1. Định hướng phát triển của Tổng Công ty đến năm 2010.
Là một Tổng Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như việc thu hút vốn vào hoạt động phát triển nhà và đô thị, cần thiết phải đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cũng như đào tạo, nâng cao trình độ của bộ máy quản lý.
Theo định hướng của Tổng Công ty, trên cơ sở điều kiện hiện có và yêu cầu của hoạt động kinh doanh, Tổng Công ty dự kiến chuẩn bị triển khai đầu tư khu vực văn phòng làm việc tại Hà Nội. Tổng Công ty đang khẩn trương tiến hành các thủ tục điều tra nghiên cứu thị trường, các điều kiện phục vụ đầu tư và các vấn đề liên quan phục vụ lập dự án đầu tư để quyết định phương án đầu tư trong thời gian sớm nhất. Tổng Công ty dự kiến triển khai đầu tư tiếp cơ sở vật chất giai đoạn 2008 – 2010 cho các đơn vị: văn phòng công ty tại Hà Nội, chi nhánh tại Hà Tây, văn phòng tại một số địa phương khác.
Mục tiêu đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuất của Tổng Công ty bao gồm: đầu tư xây dựng nhà xưởng, phục vụ cho công tác tư vấn, thí nghiệm; đầu tư xe máy, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh; đầu tư thiết bị và dụng cụ văn phòng, dụng cụ chức năng tư vấn chuyên dùng…
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng và nâng cao trình độ quản lý. Mục tiêu đào tạo đến năm 2010 là: nâng cao trình độ quản lý điều hành của bộ máy quản lý Tổng Công ty về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ; đào tạo, bổ sung lực lượng cán bộ quản lý cho các phòng, chi nhánh, ban quản lý dự án, các cán bộ chuyên ngành…; tuyển dụng thêm lao động mới có năng lực, ngành nghề phù hợp với yêu cầu hoạt động mới của Tổng Công ty.
Ngoài ra, Tổng Công ty cần đào tạo các cán bộ chuyên môn kỹ thuật ngành xây dựng: đào tạo cho công tác quản lý dự án đầu tư; đào tạo chuyên ngành cho 100% cán bộ, nhân viên chuyên ngành thực hiện các công việc đòi hỏi chứng chỉ chuyên môn như kinh tế xây dựng, tư vấn giám sát, chuyên gia xét thầu…
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Cân nhắc những khó khăn và thuận lợi trong thời gian tới, VINACONEX dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008, được thể hiện trong bảng số liệu như sau:
Bảng 8:
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Kế hoạch
năm 2008
% kế hoạch 08/07
1 Tổng doanh thu triệu đồng 3.453.000 101%
2 Tổng lợi nhuận triệu đồng 305.000 111%
3 Vốn điều lệ bình quân năm triệu đồng 2.000.000 133%
4 Cổ tức % 12 --
5 Thu nhập bình quân tăng 1.000 đồng 4.700 115%
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX.
Về tổng doanh thu: Tổng Công ty đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2007. Trong đó Công ty mẹ đạt 3.453 tỷ đồng.
Về lợi nhuận: Tổng Công ty đạt 480 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 305 tỷ đồng.
Về kim ngạch xuất khẩu: Tổng Công ty đạt 90 triệu USD, tăng 9,4% so với năm 2007.
Về vốn đầu tư phát triển: Tổng Công ty đạt 5,250 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2007. Trong đó Công ty mẹ đạt 4.130 tỷ.
Cổ tức Công ty mẹ dự kiến đạt 12%
Dự kiến phát hành thêm 1.500 tỷ giá trị cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
3. Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.
Năm 2007 vừa qua, tập thể những người lao động VINACONEX đã hết sức nỗ lực, hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Để tiếp tục tăng trưởng, hoàn thiện các dự án, Tổng Công ty cần tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Tổng Công ty cần tiếp tục hoàn thiện công tác đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác quản trị kinh doanh từ Tổng Công ty đến các đơn vị theo mô hình cổ phần hóa toàn Tổng Công ty, trong đó quan tâm kiện toàn và tiếp tục sắp xếp các linh vực sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng Công ty và các công ty thành viên.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần quản lý và thực hiện tốt tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm do Tổng Công ty làm tổng thầu và chủ đầu tư:
- Hoàn thành tiến độ xây dựng các công trình như: thủy điện Buôn Kuốp, Buôn Tuasarh, thủy lợi Cửa Đạt, thủy điện Cửa Đạt, thủy điện Ngòi Phát…
- Hoàn thành tiến độ xây dựng trụ sở VINACONEX tại 34 Láng Hạ, khu nhà ở No5 và 15T Trung Hòa – Nhân Chính.
