Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU của các doanh nghiệp (Trang 39)

3.2.1 Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách thương mại, các định chế, quy định và các yêu cầu sau đây của thị trường EU :

 Chính sách thương mại:

Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm v.v... luôn được thực hiện nghiêm ngặt.

Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu.

EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến "Mọi sản phẩm trừ vũ khí".

EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào EU như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá...

Tất cả các nước thành viên EU áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoại khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị (Autonomous Commercial) và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định (Treaty based Commercial policy), được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

mạnh tự do hóa thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá XNK và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 27 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá XNK. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%.

 Một số quy định hải quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu:

Tự do lưu thông: Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên

lãnh thổ 27 nước thành viên EU như hàng hoá được sản xuất tại EU sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định.

Gia công tại EU: Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô

được nhập vào EU để gia công và được các nhà sản xuất của EU tái xuất khẩu trong EU mà các nhà sản xuất không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đó được sử dụng. Có 2 cách để liên quan đến thuế là miễn thuế hoặc đóng thuế trước và được hoàn thuế.

Gia công dưới sự quản lý của hải quan: Nghĩa là hàng hoá được gia công phải chịu mức thuế thấp hơn trước khi đưa vào tự do lưu thông (ví dụ các vật liệu nhựa PVC chịu mức thuế 8,3% có thể gia công thành màn phim với mức thuế chỉ 2,7%). Mức thuế nhập khẩu chênh lệch sẽ dành cho việc bảo tồn hoặc thêm mới các hoạt động gia công tại cộng đồng.

Kho Hải quan: Kho hải quan cho phép doanh nghiệp giữ hàng nhập khẩu

tại cộng đồng và lựa chọn thời gian đóng thuế hoặc tái xuất hàng hoá.

Khối lượng công việc và gia công cho phép đối với hàng hoá lưu kho hải quan được không chế trong phạm vi bảo quản hàng hoá. Tuy nhiên cũng có thể tiến hành gia công để bán vào cộng đồng hoặc gia công dưới sự kiểm soát của hải quan tại kho hải quan.

Khu vực tự do: Khu vực tự do là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan

EU. Hàng hoá trong khu vực này được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT và các loại thuế nhập khẩu khác. Hàng hoá nhập khẩu được lưu tại khu vực này được coi là chưa nhập khẩu vào cộng đồng, hàng hoá của cộng đồng lưu tại đây được coi là đó xuất khẩu.

Đối với hàng nhập khẩu, khu vực tự do được dùng như là nơi lưu kho đối với hàng hoá không có nguồn gốc Cộng đồng cho đến khi hàng hoá này được đưa vào tự do lưu thông.

Tạm nhập: Tạm nhập là hàng hoá có thể được sử dụng tại Cộng đồng mà

không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT theo một số điều kiện nhất định và phải tái xuất theo đúng tình trạng mà hàng hóa được nhập vào. Đối với loại này, EU cho phép sử dụng kê khai bằng lời (nghĩa là trả lời hải quan như trường hợp đối với hành lý xách tay). Tuy nhiên, hải quan có thể yêu cầu liệt kê danh sách hàng hoá để bổ sung cho việc khai bằng lời.

Hàng quá cảnh: Luật hải quan EU cho phép hàng hoá được quá cảnh qua

lãnh thổ hải quan EU nếu đáp ứng các quy định về thủ tục quá cảnh: - Các bảo lãnh riêng;

- Các phương tiện vận chuyển; - Các bản khai theo quy định;

- Hoàn thành các thủ tục tại hải quan xuất phát, trên đường và tại điểm đến; - Các thủ tục kiểm soát hàng xuất cảnh.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các thủ tục quá cảnh được đơn giản hoá gồm:

- Sử dụng giấy bảo lãnh toàn diện hoặc gia hạn bảo lãnh; - Sử dụng danh sách vận chuyển đặc biệt;

- Sử dụng dấu niêm phong đặc biệt;

- Miễn áp dụng các quy định để sử dụng lộ trình theo yêu cầu; - Quy chế người gửi hàng ủy quyền;

- Quy chế người nhận hàng ủy quyền;

- Các thủ tục đơn giản hoá áp dụng cho việc vận chuyển hàng bằng tầu hoặc các côngtenơ loại lớn;

- Các thủ tục đơn giản hoá áp dụng với hàng vận chuyển qua đường hàng không, hàng hải và đường ống.

Quy tắc xuất xứ: Cộng đồng châu Âu áp dụng hai loại quy tắc về xuất xứ

không ưu đãi và ưu đãi. Quy định của Uỷ ban đang được thực thi và được áp dụng đối với tất cả các công cụ chính sách thương mại không ưu đãi, chẳng hạn các biện

pháp tự vệ về thuế quan và thương mại. Các quy tắc ưu đãi được nêu trong các nghị định thư liên quan từng hiệp định thương mại ưu đãi riêng biệt, ví dụ như đối với các nước trong hiệp định mậu dịch tự do, các nước được hưởng ưu đãi GSP... Đặc biệt EU có các yêu cầu chặt chẽ về xuất xứ đối với những trường hợp được hưởng ưu đãi. Một khía cạnh đáng chú ý trong các quy định ưu đãi xuất xứ hàng hóa là hình thức lũy tiến, trong đó các yếu tố đầu vào từ cộng đồng hoặc từ các đối tác khác trong cùng một khu vực thương mại được tính như là các nguyên liệu xuất xứ, chẳng hạn như nguyên liệu và thành phẩm đều cùng nguồn gốc từ các nước trong ACP, hay trong cùng khu vực Hiệp định châu Âu...

