Giải pháp về thị trường đầu vào

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản (Trang 46 - 49)

III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường

2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

2.2. Giải pháp về thị trường đầu vào

Giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, có kế hoạch đầu tư vào khâu sản xuất để chủ động nguồn hàng, tăng hiệu quả hoạt động. Có thể liên minh với các nhà sản xuất độc quyền để phát triển các vùng nguyên liệu trồng các loại cây lấy gỗ, cói, mây tre, lục bình...để chủ động cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là môt kế hoạch mang tính dài hạn.

Đề ra các chương trình khuyến khích các cơ sở sản xuất đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm; cải thiện chất lượng, độ đồng đều, độ an toàn với môi trường của sản phẩm. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chí của Artexport mới được đóng dấu lôgô của Công ty. Như vậy, Công ty sẽ chọn lọc được những đối tác chiến lược, hợp tác với họ trong việc đưa ra mẫu mã thích hợp và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Sử dụng nguồn lợi nhuận từ bất động sản, nhập khẩu để nhập khẩu các công nghệ sản xuất thúc đẩy việc hoàn thiện sản phẩm thủ công mỹ nghệ với thời gian sản xuất ngắn hơn. Công ty có thể bán trả góp công nghệ cho nhà sản xuất trong nước hoặc chọn lựa nhà sản xuất để sản xuất cho mình với sản phẩm mang thương hiệu Artexport.

Đối với nhóm hàng mây tre, lá, cói (chiếm tỉ trọng 30% nhóm hàng thủ công mỹ nghệ) có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, mục tiêu năm 2010 đạt khoảng 450 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2005 (180 triệu USD). Hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Vì vậy vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô… Để làm được việc đó cần:

Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất.

Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng Thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.

Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.

vấn đề thuế giá trị gia tăng:

Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế suất 0%). Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực. Thuế giá trị gia tăng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay ở mức thuế suất từ 5 đến 10%. Đề nghị giảm mức thuế xuống 0% để khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công này. Lý do hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra 90% để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là nông dân nghèo, việc đánh thuế hàng thủ công mỹ nghệ là đánh thuế vào người nghèo không khuyến khích sản xuất, đi ngược lại Chủ trương Nhà nước hiện nay đang xem xét giảm bớt các loại thuế và chi phí cho người dân. Thuế suất 0% có thể giảm đi một ít nguồn thu ngân sách, nhưng được cái lớn hơn là giảm được hộ nghèo vùng sâu vùng xa, nơi mà Nhà nước hàng năm phải chi từ ngân sách cho các dự án xoá đói giảm nghèo…

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w