Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.2.3.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm (hàng hoá) tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH TM & XD Trung Bích (Trang 26 - 28)

- Công ty TNHH TM & XD Trung Bích được thành lập ngày 31 tháng 03 năm 2006 và đã đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 13 tháng 03 năm 2007,

2.1.2.3: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.2.3.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

2.1.2.3.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Công ty thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhận đầy đủ, là một doanh nghiệp có phạm vi hoạt động tương đối lớn, quản lý theo cơ chế một cấp, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt dộng kinh doanh cũng như trong hoạt động tài chính. Hiện nay công ty áp dụng loại hình tổ chức kế toán theo mô hình tập trung. Người đứng đầu là kế toán trưởng, có nhiệm vụ diều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán, toàn bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán xử lý.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng Kế toán chi phí và tiền lương Kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn Kế toán mua hàng Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán Kế toán ở các cửa hàng, kho hàng trực thuộc Kế toán tổng hợp

Nhiệm vụ và chức năng của từng phần hành kế toán.

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động kinh doanh của công ty và tình hình hoạt đọng của công ty. Là người chỉ đạo trực tiếp nhan viên kế toán có quyền phân công cho nhân viên kế toán, tham mưu cho giám đốc về việc thành lập kế hoạch và thực hiện tài chính quản lý nguồn ngân quỹ. Hàng tháng kế toán trưởng kiểm tra đối chiếu so sánh với kế toán tông hợp và kế toán chi tiết hạch toán chính xác, đầy đủ và chịu trách nhiệm về phòng ban của mình.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ cùng kế toán trưởng giải quyết công việc ở phòng kế toán tài vụ, hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán tổng hợp có thể thay thế kế toán truởng khi đi vắng, tập hợp các chứng từ vào bản kê, lập báo cáo quyết toán cuối kỳ.

- Kế toán chi phí và tiền lương: Có nhiệm vụ lập bảng lương, phụ cấp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn: Khi mua mới TSCĐ căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán TSCĐ theo dõi và lập sổ kế toán, chứng từ gồm: Thẻ TSCĐ, quyết định của Giám đốc, hoá đơn mua TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ nêu trên, kế toán ghi chi tiết TSCĐ. Do tình hình biến động TSCĐ tại công ty không nhiều nên kế toán lập chứng từ ghi sổ hàng tháng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ, hoá đơn và tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Sổ sách kế toán đang sử dụng: Chứng từ gốc, chúng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết, biên bản nhượng bán, phiếu thu.

- Kế toán hàng mua vào: Theo dõi quá trình mua hàng về nhập kho và ghi toàn bộ lượng hàng mua vào.

- Kế toán hàng bán ra: Theo dõi quá trình bán hàng và ghi toàn bộ lượng hàng bán ra.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ các khoản công nợ, các khoản thu, chi trong công ty, kiểm tra tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng lên bảng kê, vào sổ cái, chứng từ có liên quan đến kế toán tổng hợp.

- Kế toán ở các cửa hàng, kho hàng trực thuộc: Có nhiệm vụ ghi sổ quá trình bán hàng hằng ngày để cuối tháng lập báo cáo chuyển về phòng kế toán.

2.1.2.3.2: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

- hiện nay công ty đang tổ chức công tác kế toán theo hình thúc chứng từ ghi sổ. Các loại sổ sách kế toán áp dụng tại công ty.

+ Sổ cái

+ Sổ chi tiết: gồm

+ + Sổ chi tiết nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ + + Sổ theo dõi TSCĐ

+ + Sổ chi tiết các khoản phải thu khách hàng + + Sổ chi tiết theo dõi thanh toán với nguời bán

+ + Sổ chi tiết theo dõi các khoản phải nộp ngân sách nhà nước + + Sổ chi tiết theo dõi các khoản phải nộp khác

 Ngoài sổ cái và các sổ chi tiết, còn có các sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt.

Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, quý Đối chiếu kiểm tra

- Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê chứng từ hay chứng từ ghi sổ, cuối kỳ căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ hoặc bảng kê chứng từ thì được dùng để ghi vào sổ kế toán chi tiết.

- Cuối kỳ tính số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, sau khi căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi khớp với số liệu ghi sổ tổng hợp chi tiết và sổ quỹ với sổ cái thì căn cứ vào sổ lập bảng cân đối số phát sinh và lên báo cáo tài chính.

- Trình tự ghi chép: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán ghi vào bản kê và chứng từ ghi sổ những nghiệp vụ có liên quan đến chi tiết thì mở sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào bản kê và chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái, đồng thời đối chiếu với số liệu ở các sổ chi tiết với sổ cái theo từng tài khoản. Cuối quý năm lập báo cáo, căn cứ vào số liệu để lập bảng cân đối, báo cáo tài chính và báo cáo khác.

2.1.3: Một số chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm (hàng hoá) tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH TM & XD Trung Bích (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w