Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam ppt (Trang 72 - 84)

nghiệp cách mạng của nước ta

Công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay đã làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện nâng cao. Hiện nay việc mở cửa, giao lưu và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới đã mở ra cho đất nước ta nhiều cơ hội và thời cơ mới cho sự phát triển, nhưng cũng đưa lại không ít nguy cơ và thách thức mới. Các tôn giáo nước ta chịu ảnh hưởng lớn hơn, mạnh hơn từ phía bên ngoài. Một trong số đó là nguy cơ "diễn biến hòa bình", trong đó có vấn đề lợi dụng hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và Phật

giáo nói riêng để hòng phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối, tạo cớ can thiệp, chống phá sự nghiệp đổi mới, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Đấu tranh chống các hiện tượng lợi dụng, xuyên tạc hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng Phật giáo là yêu cầu bức thiết đối với việc chống lại nguy cơ diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta tiến lên giành những thành tựu to lớn hơn. Muốn vậy chúng ta phải không ngừng nâng cao

trình độ nhận thức về mọi mặt cho quần chúng nhân dân. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải được

thực hiện thường xuyên lâu dài, mà trọng tâm là công tác giáo dục và đào tạo của nước ta. Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ sự cần thiết phải tạo ra được bước chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [7, tr. 108].

Phát triển giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao trình độ nhận thức khoa học cho nhân dân là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả xã hội, của mỗi gia đình và mỗi công dân, sự cần thiết phải có sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập. Cần phải chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

trong toàn dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao. Thực tế những năm qua cho

thấy, công tác giáo dục thế giới quan duy vật của chúng ta còn có những hạn chế nhất định, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chúng ta phải xác định nhiệm vụ này rất phức tạp và khó khăn, nhất là trong điều kiện hiện nay khi chủ nghĩa xã hội thế giới đang lâm vào thoái trào. Chính vì vậy mà việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nhận thực khoa học và chủ nghĩa vô thần cho quần chúng nhân dân là rất quan trọng. Vấn đề giáo dục tri thức tôn giáo trong nhà trường có ý nghĩa hết sức lớn lao. Qua đó đã giúp con người nhìn nhận, có thái độ đúng đắn với tôn giáo, thấy được cái tiến bộ cũng như cái hạn chế của nó.

Trong điều kiện hiện nay, để công tác giáo dục thế giới quan duy vật có hiệu quả thiết thực thì cần phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa học nói chung, trong đó có các môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, cần sử dụng tổng hợp các hình thức, phương tiện giáo dục khác nhau như thông qua phát thanh, truyền hình, sách báo, học tập qua mạng v.v... cùng với đa dạng hóa loại hình đào tạo sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao từng bước chất lượng dạy và học các môn học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì trước tiên chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong hệ thống nhà trường của cả nước. Muốn vậy, Nhà nước phải có chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ được đi tham quan thực tế để tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Bên cạnh đó, cần phải tạo ra không khí học tập tích cực, lôi cuốn sinh viên vào quá trình học tập tích cực và chủ động. Trong vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động thi Ôlympíc các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhiều hoạt động khác nhằm khuyến khích động viên hơn nữa sinh viên đi vào tìm hiểu, nghiên cứu sâu rộng các môn học này. Qua đó sẽ góp phần trang bị thế giới quan duy vật, bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước ngăn chặn và đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội nói chung và của hoạt động Phật giáo nói riêng.

Khi con người đã được trang bị thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng, nhận thức được những điều kiện và tiền đề để giải phóng thực sự con người thoát khỏi sự áp bức về mọi mặt, hướng tới sự phát triển một cách toàn diện, thì họ sẽ có khả năng phân biệt những hoạt động tín ngưỡng Phật giáo lành mạnh với việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đội lốt hoạt động tôn giáo nhằm chống phá cách mạng nước ta. Từ đó họ sẽ góp phần vào việc ngăn chặn những hoạt động sai trái nói trên, có khả năng chống lại ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, Phật giáo.

Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho quần chúng nhân dân, đồng thời chúng ta cần nghiêm khắc trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để truyền đạo trái phép, chống Đảng, chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, chia rẽ đồng bào có đạo

và không có đạo, làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc, của chế độ chủ nghĩa xã hội. Một

mặt, Đảng, Nhà nước chủ trương nâng cao dân trí, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân giúp họ tìm thấy thiên đường ở cuộc sống thực tại; mặt khác, Đảng cũng chủ trương: "Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia" [7, tr. 128]. Chủ trương đó sẽ từng bước được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa và hoàn thiện thông qua hệ thống luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: "Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo" [7, tr. 128].

kết luận

Phật giáo đã đến với dân tộc ta đã hơn 2500 năm nay, trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi thịnh - suy, thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc. Phật giáo đã từng vươn lên chiếm lĩnh vị trí tư tưởng ở các triều đại Đinh, Lê. Phật giáo, với sự hưng thịnh đạt tới đỉnh cao dưới thời Lý, Trần, đã từng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần, được xem là quốc giáo dưới thời kỳ này. Phật giáo đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống tinh thần của nhân dân ta trên nhiều lĩnh vực như đạo đức, lối sống, văn hóa... Kể từ khi du nhập, Phật giáo đã hòa đồng với tín ngưỡng, phong tục tập quán của của người Việt, đã trở thành Phật giáo Việt Nam với bản sắc riêng. Một trong những nét sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam là điểm tương đồng với tín ngưỡng bản địa. Phật giáo hóa tín ngưỡng cùng với tín ngưỡng hóa Phật giáo để mang đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam. Đây là sự tổng hợp, chắt lọc những tư tưởng tinh túy của các tông phái Phật giáo kết hợp hài hòa với văn minh bản địa tạo thành tư tưởng vừa từ - bi - hỷ - xả vừa kết hợp với truyền thống văn hóa, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng... trong quá trình dựng nước và giữ nước của con người Việt Nam. Phật giáo đã gắn bó với tâm lý truyền thống của dân tộc, đi vào đời sống của nhân dân và truyền qua các thế hệ, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam, góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa của dân tộc ta.

