn khởi, thực hiện những nhiệm vụ cách mạng một cách nhiệt tình, tự giác. Người dân thấy mình có thành tích, không phải bị lãnh đạo, mà được cùng với lãnh đạo làm nên những thành quả cách mạng lớn lao. Hồ Chí Minh nói: "cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo v.v... của chúng ta, đều phải lấy câu này làm khuôn phép: "Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng" [47, tr.248].

Chủ nghĩa duy ý chí có nguồn gốc sâu xa về nhận thức và thực tiễn: thoát ly đời sống xã hội, lấy ý muốn chủ quan thay quy luật khách quan, đem nguyện vọng và tình cảm chủ quan của một số người thay cho hiện thực đời sống và nguyện vọng của đông đảo quần chúng. Trong trường hợp đó, vận động quần chúng thực sự chỉ còn là áp đặt, cưỡng chế dưới nhiều hình thức. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những sai lầm đó: "Vụ Sơn Hà: máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ dân, dân không hiểu, không thích...

Việc động viên: động viên vét đến tài sản gốc sinh kế của dân như ruộng đất, trâu bò, vốn liếng" [48, tr.118].

Thực ra trong điều kiện nào đó, duy ý chí cũng có thể trở thành một "phong trào", thậm chí một "cao trào" của quần chúng. Trong trường hợp như vậy thì hậu quả xấu về kinh tế, chính trị, xã hội xảy ra khó có thể lường được. Những "phong trào", "cao trào" đó

sớm muộn cũng sẽ bị tàn lùi; bởi vì nó trái ngược với quy luật, đi ngược với quyền lợi của quần chúng. Cho nên, Hồ Chí Minh đòi hỏi người lãnh đạo cần "hết sức tránh bệnh quan liêu, bệnh mệnh lệnh" [48, tr.129]. Người còn khẳng định:

Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng.

Nếu không vậy, nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan

của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào "khoét chân cho vừa giầy [47, tr.248].

Như vậy, trong phương thức chỉ đạo công tác dân vận, ngoài phương thức "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: cách tổ chức, cách làm việc cũng phải phù hợp với quần chúng; có vậy mới tập hợp được sức mạnh, tính sáng tạo, tự giác của quần chúng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI doc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)