XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động (Trang 102 - 107)

- Xi măng 1000 tấn

3.4.XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương: Công nghiệp, Thương mại, Khoa học – công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – thương binh xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cần xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn đặc thù hoặc liên bộ về các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp – TTCN làng nghề, ngành nghề nông thôn, cụ thể hóa các cơ chế đãi ngộ nghệ nhân, thợ giỏi.

- Đề nghị Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành Mặt trận, Đoàn thể ở Trung ương, các tổ chức kinh tế quốc tế có thêm các chương trình dự án, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các địa phương tăng cường quản lý và phát triển công nghiệp – TTCN làng nghề,

ngành nghề nông thôn bằng những chính sách, cơ chế, kinh tế quốc tế. Hướng dẫn các ngành hữu quan của tỉnh về mọi mặt để tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Đề nghị Bộ Thương mại nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách xúc tiến thương mại và tổ chức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất công nghiệp – TTCN trong nước, nhất là cho các sản phẩm từ làng nghề, ngành nghề nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

- Đề nghị ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thực hiện mô hình Công ty cổ phần – nông – thương, có như vậy mới tạo được vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến.

- Đề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh:

+ Có cơ chế hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng mô hình Công ty cổ phần công – nông – thương, vì vốn đầu tư vào mô hình này rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài.

+ Chỉ đạo các Sở chuyên ngành phối hợp bố trí quỹ đất để quy hoạch vùng nguyên liệu cho CN chế biến...

+ Có chính sách hỗ trợ cho người lao động được đi đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề.

+ Tiếp tục thực hiện triệt để cơ chế “một cửa” trong tiếp nhận đầu tư, có cơ chế riêng và đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì đây là một trong những thành phần kinh tế có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, thu hút nhiều lao động và khả năng thu nộp ngân sách lớn cho địa phương.

thợ giỏi về làm việc trong tỉnh, xây dựng kế hoạch và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, thợ thủ công), đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong từng thời kỳ.

+ Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường, có biện pháp đình chỉ các cơ sở sản xuất không có biện pháp xử lý nguồn gây ô nhiễm; Khuyễn khích hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, các dự án đầu tư xử lý chất thải gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất công nghiệp như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc cho vay lãi suất thấp... nhằm xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo đảm cho phát triển một cách bền vững.

+ Hàng năm, dành một phần kinh phí đáng kể từ ngân sách cho phát triển CN-TTCN: Tăng kinh phí khuyến nông, vốn cho công tác quy hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp..., đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp.

KẾT LUẬN

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, vai trò của việc xây dựng và phát triển hệ thống các cụm điểm công nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã được khẳng định. Trong khuân khổ luận văn thạc sỹ này, tác giả đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống và thống kê so sánh, đồng thời, kết hợp sử dụng những kết qua của các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình xây dựng của tỉnh Hà tây để khảo sát giải quyết các vấn đề đặt ra với cụm, điểm công nghiệp

Luận văn đã khai quát vai trò, vị trí và những vấn đề có tính quy luật của việc hình thành và phát triển các cụm điểm ông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời, đã nghiên cứu quá trình hình thành phát triển một số mô hình cụm, điêm công nghiệp ở các tỉnh khác để rút ra những ưu điểm, nhược điểm trên cơ sở phân tích đánh giá sự phát triển các cụm, điểm công nghiệp Hà Tây trong điều kiện KT-XH toàn tỉnh trong những năm qua, liên hệ với những vấn đề có tính quy luật chung và bài học rút ra từ phát triển các Cụm, điểm công nghiệp ở các tỉnh đã lựa chọn.

Luận văn cũng đưa ra dự báo về việc phát triển các CĐCN Hà Tây trong tương lai sẽ thúc đẩy tỉnh Hà Tây trở thành tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với những định hướng đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CĐCN trong giai đoạn truớc mắt từ nay đến năm 2010, vừa tạo tiền đề để bổ sung phát triển nâng cao và hoàn thiện CĐCN Hà Tây vào các giai đoạn sau.

Luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị để các cơ quan chức năng co thể nghiên cứu bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành liên quan

đến vấn đề quản lý các CĐCN được hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên luận văn chưa có điều kiện đi sâu vào luận giải chi tiết cho tưng vấn đề nêu nên chưa hệ thống và khái quát hoá bằng các phương pháp định lượng, phương pháp mô hình hoá…

Vấn đề xây dựng cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là vấn đề mới, đặc biệt là đối với tỉnh Hà Tây còn phức tạp đang trong giai đoạn hình thành. Trong điều kiện có hạn và trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ kinh tế chắc chắn không tránh khỏi một số hạn chế, khiếm khuyết, tác giả luận văn hy vọng nhận được nhiều góp ý chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài.

Một phần của tài liệu Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động (Trang 102 - 107)