Thực hiện thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thực hiện (Trang 28 - 57)

I. Tổng quan chung về Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học

2. Vài nét về AISC – chi nhánh Hà Nội

2.1 Thực hiện thủ tục phân tích

Đối với nghiệp vụ mua hàng

Đối với nghiệp vụ mua hàng thủ tục phân tích đợc thực hiện nh sau: - So sánh chi phí mua hàng của kỳ này với kỳ trớc để xem những biến động bất thờng.

- Phân tích xu hớng tăng, giảm hoặc kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố chi phí giữa các kỳ kế toán để phát hiện những biến động bất thờng.

- Phân tích tỷ lệ chi phí mua hàng của từng tháng với nợ phải trả đợc ghi từng tháng hoặc với các khoản mục đã thanh toán.

Đối với các khoản phải trả khi mua hàng:

Để bảo đảm tính hợp lý chung của nợ phải trả, kiểm toán viên có thể tính một số chỉ tiêu dới đây và so sánh với năm trớc để nhận dạng các biến động bất thờng, và tìm hiểu nguyên nhân:

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng hàng

mua trong kỳ

=

Nợ phải trả cuối kỳ

Tổng giá trị mua hàng trong kỳ

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nợ ngắn hạn = Nợ phải trả cuối kỳ Tổng nợ ngắn hạn Tỷ nợ phải trả

quá hạn = Nợ phải trả quá hạn cuối kỳ Tổng nợ phải trả cuối kỳ

Một thủ tục phân tích khác là kiểm toán viên nghiên cứu số liệu chi tiết nợ phải trả theo từng ngời bán để phát hiện những điểm bất thờng. Chẳng hạn so sánh số liệu của từng ngời bán với số liệu của chính họ trong các năm trớc, nh so sánh số liệu mua vào, số d cuối kỳ...

Kiểm toán viên cũng cần xem xét sự hợp lý của các khoản chiết khấu mua hàng bằng cách tính tỷ lệ chiết khấu bình quân trên tổng giá trị hàng mua, và so sánh với các thời kỳ trớc. Một sự giảm sút đáng kể của tỷ lệ này cần đợc xem xét, vì đó có thể là do sự thay đổi kết cấu hàng mua, nhng cũng có thể là một sai phạm trong ghi chép chiết khấu mua hàng.

2.2.2. .Kiểm tra chi tiết nợ phải trả ngời bán.

Chu trình mua hàng và thanh toán có liên quan đến nhiều khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, nhng trong đó nhiều khoản mục liên quan đến các chu trình kiểm toán khác nh kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm toán hàng tồn kho...Vì vậy nội dung kiểm tra chi tiết số d của chu trình này chủ yếu đề cập tới nợ phải trả ngời bán.

Nợ phải trả ngời bán là những món nợ cha thanh toán về hàng hoá và dịch vụ nhận đợc trong quá trình kinh doanh. Nợ phải trả ngời bán bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên liệu, thiết bị, điện nớc, sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận đợc trớc ngày kết thúc năm.

Bảng số 3: Các thủ tục kiểm tra chi tiết số d nợ phải trả ngời bán

Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số d nợ phải trả ngời bán -Tính hợp lý chung

Số d tài khoản nợ phải trả ngời bán, các só d chi tiết trong sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý.

- So sánh với tổng chi phí mua hàng năm trớc.

- Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản bất hợp lý nh không có bên bán và các khoản phải trả có chịu lãi.

- Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết với các năm trớc (theo

từng khách hàng) để phát hiện các biến động.

- Các mục tiêu đặc thù Các khoản phải trả trong danh sách (Bảng kê) thống nhất với sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. Số tổng cộng đợc cộng đúng và thống nhất với sổ Cái tổng hợp.

- Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số d chi tiết nợ phải trả ngời bán vào thời điểm khoá sổ, sau đó kiểm tra tổng cộng và đối chiếu với sổ Cái và các sổ Chi tiết. Nếu số liệu trên bảng không thống nhất với sổ cái hoặc các sổ chi tiết. Nếu số liệu trên bảng không thống nhất phải tìm hiểu nguyên nhân, thí dụ có thể trao đổi với nhân viên của khách hàng để tìm kiếm sai sót, và có sự điều chỉnh thích hợp.

- Đối chiếu các hoá đơn của từng ngời bán với sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên ngời bán và số tiền.

Các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết phải có căn cứ hợp lý.

- Đối chiếu danh sách các khoản pảhi trả với cá hoá đơn và các bảng kê (nếu có) của ngời bán,

- Lấy xác nhận các khoản phải trả có tính chất bất thờng, lớn, có liên quan đến các bên hữu quan. Ngoài ra, việc xác nhận còn đợc thực hiện đối với các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị, dù rằng số d cuối kỳ có thể rất thấp hoặc không có. Để nhận biết các đối tợng này, kiểm toán viên có thể xem trên sổ chi tiết, hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị.

