Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ ĐIỆP DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM (Trang 100 - 105)

b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người

3.2.2Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ

Cách nói của người dân ở một địa phương thường phản ánh những đặc trưng của môi trường mình đang sống. Nói khác đi, những cảm nhận quen thuộc của họ bao giờ cũng

được thể hiện qua cách diễn đạt của mình. Với người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, môi trường sông nước miệt vườn đã tạo cho họ một cách nói tương ứng. Trong điều kiện giao lưu, tiếp nhận những bản sắc độc đáo riêng từ cách nói của người dân mỗi miền, cách nói của nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam nói riêng và của người Nam Bộ nói chung phần nào đẽ thể hiện được nét đặc trưng của người dân vùng sông nước, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho cách diễn đạt của tiếng Việt toàn dân.

Phương ngữ Nam Bộ tuy giàu sắc thái biểu cảm nhưng cũng có khi gây cho người khác

địa phương một sự khó hiểu. Có nhà nghiên cứu đã xem “ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam là đặc sản của phương ngữ Nam Bộ” [89, 389]. Cách đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam đã bộc lộ những nét riêng trong lối sống và cách cư xử của người dân Nam Bộ, thể hiện văn hóa vùng miền của chính họ. Ngôn ngữ nhân vật (chủ yếu là ngôn ngữđối thoại) trong truyện Sơn Nam là ngôn ngữ thường nhật của người dân Nam Bộ. Nó thể hiện được tính cách và tâm lý ứng xử của họ trong cuộc sống, đó là sự bộc trực, mộc mạc, dân dã, tính hào hiệp, trọng nghĩa,…

Đây là một đoạn đối thoại thú vị trong truyện Mùa len trâu, một truyện ngắn đã

được chuyển thể thành phim:

Chú TưĐinh lại vấn điếu thuốc thứ nhì, mỉm cười khi thấy từ chân trời một cơn mưa to hơn sắp kéo đến:

- Ừ! Mưa hoài đi. Ông trời năm nay biết điệu, thuận mùa, thuận tiết… Thím Tư phản đối chồng:

- Mưa vài đám nữa thì có môn leo lên nóc nhà mà ở. Ba cái lu, cái hũ trôi lểnh nghểnh trong nhà rồi, ba nó chưa hay sao? Gạo hết, tiền hết…”

Chú Tư chờ thằng Nhì vào nhà. Nó cởi cái áo ướt mem quăng trên sàn:

- Xung quanh đây hết cỏ rồi. Làm sao bây giờ hở ba? Trâu đói nữa, con mắt nó đổ ghèn hoài.

Chú nói:

- Bên giòng cát Sóc Xoài… Mày có qua tới không?

- Có. Mà hết cỏ rồi. Mấy lõm cỏ sau chùa không đủ cho trâu bò ở đó ăn, đâu có dư tới mình. Trâu mình ốm nhiều. Từđây tới nước giựt còn ba tháng nữa, làm sao chịu nổi.

Hồi đầu mùa, tao biểu giao trâu cho họ len đi miệt khác kiếm cỏ. Má mày ngăn cản. Bây giờ tới nước này rồi,…

Trong một gia đình nông dân Nam Bộđiển hình như nhà chú TưĐinh, mọi người có cách ăn nói quá “bình đẳng, dân chủ” mới nghe tưởng như thiếu tính “lễ nghi, thứ bậc, tình cảm” nhưng xét kĩ đối với nông thôn Nam Bộ thì điều ấu cũng thật bình thường. Đó chính là những lời nói chân chất, bình dị như chính cuộc đời họ vậy.

Ông bà hương trưởng Neo vốn là những người nông dân nghèo khó, cơ cực nhờ chi li tính toán mà họ trở nên khá giả (Bc tranh con heo). Trong một chuyến ra chợ, ông bà

đã tính toán tất cả mọi thứ sao cho tốn ít chi phí nhất. Thức ăn và nước uống mang theo dùng đủ cho cả ngày, thậm chí còn dư mang về. Đoạn đối đáp sau đây của họ khi đã bước chân lên chợ cho ta thấy rất rõ đặc điểm của những người nông dân:

- Kiếm chỗ nào nghỉ chân một chút.

