-Phục vụ tốt các khách hàng đang có mối quan hệ tốt đối với Ngân hàng về nguồn vốn cũng như vay vốn, mở rộng quan hệ với khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng có tiềm năng XNK nhằm ổn định, tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng, phát huy thế mạnh về TTQT.
- Nâng cao trình độ và ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin hoàn thiện chương trình giao dịch một cửa, áp dụng thống nhất nối mạng với các Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc... để tạo cơ sở ứng dụng toàn ngành.
- Bồi dưỡng, nâng cấp các Phòng giao dịch hoạt động tốt, hiệu quả lên thành Chi nhánh cấp 2 để phát huy được những lợi thế so sánh trong hoạt động ngân hàng trong môi trường hiện nay.
- Đào tạo và quy hoạch cán bộ: Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ nhân viên cả về trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tập trung vào các nghiệp vụ: Tín dụng, Thẩm định, Thanh toán quốc tế, Tin học, Ngoại ngữ và Pháp luật dưới các hình thức: tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, mời giáo viên bên ngoài và giáo viên kiêm nhiệm; tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ tự đào tạo theo các lớp học ngoài giờ; điều chuyển cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ để có thực tiễn và chuyên môn tổng hợp, kể cả cán bộ quản lý; gắn công tác đào tạo với quy hoạch cán bộ, đảm bảo có đủ cán bộ cho các phòng nghiệp vụ và khi có yêu cầu về sắp xếp tổ chức hay mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Tiếp tục mở rộng củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới theo định hướng đã được phê duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn.
- . Tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành về dự án WB, ADB, ODA để được làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án.Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư trung dài hạn an toàn, hiệu quả; vừa nhằm giữ ổn định tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn vừa tạo điều kiện để cung cấp khép kín các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và mở rộng tín dụng ngắn hạn
- Tiến hành kiểm tra, giám sát quy trình nghiệp vụ kinh doanh một cách thường xuyên, uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót trong tác nghiệp; kiên quyết xử lý những trường hợp sai phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tiếp tục triển khai máy ATM, chương trình bán lẻ đến các Chi nhánh cấp dưới và các Phòng giao dịch.
- Khen thưởng, động viên kịp thời nhứng tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do Chi nhánh tổ chức hoặc các cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nghiệp vụ kinh doanh...
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên để tổ chức tốt các phong trào thi đua.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh. nhánh.
Từ những kết quả đạt được trong những năm qua, hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDT nói riêng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã chứng tỏ là một hoạt động hiệu quả, xứng đáng là một trong những lĩnh vực kinh doanh trọng điểm, đóng góp không nhỏ vào thành tích kinh doanh chung của toàn Chi nhánh.
Trong những năm tới, căn cứ vào xu hướng phát triển cũng như những điều kiện thuận lợi sẵn có, TTQT, mà đặc biệt là thanh toán TDCT tiếp tục được Ban lãnh đạo Chi nhánh xác định là một trong những nghiệp vụ được ưu tiên phát triển theo hướng sau:
theo phương thức TDCT, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
-Phấn đấu tăng nguồn thu phí dịch vụ cũng như tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT là mục tiêu quan trọng của Chi nhánh, xác định TDCT là phương thức thanh toán chủ đạo trong TTQT tại Chi nhánh .
-Kiểm soát để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cho hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng.
- Tập trung đẩy mạnh thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C nhằm cân bằng thu chi ngoại tệ.
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng, đó là việc thực hiện chính xác yêu cầu của nghiệp vụ và yêu cầu của khách hàng trong một khoảng thời gian nhanh nhất.
- Chuyên môn hoá các khâu trong quá trình thanh toán TDCT, tăng cường công tác kiểm tra
- Bố trí cán bộ có trình độ, khả năng giao tiếp tốt và giỏi ngoại ngữ để tăng cường tư vấn, tiếp thị cho khách hàng cũng như xử lý nghiệp vụ TTQT hiệu quả.
3.2.Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng xuất nhập khẩu đối với NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Phương thức thanh toán bằng TDCT là 1 trong những phương thức thanh toán quan trọng nhất đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng và với các NHTM nói chung. Vì vậy, việc hạn chế rủi ro trong phương thức này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao uy tín của Ngân hàng trên trường quốc tế cũng như tạo ưu thế cạnh tranh đối với thị trường trong nước. Qua đánh giá thực tế rủi ro trong TTQT bằng phương thức TDCT tại Chi nhánh, có thể thấy rằng bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Để nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh
toán TDCT, cần có một số biện pháp khắc phục những mặt hạn chế trên.
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng
a. Hoàn thiện, chuẩn hoá quy trình thanh toán TDCT
* Nghiêm túc tuân thủ các quy định của UCP500 đã được dẫn chiếu trong
L/C
UCP 500 mặc dù chỉ là những quy định được soạn thảo bởi Phòng Thương mại Quốc tế (Paris) nhưng lại được coi là Luật quốc tế trong giao dịch TDCT và được chấp thuận rộng rãi nhất trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, việc áp dụng UCP 500 là một lựa chọn cần thiết cho các bên tham gia phương thức TDCT, đó là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Khi tham gia thanh toán theo phương thức TDCT, Ngân hàng nói riêng và các bên tham gia nói chung cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mà UCP 500 đã dẫn chiếu. Nội dung của L/C cũng phải bao gồm đầy đủ các khoản mục cần thiết theo tinh thần của UCP. Những giao dịch hay sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc thanh toán L/C đều phải thực hiện đúng quy định và quy trình.
