Thực trạng của pháp luật trong quản lý nhà n−ớc về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 45)

hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo Pháp lệnh Hải quan và các văn bản h−ớng dẫn thi hành

Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 20/02/1990 (gồm 8 ch−ơng, 51 điều) có hiệu lực từ ngày 01/5/1990 đ−ợc xây dựng trên cơ sở Điều lệ Hải quan (02/1960), Nghị định 139/HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ tr−ởng và tổng kết thực tiễn hoạt động và xây dựng ngành Hải quan qua 30 năm thực hiện Điều lệ Hải quan. Trong hơn 10 năm thực hiện, Pháp lệnh Hải quan đã là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà n−ớc về hải quan và là văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực hải quan, trong giai đoạn đó nội dung của Pháp lệnh Hải quan đã thể hiện b−ớc phát triển mới về công tác quản lý nhà n−ớc về hải quan và hoạt động hải quan đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Pháp lệnh Hải quan là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các chế độ kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan đối với hàng hóa, ph−ơng tiện vận tải xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh; đấu tranh chống buôn lậu và vi phạm pháp luật hải quan có hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế về hải quan. Những t− t−ởng cơ bản thể hiện trong pháp lệnh là sự quán triệt các quan điểm đổi mới của Đảng về quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác giao l−u quốc tế về tài chính, về bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Pháp lệnh Hải quan ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng về chất, thể hiện ở cả quy mô, ph−ơng thức và hiệu quả hoạt động của Hải quan.

Tuy nhiên, đứng tr−ớc thực tế yêu cầu phát triển của đất n−ớc, yêu cầu của việc phải thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham

gia Pháp lệnh Hải quan đã bộc lộ những bất cập không chỉ với việc phải làm thủ tục và kiểm tra, giám sát khối l−ợng hàng hóa xuất nhập khẩu đang tăng lên nhanh chóng mà còn trở nên bất cập ngay với yêu cầu về quản lý hải quan, cụ thể là:

- Quy định về chế độ kiểm tra, giám sát hải quan không đầy đủ, không phản ánh đ−ợc thực tiễn kiểm tra, giám sát kiểm soát, nh− Điều 15 Pháp lệnh Hải quan, quy định này cũng không tạo đ−ợc cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, bắt giữ hàng hóa ch−a hoàn thành thủ tục hải quan l−u thông trong nội địa và nhất là vấn đề kiểm tra sau thông quan trong điều kiện hải quan không có đủ nhân lực và vật lực để đảm bảo kiểm tra nhanh chóng tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu các cửa khẩu.

- Quy định về việc kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng còn sơ l−ợc và không cụ thể. Bản thân Pháp lệnh sau đó là Nghị định 171/HĐBT năm 1991 quy định về thủ tục hải quan, Nghị định 16/CP ngày 25/3/1999 thay thế Nghị định 171/HĐBT mới chỉ thể hiện đ−ợc những yêu cầu về hồ sơ hải quan mà ch−a có quy định cụ thể đối với chủ sở hữu của từng đối t−ợng chịu kiểm tra, giám sát hải quan nên rất khó khăn trong việc xác định trách nhiệm và xử lý các sai phạm xảy ra. Pháp lệnh cũng ch−a đề cập tới trách nhiệm pháp lý của ng−ời vận chuyển hàng hóa và chế tài đối với họ nên nhiều tr−ờng hợp có sự đổ lỗi cho nhau giữa chủ sở hữu hàng hóa vi phạm hợp đồng và ng−ời gửi cũng nh− ng−ời vận chuyển, đặc biệt thiếu sót này đã đ−ợc một số công ty lợi dụng triệt để khi hàng hóa nhập về không đúng nh− khai báo (cố ý để trốn thuế, hoặc trong tr−ờng hợp nhập hàng cấm, hạn chế), nếu bị phát hiện họ đổ lỗi cho ng−ời gửi... Pháp lệnh không có các quy định làm cơ sở cho việc xác định đúng trách nhiệm của công chức hải quan khi họ đã làm hết trách nhiệm của mình. Pháp lệnh cũng không có quy định về việc buộc tái xuất những lô hàng không đ−ợc phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu có điều kiện và cũng ch−a quy định cụ thể các điều kiện để tái xuất khẩu [42].

- Các quy định về việc kiểm tra hải quan đối với hành lý, ngoại hối, văn hóa phẩm, b−u phẩm, b−u kiện xuất nhập khẩu mới chỉ đề ra các nguyên tắc chung là chính, do đó nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, khi thực hiện vẫn áp dụng theo các văn bản pháp quy của các cơ quan khác, do đó vấn đề không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật là không thể tránh khỏi.

- Vấn đề kiểm tra, kiểm soát các ph−ơng tiện vận tải xuất nhập cảnh và quá cảnh cần phải đ−ợc bổ sung những quy định mới về việc gắn trách nhiệm nghĩa vụ của ng−ời chỉ huy, ng−ời điều khiển ph−ơng tiện vận tải với hàng hóa mà họ vận chuyển, gắn trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu ph−ơng tiện vận tải với chính ph−ơng tiện của mình khi tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Pháp lệnh cũng ch−a phân biệt rõ các loại hình ph−ơng tiện vận tải, xuất nhập cảnh bao gồm các ph−ơng tiện vận tải xuất nhập cảnh mang tính chất th−ơng mại (chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu) và ph−ơng tiện vận tải xuất nhập cảnh d−ới các hình thức khác, do đó quy định về thủ tục hải quan cũng nh− kiểm tra, giám sát hải quan trong lĩnh vực này cũng ch−a đ−ợc rõ ràng và chặt chẽ.

- Pháp lệnh cũng ch−a có quy định quản lý đối với những loại hình mới xuất hiện trong các hoạt động xuất nhập khẩu cũng nh− đầu t− n−ớc ngoài: Gia công cho n−ớc ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu th−ơng mại tự do, quan hệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ [42].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)