Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu tc491 (Trang 51 - 54)

CÔNG TRÌNH NGẦM FECON

I. Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON hóa tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tôi thấy rằng từ những quy định của pháp luật trên văn bản giấy tờ đến thực tiễn áp dụng các quy định ấy vẫn còn có khoảng cách. Mặc dù việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở Công ty có nhiều thành tựu đáng kể song bên cạnh những thành tựu ấy không thể không kể đến những bất cập, khó khăn mà công ty còn mắc phải.

1. Những kết quả đạt được

Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON có một bộ máy phân cấp quản lý gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Ban giám đốc và các phòng ban chuyên môn, cán bộ chuyên trách phối hợp với nhau thông suốt và nhất quán trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Ra đời và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, ý thức được tầm quan trọng của ký kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã có nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng và tiến hành công việc chuẩn bị để ký kết hợp đồng. Trước khi đi đến quyết định ký kết một hợp đồng kinh tế nào đó, bao giờ Công ty cũng cử một bộ

phận đi thăm dò thị trường và tìm hiểu bạn hàng để biết rõ mục đích mua hàng và khả năng tài chính của họ.

Bằng những công tác hoạt động đào tạo, phát triển tay nghề của công nhân viên được thực hiện một cách thường xuyên, đã tạo ra một đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề cao, góp phần thực hiện nhanh, hiệu quả hoạt động mua bán hàng hóa. Khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng, công ty đều áp dụng theo những mẫu có sẵn đã được soạn thảo trước. Tùy theo loại nghiệp vụ để từ đó soạn thảo hợp đồng có nội dung phù hợp.

Một ưu điểm lớn của công ty là trong suốt quá trình hoạt động, không có tranh chấp lớn nào xảy ra dẫn đến kiện tụng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của công ty. Vì vậy số lượng hợp đồng hợp đồng bán vật liệu cùng các hợp đồng cung cấp, thi công cọc bê tông mà công ty ký kết được ngày càng tăng lên, thu hút được ngày càng nhiều bạn hàng lớn, tạo quan hệ làm ăn lâu dài.

2. Những tồn tại, khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, công việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục.

* Những khó khăn của chính bản thân Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Như trên đã đề cập, việc Công ty lấy Pháp lệnh hợp đồng 1989 làm căn cứ để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa chứng tỏ sự quan tâm chưa đúng mức của doanh nghiệp đối với vấn đề áp dụng pháp luật. Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 ra đời khiến cho pháp luật về hợp đồng của Việt Nam có một sự thay đổi lớn. Ví dụ, trong điều khoản quy định mức phạt vi phạm hợp đồng, theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế mức tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết mức tiền phạt theo loại vi phạm đối với từng loại hợp đồng kinh tế. Còn theo

Luật thương mại 2005 có hiệu lực ngày 01.01.2006 thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng (Điều 301 Luật thương mại 2005). Tuy nhiên, trong các hợp đồng mà công ty kí kết vẫn áp dụng mức phạt theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế tức là 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. Đây là một sai sót cần phải được nhanh chóng khắc phục bởi lẽ luật pháp chỉ có thể bảo vệ những cá nhân, tổ chức một cách tốt nhất nếu họ hành động và cư xử theo đúng pháp luật.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng của công ty, vấn đề nợ quá hạn cũng cần phải được xem xét. Nếu để khách hàng chiếm dụng vốn sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh mặt ưu điểm của việc soạn thảo mẫu sẵn các hợp đồng thì nó cũng bộc lộ nhược điểm là cứng nhắc, không linh hoạt trong quan hệ hợp đồng. Không phải trong mọi trường hợp, khôn gphair đối với mọi đối tác đều có thể thực hiện ký kết, thực hiện những nội dung của hợp đồng như nhau. Ngay cả khi thực hiện soạn thảo hợp đồng theo mẫu, những điều khoản trong hợp đồng cũng thiếu tính cụ thể, rõ ràng, chưa mang tính ràng buộc chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, mà nếu xảy ra tranh chấp thì thật khó lường trước hậu quả của nó. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Công ty thường không có thỏa thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực hiện việc thay đổi giá hàng hóa khi có sự biến động về giá cả thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một điểm cần chú ý nữa là điều khoản giải quyết tranh chấp không được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty thường quy định: “Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, Trọng tài kinh tế hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật”. Đây là một điều khoản khá

quy định sẽ chọn hình thức nào để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu tc491 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w