Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện tối ưu xác định Cu(II), Zn(II), Co(II) (Trang 34 - 35)

Từ những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi ứng dụng phương pháp đo quang để tiến hành phân tích Cu(II), Zn(II), Co(II) trong phân vi lượng. Việc lựa chọn thuốc thử cũng khá quan trọng, trong đề tài này, thuốc thử được sử dụng là PAN - là thuốc thử hữu cơ phổ biến, tác dụng được với nhiều nguyên tố, rất thuận lợi cho việc xác định cả ba nguyên tố chỉ với một thuốc thử này. Với thuốc thử đó và tránh việc chiết với dung môi hữu cơ độc hại, chúng tôi lựa chọn giải pháp là dùng môi trường mixen trung tính, có tác dụng làm tăng độ tan của phức kim loại với PAN.

Khảo sát đặc trưng của hệ M(II) – PAN - Chất hoạt động bề mặt

• Xét phổ đặc trưng, ảnh hưởng của pH, mixen, nồng độ thuốc thử.

• Xác định khoảng tuyến tính, xác định giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng.

• Để ứng dụng, xét ảnh hưởng của nguyên tố này đến nguyên tố kia và cách loại trừ ảnh hưởng, tách các ion khi chúng cùng có mặt.

Xác định từng nguyên tố

• Xác định từng nguyên tố trong điều kiện tối ưu trên bằng phương pháp tách sắc kí trao đổi ion.

Xác định đồng thời các nguyên tố

• Xác định độ hấp thụ quang ứng với từng bước sóng, kiểm tra tính cộng tính.

• Xây dựng ma trận sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ. Lựa chọn phép xác định trong số các thuật toán CLS, ILS, PLS, PCR.

• Xây dựng ma trận các mẫu kiểm tra, đánh giá mức độ chính xác của phương pháp, khả năng ứng dụng vào mẫu thực tế.

Tiến hành phân tích mẫu

• Đánh giá độ thu hồi, đối chiếu kết quả với phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện tối ưu xác định Cu(II), Zn(II), Co(II) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w