sản.
Trong lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước ta, khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định tại Điều 26 BLHS 1999: "Hình phạt là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà Nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Toà án quyết định"(10). Tội phạm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại tội phạm khi xảy ra trong thực tế lại có tính chất và mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội do vậy sẽ có hệ thống hình phạt bao gồm nhiều hình phạt khác nhau phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của từng loại tội phạm. Tính chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm. Để có biện pháp xử lý đúng đắn, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định gồm bốn khung hình phạt: khung cơ bản và các khung tăng nặng TNHS.
* Khung cơ bản: có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội thông thường, không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Cụ thể áp dụng khoản 1 khi hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. Tuy nhiên đối với trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25-12-2001: a) Nếu gây hiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì thuộc các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:
a.1) Làm chết một người;
a.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
a.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;
a.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 61% đến 100% , nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;
a.5) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
a.6) Hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường hợp phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà lại gây thương tích hoặc gây chết người, và trong thực tiễn xét xử hầu như chưa có vụ án nào xảy ra.
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì thực tiễn cho thấy còn có thể có hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cũng theo hướng dẫn của TTLT số 20/2001 tại đểm 4 mục I, trong trường hợp người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới một triệu đồng nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm chết 3 người trở lên, điều đó cũng có nghĩa là nếu làm chết hàng chục người cũng chỉ bị xử phạt mức cao nhất là 3 năm tù. Trong khi đó người vô ý làm chết người nếu làm chết nhiều người (từ 2 người trở lên) thì bị xử phạt theo khoản 2 Điều
98 BLHS với khung hình phạt cao nhất bằng 10 năm tù. Điều này thể hiện sự bất hợp lý trong các quy định của thông tư hướng dẫn liên ngành với các quy định khác của BLHS về áp dụng chế tài hình sự(19).
Đối với tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt thì theo hướng dẫn của thông tư liên tịch số 02/2001 xác định như sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
+ Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy đinh của cơ quan có thẩm quyền. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật quy định, điều lệnh hoặc điều lệ quy định. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý.
Tóm lại, bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt" nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi như : Hành vi cướp tài sản, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi cưỡng đoạt tài sản, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản v.v…Nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một hành vi khác mà không phải về hành vi chiếm đoạt tài sản như: đã bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc về hành vi đánh bạc v.v…mà chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt mà lại có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới một triệu đồng thì không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Việc nắm vững những quy định này rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc xác định có tội hay không có tộI(19).
Cần lưu ý một vấn đề là xử phạt hành chính với xử lý hành chính quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về thẩm quyền xử lý, về hình thức xử lý. Nhiều trường hợp do
không nắm vững được những quy định về xử phạt hành chính, xử lý hành chính, về thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến truy tố, xét xử không đúng. Các hình thức xử lý hành chính bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Theo khoản 1 điều 12 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo và phạt tiền. Do đó chỉ trong trường hợp bị cáo đã bị áp dụng những hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền đồng thời chưa hết thời hạn bị coi là chua bị xử phạt vi phạm hành chính, mà còn vi phạm thì mới kết luận là bị cáo có có tội (Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2005).
Đối với tình tiết đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản thì theo hướng dẫn của thông tư số 20/2001 quy định như sau: " đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản" nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều: Điều 133, Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137, Điều 138, Điều 139, Điều 140, Điều 278, Điều 280 BLHS năm 1999.
Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị chiém đoạt dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng, chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản. Nếu cộng giá trị tài sản của các lần bị chiếm đoạt bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm nếu:
- Các hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
- Nếu các hành vi thực hiện gián đoạn, không có sự liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian thì phải chứng minh được người thực hiện hành vi trên có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà có làm nguồn sống chính.
- Hoặc với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu, việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 1 triệu đồng.
Tuy nhiên khi đã áp dụng tình tiết này thì không được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS.
Hướng dẫn trên đây vẫn còn những hạn chế nhất định, trong chững mực nào đó chưa đáp ứng được những vướng mắc của thực tiễn xét xử như: đối với trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi xâm phạm sở hữu nhưng không cùng loại đồng thời lại thỏa mãn tất cả những điều kiện nêu trên như vừa cướp giật tài sản vừa lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có bị xử lý không, xử lý về tội gì?. Theo điểm 5 mục 2 TTLT số 02/2001 thì không bị xử lý. Đây là điểm bất hợp lý, không đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Đòi hỏi cần sửa đổi bổ sung BLHS theo hướng quy định người thực hiện nhiều lần hành vi chiếm đoạt tài sản mà giá trị tài sản của mỗi lần dưới mức tối thiểu, tổng các lần cộng lại bằng hoặc trên mức tối thiểu thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng mà không đòi hỏi các hành vi phải cùng loại. Về định tội danh có thể căn cứ vào dấu hiệu khách quan của hành vi xâm phạm sở hữu sau cùng trước khi bị phát hiện để định tội danh.
