Thứ nhất, đó là chính sách tiền lương:
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH nhất là đối với
khu vực Nhà nước quy định thang bảng lương vì khu vực này tiền lương phụ thuộc vào mức lương tối thiểu và hệ số lương. Nâng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên tăng số thu BHXH. Như vậy, mức lương tối thiểu đã tác động gián tiếp tới mức thu BHXH.
Thứ hai, là nguồn lực lao động:
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn tới việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với dân số trẻ (Năm 2010, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số) đang có lợi thế về nguồn lực lao động tham gia tham gia đóng góp vào quỹ BHXH song đến hết năm 2010 mới chỉ có hơn 9 triệu người tham gia (chiếm khoảng 20,5% số người trong độ tuổi lao động). Con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu.
Thứ ba, là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước. Vì thế, nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống nhân dân sẽ được nâng cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi và các doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng tăng lên. Ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến họ bị mất hoặc giảm thu nhập. Những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.
Thứ tư, mức độ chi trả các chế độ BHXH.
Mức độ chi trả các chế độ BHXH phụ thuộc vào: Số lượng các chế độ BHXH được áp dụng, số lượng người hưởng các chế độ BHXH,
tỷ lệ hưởng BHXH. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị các quốc gia tham gia phê chuẩn Công ước số 102 về BHXH phải áp dụng tối thiểu 3 trong 9 chế độ BHXH, trong đó ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp nuôi dưỡng. Nếu một quốc gia càng triển khai và áp dụng nhiều các chế độ trong số 9 chế độ thì số thu BHXH ngày càng lớn, ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 5 chế độ đó là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Tỷ lệ hưởng càng cao có nghĩa là số tiền chi trả cho các chế độ càng lớn, chính điều này đã đặt ra yêu cầu thu BHXH ngày càng cao hơn để tránh tình trạng mất cân đối quỹ BHXH. Thực tế tỷ lệ hưởng lương hưu của Việt Nam hiện nay là 75% thuộc vào một trong những nước có tỷ lệ hưởng lương hưu cao trên thế giới, thông thường các nước chỉ ở mức 60% - 65%. Song lương hưu ở Việt Nam lại thuộc vào những nước thấp trên thế giới, sở dĩ có nghịch lý này là do: Mức đóng BHXH của người tham gia BHXH vào quỹ BHXH rất thấp do căn cứ vào tiền lương theo thang bảng lương Nhà nước quy định hoặc lương ký trên hợp đồng, mà đây là những mức lương rất thấp. Khi tuổi nghỉ hưu càng được nâng lên thì mức thu càng tăng, giảm nguy cơ mất cân đối quỹ, ngược lại khi tuổi nghỉ hưu càng thấp thì nguy cơ mất cân đối quỹ càng sớm xuất hiện bởi vì khi nghỉ hưu sớm thì số thu được của quỹ không những ít mà quỹ phải chi nhiều hơn cho ngườì lao động khi về hưu.
Như vậy, để số huy động vào quỹ BHXH ngày càng cao nhằm đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối lâu dài, ổn định thì việc nâng cao hiệu quả thu BHXH là một trong những công việc được đặt ra hàng đầu, tuy nhiên để có thể nâng cao hiệu quả thu BHXH chúng ta cần phải giải quyết hài hoà và căn cứ vào các nhân tố tác động đến công tác thu, qua đó chúng ta tìm ra những nhân tố tác động tích cực để phát huy tiềm năng thế mạnh, tìm ra những nhân tố tác động tiêu cực để có biện pháp hạn chế và điều chỉnh kịp thời.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