kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Mạnh Đức
Với mong muốn góp phần cho sự phát triển của công ty trong tương lai, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1. Về bộ máy kế toán
Cần phân tách trách nhiệm của kế toán thuế và thủ quỹ để đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Trong trường hợp không có điều kiện, cần thường xuyên giám sát chặt chẽ công việc và đối chiếu sổ sách theo dõi quỹ tiền mặt để giảm thiểu rủi ro do việc vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm gây ra.
2.2. Về hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản cần được tổ chức lại cho phù hợp với Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và đặc điểm kinh doanh thực tế của công ty. Cụ thể là:
- Chỉ sử dụng TK 136 khi điều chuyển vốn vào Chi nhánh Tp.HCM.
- Các Tài khoản theo dõi bán hàng và kết quả kinh doanh nên được chi tiết thành 2 Tk cấp 2 theo dõi hoạt động ở Trụ sở Hà Nội và Chi nhánh TP.HCM. Ví dụ: Tk 911 chi tiết 2 Tk cấp 2: TK 9111 - Kết quả kinh doanh tại Hà Nội và Tk 9112 - Kết quả kinh doanh tại TP.HCM. Như vậy, có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 chi nhánh.
- Cần xây dựng hệ thống Tài khoản cấp 3 của các Tk theo dõi bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: 511, 632, 515, 641, 642, 635, 911 để theo dõi chi tiết từng hợp đồng thực hiện. Như vậy, cùng với việc theo dõi tiến độ hợp đồng có thể theo dõi được kết quả thực hiện hợp đồng.
2.3. Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp:
Để quản lý chi phí, doanh nghiệp theo dõi Chi phí quản lý doanh nghiệp trên TK 642 và chi tiết theo bộ máy quản lý: Ban Giám đốc, Phòng kế toán, Phòng hành chính và chi phí quản lý khác. Tuy nhiên, các TK theo dõi kết quả tiêu thụ khác như 632, 511, 641, 911 đều chi tiết theo bộ phận kinh doanh để có thể thấy rõ kết quả hoạt động của từng bộ phận. Do vậy, sau khi tập hợp chi phí trên TK 642, doanh nghiệp cần phân bổ chi phí một cách hợp lý để việc xác định kết quả kinh doanh tại từng bộ phận được khoa học và chính xác.
Phân bổ chi phí QLDN theo doanh thu:
Chi phí QLDN = Tổng chi phí QLDN x Doanh thu của bộ phận Tổng doanh thu
Như vậy, Công ty có thể tập hợp đầy đủ các khoản doanh thu và chi phí trên sổ chi tiết TK 9111, 9112 để thấy rõ hiệu quả hoạt động của từng đơn vị.
2.4. Thẻ theo dõi hợp đồng
Bán hàng theo hợp đồng là phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty. Số lượng hợp đồng của Công ty không quá nhiều (5-10 hợp đồng/tháng) nhưng các hợp đồng đều có giá trị lớn, thời gian thực hiện một hợp đồng thường kéo dài từ 1-3 tháng. Bởi vậy, để theo dõi và đánh giá kết quả tiêu thụ được cụ thể, chính xác, tôi xin kiến nghị Công ty lập Thẻ hợp đồng để theo dõi từng hợp đồng mà Công ty đang thực hiện. Nội dung của Thẻ theo dõi hợp đồng bao gồm: