Thách thức của Kỳ Nghỉ Việt và các doanh nghiệp lữ hành trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 49 - 53)

c. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ công ty

2.3.4 Thách thức của Kỳ Nghỉ Việt và các doanh nghiệp lữ hành trong nước

năng lực cạnh tranh cao hơn so với những doanh nghiệp trong nước. Chương trình du lịch sẽ hấp dẫn và an toàn hơn.

2.3.4 Thách thức của Kỳ Nghỉ Việt và các doanh nghiệp lữ hành trong nước nước

Ngành du lịch VN đến nay đã tròn 45 tuổi, song mới chỉ thực sự có những khởi sắc trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do đó, kinh nghiệm, vốn, nhân lực chưa thực sự đủ mạnh. Mới bắt đầu hội nhập và vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú... cũng là những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp. Kỳ Nghỉ Việt cũng như các công ty du lịch khác trong nước sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới. Nhất là Kỳ Nghỉ Việt lại là một công ty nhỏ thì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước đã vất, chưa nói gì đến các công ty nước ngoài.

Trong thời gian tới, cạnh tranh trong ngành sẽ rất gay gắt. Hiện tại, nguồn khách quốc tế do các công ty lữ hành quốc tế lớn chi phối, bởi họ có năng lực

tài chính mạnh và khả năng khai thác thị trường trên toàn cầu. Những công ty này sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với các công ty lữ hành trong nước.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, mà phải thực sự bắt tay vào cuộc, thực sự tự thân nỗ lực. Trong những năm qua, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã hoạt động kinh doanh dưới hàng rào bảo hộ chắc chắn của Nhà nước, khi các công ty nước ngoài không được phép mở chi nhánh hoặc tham gia trong lĩnh vực này với 100% vốn, mà chỉ có thể hoạt động dưới dạng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong một tỷ lệ vốn đóng góp khá hạn chế. Nhưng tình thế đã thay đổi, doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước đang phải đối diện trước một thực tế là vào WTO thì hàng rào bảo hộ sẽ được dỡ bỏ. Việt Nam phải thực hiện cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ lữ hành, trong đó cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến nước ta dưới hình thức đầu tư 100 % vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn lớn hơn.

Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách, nhiều khả năng, các công ty nước ngoài sẽ áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và không ít doanh nghiệp thiếu năng lực cạnh tranh sẽ phải ra đi. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập khi sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện.

Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các công ty kinh

doanh lữ hành, bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn sẽ "bắt tay" tạo ra những liên kết nhằm giành ưu đãi như đặt chỗ, đặt phòng cho họ và đẩy các công ty yếu tiềm lực đã khó khăn về nguồn khách, lại càng rơi vào tình trạng thiếu và khó khăn hơn. Còn khi, nếu hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng đủ, các liên kết này lại tiếp tục dành cho nhau ưu đãi về giá, chất lượng dịch vụ. Một điểm khác là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng tài chính sẽ không ngần ngại có những chính sách thu hút nhân lực giỏi chuyên môn từ các doanh nghiệp trong nước. Những thách thức mà công ty Kỳ Nghỉ Việt cũng như các doanh nghiệp lữ hành trong nước gặp phải khi Việt Nam gia nhập WTO có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hiện còn rất hạn chế. Bởi lẽ, đa số các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và ít vốn.

Theo điều tra mới nhất hiện có 51,3% doanh nghiệp có dưới 10 người lao động, 44% doanh nghiệp có từ 10 đến 200 lao động, chỉ có 1,43% doanh nghiệp có từ 200 đến 300 lao động, 42% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỉ đồng, 37% doanh nghiệp có vốn từ 1 tỉ đến 5 tỉ đồng và chỉ có 8,18% doanh nghiệp có vốn từ 5 tỉ đến 10 tỉ đồng.

Trong điều kiện quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn ít các doanh nghiệp Việt Nam lại gặp một thách thức rất lớn đó là chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng kinh nghiệm quản lý. Kết quả điều tra hơn 63.000 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy: 43,3% lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ trở lên chỉ có 2,99%.Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp...

Thứ hai, sự lạc hậu về khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp lữ hành trong nước. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công

nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Nhiều công ty chưa hoạt động trên mạng internet, thông tin cập nhập vẫn còn chậm. Khách hàng thiếu thông tin về dịch vụ và chương trình của công ty.

Thứ ba, Sự yếu kém về thương hiệu các doanh nghiệp.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Trên thực tế, trong nhiều sản phẩm của Việt Nam yếu tố cấu thành của tri thức, công nghệ thấp, trong khi yếu tố sức lao động và nguyên vật liệu cao... Điều đó làm cho năng lực cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không có ưu thế rõ rệt trên thị trường.

Thứ tư, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đa số các doanh nghiệp lữ

hành Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến, giới thiệu một cách bài bản về sản phẩm cho khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo...Vì vậy, chi phí cho quảng cáo rất thấp, chỉ dưới 1% doanh thu (tỷ lệ này của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 10% đến 20% doanh thu).

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG BỐI CẢNH

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w