Các khoản phải trả hiện có đều ở trong danh sách (Bảng kê) các khoản phải trả (tính đầy đủ)

- Kiểm tra chi tiết các khoản nợ qúa hạn. - Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không đợc ghi chép:

+ Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khoá sổ: thông qua việc xem xét các khoản

chi quĩ cho các nghiệp vụ mua hàng ở niên độ này, ví dụ nh các nghiệp vụ mua hàng của tháng cuối niên độ kiểm toán. Các khoản này đáng lẽ phải đợc đơn vị phải ghi sổ để phản ánh đầy đủ các khoản phải trả cuối kỳ.

+ Xem xét các tài liệu có khả năng ẩn giấu các khoản nợ phải trả không đợc ghi chép: . Trờng hợp hàng về nhng cha có hoá đơn, hay hoá đơn đã về mà hàng cha nhận đợc. . Các hoá đơn của ngời bán nhạn đợc sau ngày kết thúc niên độ, do ngời bán có thể gửi hoá đơn chậm trễ vài ngày sau khi đã gửi hàng đi, do đó có thể những hoá đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán, và chúng phải đ- ợc ghi vào nợ phải trả cuối năm.

Các khoản phải trả trong danh sách (Bảng kê) đợc đánh giá đúng đắn.

- Thực hiện các thủ tục tơng tự nh đối với các khoản nợ quá hạn với tính có căn cứ hợp lý.

Các khoản phải trả trong danh sách đợc phân loại đúng đắn.

- Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả.

- Xem xét các trờng hợp số phát sinh số d bên nợ trên TK 331, ví dụ nh ứng trớc tiền cho ngời bán, trả lại hàng cho ngời bán sau khi đã thanh toán tiền...Những trờng hợp này phải đợc trình bày trong khoản nợ phải thu của bảng cân đối kế toán để đảm bảo trình bày đúng tình hình tài chính của đơn vị.

Việc phản ánh nợ phải trả ngời bán trong chu kỳ mua hàng thanh toán đợc vào sổ đúng kỳ.

- Thực hiện việc kiểm tra nợ quá hạn.

- Sự phân kỳ của nợ phải trả có mối quan hệ chặt chẽ với sự khoá sổ của hoá đơn mua hàng để xác định số d hàng tồn kho.

Khi quan sát kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm khoá sổ, kiểm toán viên nên ghi chép lại số liệu của các phiếu nhập cuối cùng, chúng sẽ đợc đối chiếu tơng ứng với các hoá đơn của ngời bán theo bảng kê các khoản phải trả vào thời điểm khoá sổ:

. Các hoá đơn tơng ứng với các phiếu nhập trớc phiếu nhập cuối cùng sẽ phải ghi nhận trong khoản nợ phải trả cuối kỳ.

. Ngợc lại, các hoá đơn tơng ứng với các phiếu nhập sau phiếu nhập cuối cùng sẽ không đợc tính vào khoản nợ phải trả cuối kỳ.

Nói cách khác, việc khoá sổ cuối năm phải đảm bảo rằng các lô hàng đã nhận vào ngày cuối niên độ sẽ đợc ghi chép vào nợ phải trả và đợc ghi nhận vào biên bản kiểm kê tồn kho.

Tài khoản nợ phải trả ngời bán trong chu trinh mua hàng và thanh toán đợc trình bày đúng đắn.

- Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả ngời bán, nợ ngắn hạn và dài hạn (chịu lãi) đợc tách riêng.

3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại từng chu trình riêng lẻ, kiểm toán viên chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán. Trớc khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần tổng hợp các kết quả thu thập đợc và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát.

3.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến.

Trong thực tế, có những sự kiện phát sinh trong năm có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn cha thể

xác định liệu có chắc chắn xảy ra hay không, và số tiền cụ thể là bao nhiêu.Ví dụ nh, các cam kết mua hàng...là những hợp đồng cam kết duy trì những điều kiện cố định mà bất chấp các biến động tơng lai. Do đó, các cam kết sẽ trở thành thiệt hại nếu xảy ra các biến đổi không thuận lợi, chẳng hạn giá cả giảm sẽ làm cam kết mua hàng với giá cố định trở thành thiệt hại. Một số thủ tục có thể dùng để tìm kiếm các khoản công nợ ngoài dự kiến: - Trao đổi với ngời quản lý đơn vị về khả năng có các khoản công nợ ngoài dự kiến cha đợc khai báo. Thủ tục phỏng vấn này dĩ nhiên chỉ hữu ích nếu ngời quản lý đơn vị không có chủ định giấu các khoản công nợ này. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ yêu cầu ngời quản lý đơn vị cung cấp một th giải trình xác định đã khai báo đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến mà đơn vị đã biết.

- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị để biết đợc các hợp đồng. Sau cùng, kiểm toán viên cần đánh giá tầm quan trọng của các khoản công nợ ngoài dự kiến và nội dung cần thiết khai báo trên báo cáo tài chinh.

3.2. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ.