- Kết thúc đầu tư, đưa 2 nhà máy xi măng Cẩm Phả và Yên Bình vào sản xuất ổn định, cung cấp khoảng 3 triệu tấn xi măng trên thị trường. Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư mở rộng nâng gấp đôi công suất hiện có. Đồng thời chuẩn bị đầu tư cải tạo nâng công suất nhà máy xi măng Lương Sơn – Hòa Bình.
- Hoàn thành giai đoạn cuối cùng dự án cấp nước Sông Đà, đưa nước sinh hoạt về vành đai 3 Hà Nội trong quý 3/2008.
- Hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện các dự án đầu tư như: Dự án Cái Giá – Cát Bà, Khu Đô thị Bắc An Khánh, Đô thị Thảo Điền, Vĩnh Điềm
- Hỗ trợ các công ty thành viên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: xi măng, đã ốp lát, ống sợi thủy tinh, ống nhựa PPR, gạch xây và lát, kính xây dựng, cấu kiện cơ khí xây dựng…
Tổng Công ty cần rà soát kỹ các chi phí đầu vào nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, các loại chi phí gián tiếp… Quản lý chặt chẽ hệ thống định mức giá và giá cả mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ trong bối cảnh giá cả tăng cao như hiện nay, thực hành tiết kiệm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong hoàn cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như hiện nay, thì việ đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ là một giải pháp quan trọng để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chú trọng công tác tổng kết, đánh giá, khen thưởng để công tác khoa học công nghệ, phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất thực sự trở thành phong trào rộng khắp.
Không chỉ có vậy, Tổng Công ty cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ quản lý về quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ, chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực bậc cao. Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao điều kiện sống và làm việc cho người lao động, tích cực triển khai chủ trương xây dựng nhà ở cho người lao động, đảm bảo việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca và các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
II – Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty giai đoạn 2008 – 2010.
1. Nhu cầu về vốn.
Đối với một Tổng Công ty lớn như VINACONEX, nhu cầu về vốn là rất lớn. Đặc biệt các dự án của Tổng Công ty đều là các dự án mang tính chiến lược của Thành phố. Vốn tự có của Tổng Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu vốn cần có trong năm 2008 để thực hiện các dự án:
KẾ HOẠCH VỐN CHO CÁC DỰ ÁN CỦA TCT
Đơn vị: tỷ đồng
STT Tên dự án Tổng nhu cầu vốn đầu
tư trong năm 2008
Trong đó vốn tự có 1 Dự án đường Láng – Hòa Lạc 1.510 110 2 Dự án Xi măng Cẩm Phả 1.463 124 3 Dự án nước Sông Đà 500 200 4 Dự án trụ sở Tổng Công ty 34 Láng Hạ 183 29 5 Dự án hạ tầng kỹ thuật KĐT Cái Giá – Cát Bà 323 65 6 Dự án KCN Bắc Phú Cát 87 14 7 Dự án Nhà N05 1.156 80 8 Dự án TTTM Chợ Mơ 334 334 Tổng cộng 5.556 956
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX
Như vậy, lượng vốn tự có của Tổng Công ty mới chỉ đáp ứng được 17,2% nhu cầu vốn cho các dự án trong năm 2008. Ngoài việc phát hành cổ phiếu thu hút vốn, VINACONEX đã chủ động ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ về vốn để thực hiện các dự án này.
2. Những cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty. triển nhà và đô thị của Tổng Công ty.
Hội nhập WTO, chúng ta đã loại bỏ hàng rào thuế quan, giảm thuế nhập khẩu. Hội nhập quốc tế, nền kinh tế của chúng ta từng bước được đổi mới, điều
đó đã tạo ra những cơ hội và thách thức không chỉ cho Tổng Công ty nói riêng mà cho cả nền kinh tế nói chung.
Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, Tổng Công ty đứng trước những cơ hội lớn sau:
- Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm. Điều đó tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như mở rộng các quan hệ buôn bán hợp tác với các nước bên ngoài.
- Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của VINACONEX ngày càng được cải thiện và mở rộng. Đây là tiền đề quan trọng trong việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo tốc độ tăng trưởng.
- Hội nhập quốc tế đã từng bước làm xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động, tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, đối đầu với cạnh tranh. Đó là một đội ngũ lao động đầy tiềm năng mà Tổng Công ty đang rất cần đến.
