Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Một phần của tài liệu td680 (Trang 48 - 51)

: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý, năm

1.2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng, khối lượng công việc lớn nên việc sản xuất không chỉ dựa vào sức người mà còn phải dựa vào máy móc, thiết bị hỗ trợ. Trong điều kiện hiện nay việc tăng cường trang thiết bị máy móc thi công trong xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình. Máy móc thi công là các loại xe máy tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, do đó chi phí máy thi công là một khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm. Máy thi công tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 bao gồm các loại máy như: máy khoan địa chất, máy xúc, máy phát điện, máy đo địa hình, máy đo địa chấn, máy ép khí, xe vận tải…

Công ty thực hiện thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy và không tổ chức đội máy thi công riêng biệt.

Hàng năm Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 đầu tư khá lớn vào việc mua sắm, cải tiến máy móc thiết bị nên hầu hết các máy thi công đều do công ty cung cấp. Tuy nhiên đối với các công trình ở xa, điều kiện địa hình phức tạp, Công ty tiến hành thuê máy thi công bên ngoài để tiết kiệm thời gian và chi phí điều động máy, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện. Công ty luôn nắm chắc tình hình tổ chức sử dụng xe máy, tổ chức hạch toán đến từng đơn vị. Máy thi công do Công ty cung cấp, các đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lý máy móc thiết bị, công ty chỉ quản lý gián tiếp .

Hiện nay chi phí máy thi công của Công ty chỉ gồm các khoản chi phí thuê máy thi công bên ngoài và chi phí khấu hao của xe, máy phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất.

Đối với Chi phí thuê ngoài máy thi công: sau khi công việc được hoàn thành, kế toán căn cứ vào Hóa đơn GTGT để thanh toán và hạch toán. Tại Công ty, chi phí này phát sinh không nhiều. Nếu có, thường được các đơn vị hạch toán vào tài khoản 627-Chi phí sản xuất chung. Trường hợp máy thi công thuê ngoài xác định sử dụng trực tiếp cho công trình nào sẽ hạch toán thẳng vào TK 154, mở chi tiết cho công trình đó.

Chi phí khấu hao máy thi công : Tài khoản sử dụng hạch toán

Chi phí khấu hao cho các loại máy móc sử dụng vào hoạt động khảo sát thiết kế đều được kế toán Công ty phản ánh vào tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này được mở chi tiết cho loại hình sản xuất kinh doanh- theo quy định của EVN và theo từng khoản mục chi phí sử dụng máy (theo yếu tố) theo quy định hướng dẫn của Bộ tài chính. Tuy nhiên hiện nay, TK 623 chỉ được sử dụng để phản ánh khấu hao máy móc thi công sử

dụng. Còn chi phí nhân công điều hành máy được hạch toán vào TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp, các chi phí khác: vật liệu, công cụ dụng cụ được hạch toán vào tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn lại các chi phí như: chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…dùng cho máy thi công thì được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Do đó, Chi phí sử dụng máy thi công của Công ty được hạch toán trực tiếp vào tài khoản phân tích: TK 623xx4 – Chi phí khấu hao máy thi công : phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động khảo sát, thiết kế công trình (Trong đó “xx” là mã loại hình sản xuất kinh doanh).

Hiện nay, tại Công ty tài khoản 623 chỉ được sử dụng tại khối cơ quan Công ty và một số đơn vị sản xuất có chức năng khảo sát, sử dụng nhiều máy móc thiết bị (máy khoan nổ, máy đo địa chấn…) để phản ánh chi phí khấu hao máy thi công dùng chung cho nhiều công trình. Cuối kỳ, sẽ tiến hành phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức thích hợp.

Hạch toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công:

Hiện nay, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao máy thi công cũng như các TSCĐ hữu hình khác theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính ra ngày 12 tháng 12 năm 2003 (thay thế cho Quyết định số 166/199/QĐ-BTC ra ngày 30 tháng 12 năm 1999). Và Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Các chỉ tiêu về trích khấu hao theo phương pháp này được xác định như sau:

Trong đó:

Nguyên giá TSCĐ: được xác định đúng theo QĐ số 206 Mức khấu hao bình quân

năm của TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức khấu hao bình

quân tháng

= Mức khấu hao bình quân năm 12

Số năm sử dụng của TSCĐ: được quy định bởi Tập đoàn EVN, thống nhất với Quyết định số 206 về khung thời gian sử dụng của các loại TSCĐ của Bộ tài chính.

Thực hiện Quyết định nêu trên, việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm, hay ngừng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo số ngày trong tháng.

Việc tính khấu hao sẽ được thực hiện tại từng đơn vị sử dụng máy- do kế toán đơn vị đảm nhiệm, và tại phòng Kế toán tài chính- đối với máy thi công thuộc khối văn phòng quản lý.

Chẳng hạn: Đối với ôtô ISUZU TROOPER, nguyên giá là 754.656.000 đồng, thời gian sử dụng là 8 năm, được sử dụng để đưa đón các cán bộ nhân viên khối cơ quan công ty đi công tác phục vụ cho việc thiết kế các công trình. Chi phí KH của TSCĐ trong tháng 12/2007 được tính như sau:

Mức KH TSCĐ

bq tháng =

754.656.000

8x12 = 7.861.000 đồng

Việc tính khấu hao được thực hiện hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, ngày bắt đầu đưa vào sử dụng, số năm cần trích khấu hao đã được nhập vào phần mềm. Kế toán chọn chức năng tự động phân bổ thì phần mềm

Một phần của tài liệu td680 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w