Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi của kiểm toán nội bộ tạ

Một phần của tài liệu v5046 (Trang 37 - 41)

II. Vài nét về hoạt động kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thành An

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi của kiểm toán nội bộ tạ

Tổng công ty

3.1. Chức năng của kiểm toán nội bộ

Tại TCT Thành An, KTNB có các chức năng sau:

 Kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống quản lý đối với các chính sách, chế độ của Nhà nớc, các quy định của TCT và các xí nghiệp thành viên.

 Xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán, các BCTC và các tài liệu, báo cáo khác của TCT và các xí nghiệp thành viên.

 Trên cơ sở kết quả kiểm toán, đa ra những kết luận, đánh giá việc tuân thủ pháp lụât, chính sách, chế độ, hiệu quả hoạt động của TCT và các xí nghiệp thành viên.

 Tham mu, t vấn cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các xí nghiệp thành viên về những biện pháp nhằm nâng cao chất lợng, hiệu quả của hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật và hệ thống kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn ngừa những sai phạm, lệch lạc trong quản lý.

3.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ tại TCT Thành An có những nhiệm vụ nh sau:

 Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ở TCT và các đơn vị thành viên.

 Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lợng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính trên BCTC, báo cáo kế toán quản trị trớc khi trình duyệt.

 Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc TCT và Giám đốc các xí nghiệp thành viên.

 Phát hiện những tồn tại, sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong việc bảo vệ tài sản của TCT và các xí nghiệp thành viên.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của TCT và các đơn vị thành viên.

 Tham gia t vấn về công tác tài chính, kế toán, thống kê, tham gia hớng dẫn nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán.

3.3. Quyền hạn của kiểm toán nội bộ

Tại Tổng công ty Thành An, kiểm toán nội bộ có các quyền hạn sau:

 Đợc yêu cầu các đơn vị và cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình hoạt động SXKD của TCT cũng nh các xí nghiệp thành viên để phục vụ công tác kiểm toán.

 Đợc độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ. Trờng hợp cần thiết phải có sự phối hợp, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ và nhân sự của các bộ phận chức năng, KTNB sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung thêm thành viên đoàn kiểm toán.

 Đợc kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo, các ban chức năng, các bộ phận liên quan trong TCT, các xí nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động SXKD và công tác quản lý, điều hành của TCT và các xí nghiệp thành viên.

 Đợc bảo lu ý kiến có liên quan đến kết quả kiểm toán.

3.4. Phạm vi của kiểm toán nội bộ

 Kiểm toán các BCTC, báo cáo kế toán quản trị của TCT và các xí nghiệp thành viên.

 Kiểm toán hoạt động.

 Kiểm toán tuân thủ.

4. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ảnh hởng đến công tác kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty

Do chịu ảnh hởng của lĩnh vực hoạt động là lĩnh vực xây dựng cơ bản nên việc hạch toán CPSXKD của TCT cũng mang những đặc trng chung của một đơn vị XDCB. Từ đó hoạt động kiểm toán của TCT cũng tuân theo các quy định của hoạt động kiểm toán nói chung. Ngoài ra, TCT Thành An còn là một đơn vị quân đội làm kinh tế nên CPSXKD của TCT cũng có một số đặc thù riêng làm ảnh hởng đến hoạt động kiểm toán. Cụ thể nh sau:

 Giá trị công trình lớn nên chi phí phát sinh lớn.

 Thời gian thi công kéo dài đòi hỏi việc tập hợp chi phí kéo dài cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao.

 Dự toán qua nhiều cấp thẩm duyệt nên thờng phát sinh thêm một số chi phí khác nữa.

 Các công trình thi công thờng phân tán trên phạm vi rộng, quản lý không tập trung vì thế đơn giá của mỗi công trình là khác nhau, giá vật liệu, chi phí vận chuyển khác nhau…

 Qui mô các công trình khác nhau nên chi phí giữa các công trình thờng có chênh lệch lớn.

 Các công trình mà TCT thi công thờng đợc chỉ định thầu nên thờng giảm đợc chi phí đấu thầu. Đây là điểm khác biệt so với các đơn vị xây dựng khác.

 Đây là một đơn vị quân đội vì thế phát sinh thêm chi phí về quân trang, quân phục cho các cán bộ của công TCT.

 Yêu cầu đảm bảo tiến độ thi công của các công trình thờng cao hơn các đơn vị xây dựng khác nhng nhiều khi không đảm bảo đợc yêu cầu về vốn nên có khi phải đi vay vốn ngân hàng để đầu t làm phát sinh chi phí lãi vay dẫn đến tăng chi phí.

Từ đó, CPSXKD bao gồm các chi phí có liên đến quá trình kinh doanh phục vụ của TCT nh: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu; khấu hao TSCĐ; tiền lơng và các khoản phụ cấp có tính chất lơng; chi ăn ca; các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nớc (BHXH; BHYT; KPCĐ); chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.

Nếu phân theo yếu tố, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các chi phí sau đây:

Chi phí vật liệu bao gồm: toàn bộ các khoản chi về vật liệu cấu thành trực tiếp nên công trình.

Chi phí nhân công bao gồm: Tiền lơng theo đơn giá; BHXH, BHYT, KPCĐ; Lơng làm thêm giờ; Ăn giữa ca lơng làm thêm giờ.

Chi phí máy thi công bao gồm: Chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao máy đa vào thi công, nhiên liệu, điện lực, tiền lơng của nhân công lái máy, chi phí sửa chữa thờng xuyên

Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phục vụ cho bộ máy gián tiếp của công trờng (ngời chỉ huy, kế toán, bảo vệ ) nh… : tiền lơng nhân viên quản lý phân xởng, nhân viên làm việc tại phân xởng, các khoản trích theo lơng nhân viên phân xởng; chi phí khấu hao trụ sở, khấu hao văn phòng dùng cho hoạt động của phân xởng; điện nớc dùng cho hoạt động ở phân xởng…

Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: Chi phí thuê vận chuyển; chi phí điện nớc thi công, phục vụ sinh hoạt; chi phí sửa chữa tài sản thuê ngoài; chi phí thu nợ khó đòi; dịch vụ thuê ngoài khác.

Chi phí bằng tiền khác bao gồm: Bảo hộ lao động; tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; bổ túc tài sản; chi sửa chữa tài sản; trích trớc sửa chữa tài sản; chi phí bằng tiền khác; chi nghiên cứu khoa học, cải tiến sáng kiến.

Chi phí quản lý Doanh nghiệp bao gồm các khoản chi cho các cán bộ làm công tác quản lý nh: tiền lơng và các khoản trích theo lơng; chi điện, nớc cho quản lý; khấu hao trụ sở, Văn phòng dùng cho quản lý; chi cho tổ chức Đảng, đoàn thể.

Chi phí khấu hao TSCĐ là các chi phí khấu hao của các TSCĐ đang sử dụng tại TCT.

Việc hạch toán kế toán CPSXKD tại TCT đợc thực hiện theo sơ đồ hạch toán đã trình bày trớc đó.

Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm về CPSXKD tại TCT, KTV phải căn cứ vào đó để tiến hành kiểm toán. Cụ thể, việc kiểm toán CPSXKD tại TCT theo từng yếu tố nh trên để tập hợp số liệu và tiến hành kiểm tra, kiểm toán để xác minh tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của BCTC tại TCT.

Một phần của tài liệu v5046 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w