Trong khi nhận thức được rõ những cơ hội có được do việc hội nhập WTO mang lại, Tổng Công ty cũng thấy hết những thách thức sẽ phải đối đầu. Năm 2008 đặt ra nhiều thách thức, nổi bật trong đó là các khó khăn khách quan đã biểu hiện rõ trong các tháng đầu năm 2008 như:
- Giá nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng cao (dự báo tăng khoảng 25 – 40% so với năm 2007), lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng gấp rưỡi, các mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn do đồng đô la giảm giá so với đồng nội tệ, chi phí đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng…
- Chi phí đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng, nhưng giá bán sản phẩm tăng chậm hơn nhiều, do đó khả năng lợi nhuận sẽ giảm và sự cạnh tranh về giá sẽ tạo áp lực lớn cho các công ty sản xuất.
- Lực lượng lao động có kỹ thuật, có tay nghề và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý còn thiếu nhiều (đặc biệt ở những khu vực xa và khó khăn).
- Việc huy động vốn cho các dự án đầu tư không thuận lợi do các Ngân ầng hạn chế cho vay, đồng thời lãi suất vay cao hơn trước. Thị trường chứng khoán suy giảm, kém hấp dẫn nên kênh huy động vốn này cũng không dễ dàng.
Trong chiến lược phát triển của mình đến năm 2010 và các năm tiếp theo, VINACONEX luôn coi lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổng Công ty. Ngoài mang lại lợi nhuận, lĩnh vực này còn hỗ trợ cho lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp Vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác cùng phát triển.
Phấn đấu đến năm 2010, VINACONEX là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, VINACONEX sẽ không ngừng củng cố và phát triển các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực này, hình thành các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản và đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản.
III – Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty.
Tổng Công ty VINACONEX là một Tổng Công ty lớn, thực hiện các dự án đầu tư trọng tâm cho xây dựng phát triển nhà và đô thị. Lượng vốn đầu tư cần thiết của Tổng Công ty là rất lớn. Để duy trì đà tăng trưởng và củng cố chất lượng tăng trưởng, nhiệm vụ công tác của năm 2008 là rất nặng nề. Tổng Công ty có thể áp dụng các phương pháp sau để có thể huy động được lượng vốn cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển của mình:
1. Tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. và ngoài nước.
Tổng Công ty cần tiếp tục mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước nhằm huy động đa dạng các nguồn vốn, nâng cao tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng vốn đầu tư.
Muốn đạt được như vậy, trước hết Tổng Công ty cần tiếp tục hoàn thiện công tác đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác quản trị kinh doanh theo mô hình cổ phần hóa toàn Tổng Công ty, trong đó cần quan tâm kiện toàn và tiếp tục sắp xếp các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bộ máy kinh doanh, tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng Công ty và các công ty thành viên. Tiếp tục nâng cao điều kiện sống và làm việc cho người lao động, tích cực triển khai chủ trương xây dựng nhà ở cho người lao động, đảm bảo việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca và các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động. Có như vậy mới tạo được uy tín, niềm tin đối với các nhà đầu tư, dễ dàng tiến tới các hợp đồng đầu tư phát triển, đồng thời thu hút được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn vào Tổng Công ty.
Không phải ngẫu nhiên mà VINACONEX được lựa chọn làm nhà đầu tư cho 2 dự án trọng điểm là Khu đô thị Bắc An Khánh và mở rộng đường cao tốc Láng Hòa Lạc. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: Hàn Quốc đánh giá cao những hoạt động hiệu quả của VINACONEX trong những năm qua, coi đây là đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực hợp tác đầu tư và liên doanh liên kết. Đồng hành với VINACONEX trong 2 dự án trọng điểm này sẽ là công ty POSCO E&C, một công ty xây dựng lớn nhất Hàn Quốc hiện nay với nhiều lĩnh vực hoạt động không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Hiện nay POSCO E&C được biết đến như một nhà đầu tư, nhà thầu xây lắp phát triển các trung tâm thương mại, công trình giáo dục văn hóa thể thao, văn phòng làm việc và nhà ở cao tầng cùng các khu đô thị hoàn chỉnh hàng đầu Hàn Quốc với công nghệ tiên tiến và khả năng tài chính dồi dào.
Việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh là điều thường xảy ra trong hoạt động của các doanh nghiệp. Không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách vay ngân hàng. Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư them trang thiết bị, cơ sở vật chất, các doanh nghiệp thường cần vốn lớn với thời gian dài, các ngân hàng thương mại thường ít khi có thể đáp