Từ ngày kết thúc niên độ cho đến khi hoàn thành báo cáo kiểm toán, có thể xảy ra những sự kiện trong chu trình mua hàng – thanh toán có ảnh hởng đến việc đánh giá hoặc khai báo trên báo cáo tài chính. Ví dụ nh nhận hàng đi đờng về kho, hàng kém phẩm chất phải trả lại...kiểm toán viên phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện xảy ra trong thời gian này.

3.3. Đánh giá kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Trớc khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập đợc. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu đợc và cân nhắc các cơ sở để đa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Chu trình mua hàng – thanh toán đợc đánh giá trên những khía cạnh sau:

- Các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán đợc hạch toán phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành.

- Các chứng, từ sổ sách trong chu trình mua hàng – thanh toán đợc thực hiện theo đúng quy định.

- Các thông tin về nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, các khoản nợ phải trả ngời bán đảm bảo trình bảy trung thực hợp lý.

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán chu trình, kiểm toán viên tổng hợp kết quả kiểm toán và chuyển cho trởng nhóm kiểm toán. Kết hợp kết quả kiểm toán của các phần hành khác và căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng và kết quả soát xét lần cuối của Ban Giám đốc, kiểm toán viên tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán.

Chơng II

kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực

hiện.

I. Tổng quan chung về Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học tin học

1. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học, tên giao dịch quốc tế là Auditing & Informatic Services Company (viết tắt là AISC), là một tổ chức t vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn quốc. Công ty đợc thành lập theo Thông báo số 637/TC /CĐ ngày 21/03/1994 của Bộ Tài Chính và Quyết định số 1292/QĐ_UB_TM ngày 29/04/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. AISC cũng là một trong những công ty kiểm toán độc lập đầu tiên đ- ợc Uỷ ban chứng khoán nhà nớc cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo QĐ số 51/2000/QĐ_UBUC ngày 19/06/2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nớc. Công ty hoạt động theo giấy phép kinh

doanh số 103020 do Trọng tài kinh tế thành phố HCM cấp ngày 04/05/1994. Trụ sở giao dịch chính của Công ty tại 142 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 – TP HCM.

Tel: (84.8) 9305163 Fax: (84.8)9304281

Ngay từ khi ra đời, AISC đã đề ra phơng châm hoạt động là: “hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng nh quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật quy định. Nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, chất l- ợng dịch vụ cung cấp và uy tín của Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn thực hiện”. Về tài chính, Công ty cũng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, đợc ngân hàng cho vay vốn ban đầu và đợc trích lập các quỹ theo quy định của Nhà Nớc.

Tổng số vốn đầu t ban đầu: 2 tỷ (vốn pháp định là 300 triệu VNĐ). Trong đó:

-Vốn cố định: 600 triệu VNĐ -Vốn lu động: 1.400 triệu VNĐ -Vốn ngân sách: 436.224 triệu VNĐ

Và để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao thêm hiểu biết, kỹ năng trong công việc, Công ty luôn chú trọng đến vấn đề giao lu và mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp khác. AISC là công ty kiểm toán duy nhất tại Việt Nam có liên doanh với Công ty kiểm toán quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán và t vấn đó là công ty Price Waterhouse Coopers. Năm 1995, AISC chính thức liên doanh với công ty kiểm toán quốc tế Price Waterhouse Coopers, thành lập công ty liên doanh Price Waterhouse Cooper – AISC. Chính vì vậy, Công ty đã có nhiều bớc phát triển ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hiện nay công ty có 3 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố:

- Chi nhánh tại Đà Nẵng: 92A – Quang Trung thành phố Đà Nẵng - ĐT: (084.511)895619 – Fax: (84.8)823891, đợc thành lập năm 1998 với số lợng nhân viên là 13 ngời.

- Chi nhánh tại Hà Nội: 39B - Thụy Khuê - Hà Nội - ĐT: (04)8473960 – (04)8473961 – Fax: (04)8236697, đợc thành lập năm 2001 với số lợng nhân viên là 25 ngời.

- Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 64 - Nam Kỳ Khởi Nghĩa – TP Cần Thơ - ĐT: (84.71)813004 – Fax: (84.71)828765, đợc thành lập năm 2002 với số lợng nhân viên là 5 ngời.

Với chi nhánh ở ba miền, số lợng khách hàng của AISC càng ngày càng tăng ở hầu hết các ngành nghề nh: Ngân hàng - Thơng mại - Xây dựng - Dịch vụ - Bu chính viễn thông - Công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sử dụng tất cả các dịch vụ của AISC cung cấp. Các dịch vụ do Công ty cung cấp gồm:

*Kiểm toán:

- Kiểm toán báo cáo tài chính

- Kiểm toán dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản. - Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật định. - Thẩm dịnh giá trị tài sản và góp vốn liên doanh.

- Kiểm tra và xác định sự đúng đắn và cơ sở pháp lý của việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, nộp thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm toán theo yêu cầu trong đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nớc, các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thực hiện (Trang 28 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w