Thực trạng đời sống người về hưu ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 69)

3. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình

3.3. Thực trạng đời sống người về hưu ở tỉnh Thái Bình

Đời sống người về hưu, khi họ còn đang làm việc thì ngoài lương chính ra họ còn có thểm các khoản thu nhập, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng,... nhưng đến khi họ về hưu thì họ chỉ nhận được một khoản tiền duy nhất lương hưu và không còn khoản thu nhập nào khác, đó là những người được hưởng trợ cấp hàng tháng, còn đối với những người hưởng trợ cấp 1 lần thì đời sống của họ sẽ ra sao?

Đa số người về hưu cho rằng đời sống về vật chất của mình kém đi so với khi còn đang làm việc. Ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng do điều kiện về nhiều mặt còn hạn chế, tiền lương của người lao động nói chung chỉ đu răn, không có để tích luỹ. Trong khi đó cuộc sống của người lao động trong thực tế còn nhiều phát sinh. Như học hành của con cái, cha già, mẹ héo, hiếu, hỷ,... Do vậy đời sống của người lao động khi về hưu còn rất nhiều khó khăn, đứng trên bình diện tổng thể với tiền lương hưu hàng tháng thấp. Có thể thấy điều này qua bảng dưới đây:

Bảng 10: Mức sống vật chất của nhóm xã hội về hưu phân theo nơi ở và giới tính

Đơn vị: %

Thực trạng vật chất Nông thôn Thành thị Chung

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Khá hơn 35,61 60,00 15,22 22,22 25,27 32,43

Không hơn, không kém 9,7 20,0 33,33 33,33 23,28 29,73

Kém hơn 43,7 20,0 44,44 44,44 50,36 37,84

Khó so sánh 0,47 0,77 0,76

Tổng 100 100 100 100 100 100

Theo bảng trên, chúng ta thấy cuộc sống của những người về hưu qua 2 khu vực nông thôn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể.

Mỗi khu vực có một ưu thế hơn; khu vực thành thị nhìn chung cuộc sống khó khăn, ngoài tiền trợ cấp lương hưu hàng tháng không có nguồn thu nhập nào khác, nếu họ không có nghề phụ,... trong thực tế đối tượng nghỉ hưu tuổi đả cao, sức khoẻ yếu do vậy nguồn thu khác rất ít, thậm chí không đủ chi tiêu nếu không có trợ giúp của con cái.

Theo giới tính với nam 56,92%, nữ 44,44% trong đó nam giới có cuộc sống khó khăn hơn nữ giới thường là trụ cột của gia đình khi thu nhập của họ bị giảm, sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của chính họ và gia đình họ. Nhưng đối với nữ giới lại có cuộc sống vật chất thấp hơn nam giới do mức sống bị giảm sút nên rất khó khăn cho họ. Trong khi đó họ có rất ít cơ hội để tăng gia sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình họ. Những người ở nông thôn lại có cuộc sống về vật chất đỡ bớt khó khăn hơn thể hiện ở nam chiếm 43,7%, nữ chiếm 20,0%.

Vì họ có thêm những nguồn thu nhập khác như: Trồng trọt, chăn nuôi,làm kinh tế VAC... đặc biệt đối tượng thuộc huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Hưng Hà họ có ưu thế về nghề truyền thống ,dệt, hàng mỹ nghệ cao,nghề biển. Cùng với các ưu thế đó giá cả ở khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị.

Mặt khác giữa các nhóm nghỉ hưu, mức lương có sự chênh lệch đáng kể.Đối với cán bộ quân đội khi còn công tác họ có mức lương khá và đóng quỹ BHXH cao, do vậy mức lương của họ cao hơn so với rất nhiều mức lương của phần lớn đối tượng cán bộ viên chức nghỉ hưu. Tuy nhiên phải chú ý đến các đối tượng có quá trình công tác và tham gia BHXH dài, họ giữ vị trí cao trong bộ máy của Nhà Nước và cơ quan của Đảng.

Như vậy cuộc sống của người về hưu cơ bản nhìn chung còn rất khó khăn. Cùng với giá cả sinh hoạt ngày càng cao, mức lương hưởng hàng tháng gần như cố định. Mặc dù vừa qua nhà nước có điều chỉnh lương tối thiểu lên 210.000 đồng, lương hưu được điều chỉnh theo Nghị định 175/CP, nghị định

77/CP tăng thêm là 16.7 %. Nhưng so với sự gia tăng của vật giá, mức tăng nên không đáp ứng ưu cầu .

Tuy nhiên sự điều chỉnh này cũng là góp phần giảm bớt mức nào đó khó khăn cho đối tượng chính sách nói chung và người về hưu nói riêng. Tuy nhiên, với đối tượng về hưu họ không chỉ muốn nhận duy nhất tiền lương, mà họ còn tiến hành tăng gia sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau (làm kinh tế CAV, bán hàng...) để tăng thêm thu nhập. Đây là vấn đề mặt nào đó mang tính tích cực nhưng nó cũng thể hiện được những yếu điểm của chính sách BHXH hiện hành. Trên thực tế thì đồng lương hưu chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu củ người về hưu như ăn, uống... nhưng đối với họ còn có các nhu cầu khác như ăn dưỡng tuổi già, du lịch... Những hoạt động đối với họ chỉ trông mong vào sự chu cấp của con cháu hoặc từ nguồn thu nhập thêm của họ.