Thuế quan: Hàng năm Uỷ ban châu Âu sẽ đăng trên Công báo về biểu

thuế quan hưởng theo Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào Cộng đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để hoàn thiện khả năng xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, dựa trên các nhóm giải pháp sau:

Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thể thoả mãn tất được nhu cầu của thị của khách hàng nếu không có được đầy đủ thông tin chính xác về thị trường.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Để có thể thực hiện tốt công tác nghiên cứu cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Việc nghiên cứu thị trường càng kỹ thì doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Để thực hiện việc nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường EU đạt hiệu quả cao thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Xác định nguồn thông tin và xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường EU.

- Lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường.

- Tổ chức các hội nghị khách hàng, triển lãm hàng trong nước cũng như ở nước ngoài, chưng cầu ý kiến của khách hàng về sản phẩm...đặc biệt đối với thị trường EU.

- Chú trọng vào hoạt động nghiên cứu marketing .

Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường.

Kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá. Hệ thống phân phối của EU cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc giaK, gồm hệ thống bán buôn, bán lẻ...Đồng thời cũng có những siêu thị lớn và các công ty bán lẻ trên thị trường, được hình thành do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Do vậy, các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đặc biệt là chất lượng và thời gian giao hàng.

Để có thể thâm nhập vào thị trường này thì doanh nghiệp cần:

- Có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời cần có sự linh hoạt sử dụng các kênh phân phối, sự nhạy bén trong kinh doanh... đáp ứng tốt nhu cầu và đảm bảo sản xuất theo đúng yêu cầu.

- Doanh nghiệp có thể liên kết, liên doanh để trở thành thành viên của các công ty xuyên quốc gia EU. Để có thể sử dụng hệ thống kênh phân phối của công ty xuyên quốc gia - khi doanh nghiệp trở thành thành viên của tập đoàn thị tất yếu sẽ được tham gia vào hệ thống kênh phân phối của tập đoàn.

Hạ giá thành sản phẩm.

Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động có ý nghĩa đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với thị trường EU, một thị trường với các quốc gia phát triển thì yếu tố hàng đầu quyết định đến hành vi mua của khách hàng đó là chính sách giá cả phải hợp lý với chất lượng của sản phẩm. Gía cả sản phẩm giày trong nước tương đối thấp nên cần phải có chính sách giá hợp lý để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngoài ra, việc định giá phải đảm bảo được chất lượng, lợi nhuận và đảm bảo tính

cạnh tranh của mỗi sản phẩm khi tung ra thị trường. Do vậy cần có những biện pháp phù hợp:

- Tận dụng hết công suất máy móc, thiết bị, thời gian lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động. Phải thường xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

- Thực hiện định mức sản phẩm nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu,... Thực hiện chống lãng phí điện, nước...

- Thực hiện công tác bảo quản hàng tồn kho, nguyên vật liệu tránh mất mát, hư hỏng...

Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm. Khi đời sống ngày càng cao thì yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng càng cao. Do đó nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần phải được quan tâm chú trọng, cần áp dụng các biện pháp:

- Sản phẩm chất lượng cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào. Do đó cần phải tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, đồng thời phải đảm bảo công tác bảo quản nguyên vật liệu...

-Chất lượng còn phụ thuộc nhiều vào dây chuyền công nghệ sản xuất nên phải thường xuyên đổi mới công nghệ.

- Phải nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đào tạo cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thực hiện việc sản xuất, quản lý... theo hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ của ISO.

- Phải thành lập nhóm chuyên gia thiết kế mẫu mã chuyên nghiệp ...đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Marketing và tiếp thị.

Người tiêu dùng EU ưa chuộng sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Do đó, để khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thì các công ty phải luôn chú ý đến hoạt động phát triển và khuyếch trương sản phẩm của doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing. Nên cần áp dụng các biện pháp vào nâng cao hoạt động marketing:

-Cần phải có ngân sách để đầu tư cho hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng.

- Thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Đây là cơ hội để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng.

- Một trong những biện pháp marketing tích cực: thường xuyên thực hiện các đợt khuyến mại, khuyến mãi... cho khách hàng mua sản phẩm, nhằm mục đích khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình.

- Bằng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... để quảng bá tên tuổi của doanh nghiệp.

- Với sự phát triển của mạng internet doanh nghiệp cần xây dựng cho mình trang web riêng để thu hút khách hàng đặc biệt là khách hàng nước ngoài.

Xây dựng thương hiệu hàng hoá.

Một doanh nghiệp khi tham gia vào bất cứ thị trường nào cũng cần phải có thương hiệu của riêng mình. Do vậy việc xây dựng thương hiệu là rất cần thiết đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là không chú trọng nhiều tới việc xây dựng thương hiệu nên cần phải thay đổi quan niệm của doanh nghiệp về vấn đề này. Thương hiệu không chỉ là tên sản phẩm mà nó còn thể hiện uy tín sản phẩm cung như của doanh nghiệp trên thương trường. Ngoài ra việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là rất cần thiết nó tránh việc làm giả hàng hoá, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.

Một làM, các doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Các doanh nghiệp cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích biến mình thành nhà thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn phát triển nhãn hiệu, tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát nhà cung cấp dịch vụ tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đưa lại những điều tốt hơn cho doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để có thể xây dựng được thương hiệu được khách hàng tin cậy cần phải hiểu rõ khách hàng của mình, và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

Ba là, phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Trước tiên, phải sử dụng thương hiệu đã nổi tiếng của sản phẩm này cho một loại sản phẩm

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU của các doanh nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w