- Bộ ông đói hả?

- Mình mượn cái ghế mà ngồi …tạm. Họ tính bao nhiêu thì mình trả. Vài cắc bạc, chớ không lẽ nhiều.

- Phải à, kiếm một quán nào nho nhỏ. Uống bậy chén nước trà Huế, không chừng rẻ hơn.

Hay đoạn đối thoại sau giữa thằng Lợi và con Lài trong truyện Cây huê xà:

Thằng Lợi day lại cười:

- Đi đâu vậy cô hai … rắn bông súng?

Con Lài sực nhìn chiếc áo có bông đang mặc. Nó e thẹn, liếc thằng Lợi:

- Em giống như con rắn bông súng. Còn anh, áo đen mốc như con rắn hổđất. Cười em làm chi.

- Rắn đâu dám cười rắn. Nó vừa nói vừa nắm tay con Lài.

Cách nói của con Lài và Thằng lợi mang đậm chất dân dã, mộc mạc, không hoa mĩ, trau chuốt bằng những lời hay ý đẹp của những đôi trai gái yêu nhau.

Nhiều đoạn đối đáp trong truyện Ngó lên S Thượngđã để lại ấn tượng không nhỏ

trong lòng ngưới đọc vềđặc điểm của con người Nam Bộ. Nhân vật “tôi” trong “chuyến đi tiêu dao nhiều phen” đã gặp lại Tư Đinh, một người bạn ở Cần Thơ hồi còn “tiền khởi nghĩa”, bây giờ sống sung sướng, nhà cửa cáo ráo, vợ con đề huề. Khi nhận ra nhau, họđã hết sức chân tình, cởi mở, tối hôm ấy TưĐinh còn nấu hẳn một nồi chè đậu xanh với sữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đểđãi bạn:

Vừa gặp tôi, thằng Đinh hò reo:

- Hay quá ta! Thời buổi này, gặp nhau là điều sung sướng. Làm tới chức gì rồi? Tôi đáp:

- Ở không, chơi lai rai. Còn mày?

- Cũng vậy thôi. Miễn là không theo Tây. Vô nhà chờ.

Nhà giống như căn chòi, cất tạm nhưng bày biện khéo léo. Thằng Đinh cho biết:

Người Nam Bộ luôn hiếu khách và tiếp đãi bạn bè hậu hĩ. Dù họ giàu hay nghèo thì những người từ nơi khác đến vẫn được đối xử tử tế, dành cho những miếng ăn ngon nhất, chỗ ngủ tốt nhất.

Còn đây là truyện Cô Út v rng, một trong những truyện ngắn hay của Sơn Nam

được nhiều người biết đến. Câu chuyện Cô Út về làm dâu về xứ Cạnh Đền mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc về tình người, về mối quan hệ ruột thịt trong gia đình. Qua truyện ngắn này, Sơn Nam như mời gọi người đọc đến một gia đình Nam Bộ điển hình để nghe tâm sự của những bậc làm cha làm mẹ khi gả con gái đi xa:

- Ông hút điếu thuốc, chập sau mỉm cười, đắc thắng. Bà day lại:

- Ông gả thì gảđi. Đường xá xa xôi làm sao nó về thăm mình được. Nãy giờ tôi quên chuyện đó.

- Dễợt. Miễn con gái mình có hiếu.

Bà Cả bỏđi chỗ khác còn day lại nói một câu:

- Để coi nó nhớ hay quên. Xuống miệt Cạnh Đền, muỗi ăn thịt nó. Nó bỏ thây ở đó, hai ba năm chưa chắc về thăm mình một lần. Lần hồi mất gốc rễ, nó nhè lấy tên mình đặt trúng cho con cháu nó mà không hay.”

Ở truyện Con cá chết di, Sơn Nam sử dụng những từ ngữ rất giản dị, mộc mạc trong đoạn đối thoại giữa nhân vật Hồng, người phụ nữ đã “xa” chồng mười năm đang ở

vậy nuôi con và anh Hai Tỵ, người cũng đang trong hoàn cảnh cô đơn:

Anh muốn “quá giang” qua sông? …Cô lầm rồi. Tôi mời cô lên bờ.