Hiện nay, Phật giáo là tôn giáo lớn nhất ở nước ta. Phật giáo đứng vững và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Sự tồn tại và phát triển lâu dài của Phật giáo với tính cách là một trong những thành tố của cấu trúc văn hóa dân tộc, những tư tưởng triết lý của Phật giáo, đặc biệt nhân sinh quan của nó có giá trị nhân sinh sâu sắc như giàu lòng vị tha, yêu thương và yêu chuộng hòa bình... Giáo lý nhà Phật có nguồn gốc từ cuộc sống khổ đau của con người trong xã hội ấn Độ cổ đại, từ ước nguyện lớn lao muốn mang lại cho chúng sinh cuộc sống an vui hạnh phúc thực sự, thoát khỏi bể khổ trầm luân. Những quan niệm triết lý nhân sinh của Phật giáo là sự hội tụ, kết tinh của những yếu tố nhân bản, thể hiện sự thông cảm, thương xót vô hạn của Đức Phật, yêu

thương chúng sinh, thắm thiết tình người và đặc biệt đã khơi dậy nguồn sức mạnh trong con người... đã góp phần tạo dựng, bồi đắp nên những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của con người Việt Nam.

Những quan niệm về nhân sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến đời sống xã hội Việt Nam. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nhân sinh quan Phật giáo chịu sự quy định và biến đối cùng với tồn tại xã hội, mà trước hết là sự biến đổi của kinh tế-xã hội, của đất nước và của thời đại. Hiện nay, trong bối cảnh mới Phật giáo đã có sự cải biến, đổi mới cả về giáo lý, lễ nghi và biện pháp hoằng pháp hóa đạo để thích nghi với hoàn cảnh mới, điều kiện mới.

Sự biến đổi đó dẫn tới nhiều hệ quả khác nhau, trong đó có sự biến đổi rõ nét của sự ảnh hưởng của nhân sinh quan đối với các tín đồ Phật giáo. Hiện nay, sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo diễn ra ở cả hai chiều trái ngược nhau. Một mặt, sự biến đổi đó diễn ra theo chiều hướng tích cực. Đó là xu hướng đạo gắn với đời, việc tu tập của người tín đồ không xa lánh trần tục, không thoát ly sự nghiệp đổi mới của đất nước, người tín đồ ngoài việc lo hành đạo còn phải thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân v.v... Mặt khác, trong xu hướng nhập thế, cũng nảy sinh không ít hiện tượng một số người lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và nhà nước, vô tình hay hữu ý tiếp tay cho các thế lực thù địch ở bên ngoài có những hành vi gây rối, chia rẽ âm mưu phá hoại khối đoàn kết dân tộc, cản trở công cuộc xây dựng và phát triển đất nước v.v... Điều đó đòi hỏi chúng ta là phải tìm ra các giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế và đẩy lùi ảnh hưởng tiêu cực mà sự biến đổi nhân sinh quan Phật giáo gây ra. Trên cơ sở nắm vững nội dung nguyên lý cơ bản của Phật giáo để phát huy những giá trị của nó trong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hiện nay, đa số các tín đồ, tăng ni và các vị chức sắc có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, với chủ trương đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đã được Đảng, Nhà nước nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Thời đại ngày

nay, sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã đưa loài người bước vào nền văn minh tin học. ở nước ta sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những mặt trái của nó, quá trình mở cửa hội nhập quốc tế v.v... đã có tác động rất lớn đối với các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Vì vậy, trong công tác tôn giáo, nói riêng đối với Phật giáo, chúng ta phải có thái độ khách quan, khoa học nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo để xây dựng nền văn hóa tiến bộ. Để công tác tôn giáo đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội cũng như của mỗi người. Trước hết, chúng ta phải không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực công tác, quán triệt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương, ngành mình công tác.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

2. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và

châu thổ Bắc Bộ, Nxb Thông tin, Hà Nội.

3. Minh Chi (2001), "Về xu thế thế tục hóa và dân tộc hóa", Nghiên cứu tôn giáo, (3). 4. Doãn Chính (chủ biên) (2003), Kinh văn của các trường phái triết học ấn Độ, Nxb

Đại học quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Quán triệt vận dụng Nghị quyết Đại hội IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Giáo trình triết học Mác - Lênin (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Bùi Biên Hòa (1998), Đạo Phật và thế gian, Nxb Hà Nội.

15. Mai Xuân Hợi (1996), Thế giới quan, nhân sinh quan đạo Phật và sự ảnh hưởng của

nó đối với đời sống xã hội Việt Nam, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

16. Thanh Hương (1949), Trí - Tuệ - Phật, Tân Việt ấn hành, Hà Nội.

17. Trần Khang và Lê Cự Lộc (dịch), (2001), C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin, Bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Khánh (1986), Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam - Mấy vấn đề Phật

giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội.

19. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, II, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. C. Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam ppt (Trang 72 - 84)