Tóm lại: Mặc dù mức lương hưu chỉ bảo đảm tối thiểu cho người về hưu có cuộc sống bình thường và ổn định, như chúng ta cũng phải nhận thấy rằng chế độ trợ cấp này đã thể hiện tính xã hội cao mà Đảng và Nhà nước ta trong việc quan tâm đối với người về nghỉ hưu.

b. Đời sống về tinh thần.

Bất cứ người lao động nào trong xã hội hiện nay đều nhận thấy, khi nền kinh tế càng phát triển, con người được đáp ứng đủ về mặt vật chất thì nhu cầu mới xuất hiện, như nhu cầu về du lịch, vui chơi, giải trí... ngày càng đòi hỏi được đáp ứng.

Đối với người về hưu, càng cần có nhu cầu này vì nó thiết thực cho cuộc sống an hưởng tuổi già. Nó giúp họ tìm được giá trị của cuộc sống có ích. Như vậy nhu cầu về tinh thần là rất quan trọng đối với người về hưu, tuy nhiên nếu so sánh về nhu cầu này về đời sống tinh thần trước khi chưa nghỉ hưu ta thấy như sau:

Bảng 11: Đời sống tinh thần của người hưu trí so với trước khi nghỉ hưu Thực trạng vật chất Nông thôn Thành thị Chung

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Khá hơn 52,15 47,06 47,34 58,49 49,73 55,71

Không hơn, không kém 29,03 23,53 39,89 37,74 34,49 34,24

Kém hơn 17,74 29,41 12,23 3,77 14,49 10,00

Khó so sánh 1,08 0 0,53 0 0,80 0

Tổng 100 100 100 100 100 100

Bảng trên cho ta thấy: Đời sống tinh thàn của người về hưu ở hai khu vực nông thôn và thành thị rất khác nhau. Nhìn chung số người ở thành thị có đời sống tinh thần rất cao. Trong khi đời sống tinh thần của người về hưu ở nông thôn là hạn chế. Trong thực tế, ta thấy số người về hưu ở thành thị có nhu cầu về đời sống tinh thần cao. Nhưng cuộc sống đô thị luôn luôn có sự cạnh tranh để tồn tại. Cùng với nó là giá cả sinh hoạt cao, do vậy người về hưu luôn phải bươn trải để có thêm thu nhập, do đó đời sống tinh thần của họ không được thoải mái nhiều qua bảng trên nam 47,34%, nữ 58,49%. Trong khi đó số người về hưu ở khu vực nông thôn cảm thấy thoải mái hơn, họ vui vẻ cùng con cháu, chăn nuôi, trồng trọt... để tăng thêm thu nhập. Tỷ lệ này ở nam là 52,15% và nữ là 47,06%. Như vậy đời sống tinh thần là rất quan trọng đối với mọi người nói chung và những người về hưu nói riêng. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người về hưu và toàn xã hội. Cùng với các chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển, việc xây dựng các loại hình dịch vụ ngày càng cao của mọi người lao động trong đó có bộ phận đông đảo người lao động về hưu là một tất yếu.

Mặt khác cần phải tăng cường sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp, các ngành nơi người lao động về nghỉ hưu, thành lập tổ hưu trí, câu lạc

bộ hưu trí, câu lạc bộ dưỡng sinh, tổ chức các hoạt động tham gia du lịch sinh thái, du lịch văn hoá... Thực hiện tốt các lĩnh vực này sẽ mang lại cho người về hưu những lợi ích to lớn, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, cải thiện đời sống cho mọi người lao động. Làm tốt điều này sẽ phát huy được truyền thống cách mạng, nêu gương tốt con cháu noi theo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở nơi cư trú. Tăng cường truyền thống đoàn kết, trọng người già, nhất là những người có công với Đảng, với dân.

Quan tâm chăm sóc bồi dưỡng và phát huy, tôn trọng, trọng dụng những người về hưu là trách nhiệm của các cấp, các ngành mà cụ thể là hệ thống chính trị ở cơ sở nơi người về hưu cư trú. Trước hết cần chăm lo về mặt tinh thần, tình cảm như hỏi thăm khi ốm đau, gặp mặt nhân ngày tế, ngày lễ, phối hợp với các cơ quan BHXH để thực hiện tốt chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người về hưu, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để người về hưu tiếp tục cống hiến những khả năng còn lại của họ nhằm đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu và đẹp.

CHƯƠNG III:

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI

BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Sự nghiệp BHXH là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đề ra. Do vậy ngay từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tới việc xây dựng và ban hành chế độ chính sách BHXH đối với người lao động, thông qua Pháp lệnh quy định về các chế độ BHXH. Tuy nhiên trong từng thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước, đòi hỏi các chế độ chính sách phải thường xuyên sửa đổi và bổ sung cho phù hợp tình hình mới. Trước những đòi hỏi này, bước tiếptheo của các Pháp lệnh của Chính phủ, Nhà nước đã ban hành (Điều lệ BHXH tạm thời) kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 và Nghị định 236/HĐBT ngày 19 tháng 8 năm 1985, Nghị định 43/CP ngày 29 tháng 6 năm 1993 và Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1991. Đây là những văn bản pháp quy đánh dấu từng mốc thời gian về việc sửa đổi và bổ sung các chế độ chính sách BHXH.

Qua gần 7 năm thực hiện chế độ chính sách BHXH theo Nghị định 12/CP cho đến nay, ở trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, Nghị định này đã bộc lộ những tồn tại cần được xem xét lại nhằm sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Trước những tồn tại đó, chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm hưu trí đặt ra trước chúng ta nhiều yêu cầu, cần phải được thay đổi cho phù hợp khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hơn chế độ chính sách BHXH trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w