Huệ tức giận lên tiếng để hỗ trợ với mẹ:

- Ổng không quá giang thì mình cứ bơi tới, hơi đâu mà hỏi.

Hồng không nghĩ rằng mình là kẻ đang yếu thế. Tuy “mẹ góa con côi”, nàng đã nuôi con đến khôn lớn. Nàng dám xuống miệt này để gặt lúa và làm mắm, bất chấp đường xa.

- Ủa! Bơi đi đâu lạ vậy? Tôi đâu phải ăn cướp. Tôi là đứa biết điều giàu lòng nghĩa hiệp. Đời tôi cô độc lắm. Tôi nhảy xuống rạch bây giờ!

Đòi tự tử để hăm dọa kẻ giàu tình cảm chăng?Hồng mỉm cười để lộ hai má lúm đồng tiền:

- Chết đâu chết phứt đi. Lì lợm quá. Để người ta làm ăn. Hai Tỵ nói:

-Tôi nhảy xuống rạch để níu chiếc xuồng của cô. - Đủ rồi nghen! Đừng nói dai.

Tính bộc trực thẳng thắn được thể hiện rõ trong lời nói của nhân vật Hai Tỵ, còn cô Hồng hiện lên là người phụ nữ góa chồng nhưng đứng đắn và khá đáo để trong cách nói năng đối đáp. Đoạn đối thoại còn để lại chút dư vị hài hước hóm hỉnh qua lời nói bông đùa của nhân vật Hai Tỵ. Quả thật cách ăn nói có phần táo tợn của anh đã làm cho người khác phải để ý đến mình.

Đoạn đối thoại sau giữa Tư Bình Thủy và cặp rằng Be (Nht phá sơn lâm) lộ rõ lên tính cách của con người Nam Bộ. Khi anh Tư Bình Thủy đang kể chuyện xứ mình và nói vài câu thơ Vân Tiên cho đám tay rìu rừng U Minh cùng nghe thì cặp rằng Be xuất hiện. Hắn chống xuồng từ trong rừng đi ra, hất hàm lên:

-Ê, Tư Bình Thủy nói dóc cái gì đó? Thằng này bữa nay bày đặt o mèo nữa hả? Thi phú của mày ăn nhập vào đâu?

Tư Bình Thủy trợn mắt nhìn cặp rằng Be. Hắn nhếch mép:

- Nói chơi không được hả? Tao cho mày hay: cô Mịn muốn có hạnh phúc thì hãy tìm một người giống như tao. Cô sẽ có áo bông quần lãnh.

Rồi hắn day lại nhìn cô Mịn mà cười: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải vậy không cô Mịn? Cưa củi làm chi mà áo rách vai, rách ngực. Người ta thấy da, thấy thịt của cô kìa…cô dòm lại coi…trắng xát.

Nhanh như chớp Tư Bình Thủy xách búa lội nước đùng đùng lại gần xuồng cặp rằng Be mà chửi:

- Ỷ làm cặp rằng hả? Đồ tục tĩu! Tao chém mày!

Trong những trường hợp điển hình, đụng chạm đến danh dự và quyền lợi của họ, những người dân nghèo Nam Bộ như anh Tư Bình Thủy lại bộc lộ sự thẳng thắn và có

những hành động rất nóng nảy. Họ không thể bằng lòng và không chịu để yên cho những kẻ ăn nói tráo trở, hành động xấc xược như tên cặp rằng Be chẳng hạn.

Nắm bắt được vai trò quan trọng của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học, Sơn Nam đã chú ý xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của mình luôn đi kèm ngôn ngữ với hành động. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, cách nói của họ luôn tương ứng với hành động họ sẽ làm. Từđó, giúp người đọc có thể nhận ra đặc điểm về tính cách của con người Nam Bộ. Đểđạt được sự nhất quán cao độ trong cách thức xây dựng nhân vật như trên, Sơn Nam hẳn đã phải làm việc rất vất vả. Đây chính là một trong những điểm đáng ghi nhận của nhà văn Sơn Nam.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ ĐIỆP DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM (Trang 100 - 105)