* Khung tăng nặng thứ nhất: quy định tại Khoản 2 Điều 140 BLHS có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm, được áp dụng cho những trường hợp phạm tội khi có một trong những tình tiết sau:
Theo Điều 20 BLHS: “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm
có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Cũng
theo quy định tại điều này thì những người đồng phạm là những người cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người tổ chức, người thực hành, người giúp sức, người xúi giục đều là những người đồng phạm. Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, có sự phân công vai trò người chỉ huy, người cầm đầu trong những người cùng tham gia thực hiện một tội phạm. Trước khi thực hiện một tội phạm có vạch ra kế hoạch với sự tính toán kỹ lưỡng, chu đáo. Tuy nhiên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có tổ chức cũng có những đặc điểm riêng như người thực hành trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người trực tiếp thực hiện hành vi, những thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, những người phạm tội có tổ chức trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thường gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản, vì vậy phải xử lý thật nghiêm khắc.
b.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
Đây là tình tiết tăng nặng mới được bổ sung vào khoản 2 Điều 140 BLHS. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ. Thông thường là người có chức vụ nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng được giao hoặc đuợc tham gia thực hiện một công vụ.
Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực hiện công vụ đó nên họ có một quyền hạn nhất định.
Từ chức vụ, quyền hạn người phạm tội mới có được lòng tin thực sự đối với chủ sở hữu tài sản, qua đó mới ký kết được hợp đồng, vì lý do nào đó không thực hiện được hợp đồng, và đã chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản đó.
c. Dùng thủ đoạn xảo quyệt
Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người phạm tội đã có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm để che giấu hành vi chiếm đoạt làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước để dề phòng. Ví dụ như: Dựng hiện trường giả mất tài sản…, nhận hàng về sửa chữa sau đó thay đổi các linh kiện tốt, đắt tiền trong máy móc, thiết bị v.v…bằng các linh kiện kém chất lượng hơn nhằm kiếm phần chênh lệch giá trị tài sản, gây thiệt hại cho chủ sở hữu có tài sản. Thông thường kẻ phạm tội sau khi nhận được tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng mới dùng thủ đoạn xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên cũng có thể sử dụng thủ đoạn xảo quyệt trước khi có được tài sản nhưng nó không nhằm mục đích chiếm đoạt mà chỉ nhằm ký kết được hợp đồng, lúc dùng thủ đoạn xảo quyệt người phạm tội chưa có ý định chiếm đoạt.
d. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
Đây là truờng hợp định lượng tuyệt đối, trước đây khi chưa ban hành BLHS 1999 thì giá trị tài sản bị thiệt hại được quy ra gạo hoặc các vật tư hàng hoá thiết yếu khác như xăng, dầu, đường, mì chínhv.v…điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc xác định giá trị tài sản vì điều kiện kinh tế ở mỗi vùng miền là khác nhau. Nay việc xác định giá trị tài sản sẽ căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, trong các trường hợp cơ quan tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá). Do đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội chỉ chiếm đoạt tài sản khi tài sản đó đang do mình quản lý,
do đó khi xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt có giá trị bao nhiêu còn phải căn cứ vào hành vi và thủ đoạn phạm tội cụ thể, không thể chỉ xác định giá trị tài sản người phạm tội đang quản lý để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Tuy nhiên, trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá đúng bằng năm mươi triệu đồng thì xử lý theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 140 BLHS. Nếu đối chiếu vớI sự quy định của Điều 140 ở các điều khoản, như vậy trong trường hợp này tòa án sẽ không biết áp dụng điều khoản nào, nếu có vận dụng hoặc khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 140 thì cũng chỉ là sự khiên cưỡng, suy đoán mà không có căn cứ trong pháp luật. Chúng tôi cho đây là một thiếu sót, hạn chế của điều luật. Nên chăng Điều 140 BLHS cần có sự sửa đổi, bổ xung như sau: bỏ từ “ trên” đứng trước từ “ năm mươi triệu đồng” trong điểm d khoản 2 Điều 140 BLHS. Nguyên văn của điểm d khoản 2 Điều 140 BLHS sẽ như sau:
“d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới