Định hướng về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 44 - 46)

4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ

1.1. Định hướng về thị trường

Việc đưa ra những định hướng mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là vấn đề thực sự cần thiết với hoạt động xuất nhập khẩu của Artexport. Công tác thị trường luôn được công ty quan tâm và đặt lên hàng đầu trong các định hướng phát triển. Điều đó có tính chất quyết định tới sự thành công của công ty trong thời gian tới

Mục tiêu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport là duy trì, củng cố đối tác cũ, đẩy mạnh khai thác thị trường hiện tại và không ngừng nỗ lực thu hút thêm khách hàng mới.

Nhật Bản là thị trường lâu năm của Artexport, Nhật luôn là nước nhập khẩu số lượng hàng hoá nhiều từ Việt Nam. Chính phủ của hai nước Việt Nam và Nhật Bản tạo điều kiện rất thuận lợi cho các công ty muốn đưa hàng hóa vào Nhật Bản. Vì vậy, cần phải tận dụng điều kiện thuận lợi này.Công ty đã và đang nỗ lực thực hiện các hoạt động như chỉ thị cho các phòng cử người làm đại diện ở nước ngoài, khuyến khích các biện pháp xuất khẩu, liên kết để xuất khẩu, phát triển hình thức gửi hàng. Tích cực mở các phòng trưng bày ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm, tham gia, xây dựng các gian hàng ở hội chợ triển lãm.

Ngoài thị trường Nhật Bản, công ty cũng quan tâm tới việc phát triển, mở rộng thị trường truyền thống như EU, Châu Á- Thái Bình Dương. Còn với

những thị trường mới như Bắc Mỹ, Trung Đông và Châu Phi, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ở đây tuy cao nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này vẫn còn thấp

1.2.Định hướng về kim ngạch xuất khẩu

Artexport luôn đặt ra cho mình mục tiêu kế hoạch trong dài hạn cụ thể như kế hoạch xuất khẩu của Artexport từ 2005 đến 2010 như sau :

Biểu đồ 2 : Kế hoạch Xuất khẩu hàng TCMN của Artexport từ 2005-2010 ( đơn vị 100 USD)

Nhìn vào hình trên cũng có thể thấy rằng kim ngạch được đặt ra mỗi năm đều tăng cao hơn. Những năm tiếp theo tăng hơn 10% đến 30% so với năm trước đó. Để có thể thực hiện được kim ngạch xuất khẩu cao như thế công ty

cần phải tăng xuất khẩu trực tiếp và giảm dần việc xuất khẩu gián tiếp như xuất khẩu uỷ thác.

Riêng với thị trường Nhật Bản, công ty phấn đấu tới năm 2010 tăng kim ngạch xuất khẩu lên 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w