* Tiếp tục duy trì và cải tiến mức ký quỹ hợp lý
Có thể thấy rằng, mức ký quỹ của khách hàng càng cao thì nguy cơ đối mặt với rủi ro của Ngân hàng càng thấp và ngược lại. Nhưng trên thực tế, Ngân hàng chỉ yêu cầu ký quỹ 100% đối với những khách hàng mới giao dịch lần đầu hoặc không có uy tín với Ngân hàng. Đây chính là một nguyên tắc của Ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn trong thanh toán, tránh được các rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng đồng thời vẫn thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã áp dụng một định mức ký quỹ tương đối hợp lý để đảm bảo cả hai mục tiêu trên nên cần tiếp tục được duy trì, đồng thời Chi nhánh cũng cần nghiên cứu những biến động của thị trường nhằm đưa ra những quy định mới về mức ký quỹ linh hoạt và hiệu quả hơn, dựa trên các tiêu chí cơ bản như:
- Khả năng thanh toán của khách hàng. - Uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng.
- Khả năng tiêu thụ của sản phẩm: căn cứ vào chất lượng, giá cả, thị trường tiêu thụ... của hàng hoá.
* Đa dạng hoá các loại L/C
Hiện nay, các loại thư tín dụng được sử dụng trong TTQT theo quy định của ICC khá đa dạng và mỗi loại đều có những điểm ưu việt riêng. Tuy nghiệp vụ thanh toán TDCT của Chi nhánh ngày càng phát triển nhưng chỉ áp dụng loại thư tín dụng không huỷ ngang là chủ yếu, còn các loại L/C khác như L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn... chỉ được sử dụng rất hạn chế. Chính vì thế, Ngân hàng nên đa dạng hoá các loại thư tín dụng để các khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tận dụng được những ưu điểm vốn có của từng loại L/C cụ thể phù hợp nhất với đặc thù ngành nghề kinh doanh, tính chất và đặc điểm giao dịch... của doanh nghiệp để quy trình thanh toán diễn ra một cách suôn sẻ, mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách hàng cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.
Khi mở loại L/C này, Ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng về nguồn vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình tiêu thụ trong nước của mặt hàng nhập khẩu... Đây là biện pháp vừa nhằm tài trợ cho sản xuất trong nước, vừa nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh hàng nhập khẩu của Ngân hàng. Đối với L/C trả chậm, trong điều kiện sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đựoc nhu cầu tiêu dùng, nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu được nhập từ nước ngoài, nguồn vốn của doanh nghiệp còn hạn hẹp thì nhập hàng trả chậm là một yếu tố tất yếu của nề kinh tế. .
* Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh
thực hiện các quy chế, kế hoạch của NHNo & PTNT Việt Nam một cách nghiêm túc nhưng dường như công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra về quy trình nghiệp vụ thanh toán trong nước, trong khi việc kiểm tra những sai sót trong TTQT nói chung còn khá hạn chế. Trong thời gian tới, để tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và trong thanh toán TDCT nói riêng, Chi nhánh cần sử dụng những biện pháp hữu hiệu như: lựa chọn đội ngũ cán bộ tham gia kiểm tra, kiểm soát phải có trình độ, nghiệp vụ Ngân hàng chuyên sâu, am hiểu pháp luật, có phẩm chất đạo đức... để hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao, không mang tính hình thức; phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm, nâng cao nhận thức toàn diện cho cán bộ kiểm tra; hợp tác nâng cao tinh thần cảnh giác với các vụ lừa đảo quốc tế...
* Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Phát triển và mở rộng nghiệp vụ TTQT của mình, tránh hiện tượng bị lấn sân bởi các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, đòi hỏi Ngân hàng phải tích cực đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là công cụ sắc bén giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trong đàm phán thương mại quốc tế, tạo cho họ thế chủ động giành lấy những điều khoản thanh toán phù hợp và hiệu quả nhất, qua đó Ngân hàng cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán của mình, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán đó.
- Hoạt động tài trợ xuất khẩu: chủ yếu là việc chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu nhưng tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội hiện nay, nghiệp vụ này còn rất hạn chế. Để hoạt động này hiệu quả hơn cũng như tránh được
những rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng, Chi nhánh nên xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố có liên quan như bộ chứng từ, khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ không được thanh toán, uy tín của Ngân hàng phát hành, tình hình biến động kinh tế, chính trị của nước nhập khẩu... Tăng cường nghiệp vụ này cũng là cơ hội để Ngân hàng cải thiện tình trạng mất cân đối trong thu chi ngoại tệ, đồng thời góp phần thu hút nhiều khách hàng xuất khẩu hơn cho Chi nhánh. Ngoài ra, hoạt động tài trợ xuất khẩu còn bao gồm nghiệp vụ cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu, ứng trước tiền hàng...
- Hoạt động tài trợ nhập khẩu: là hoạt động Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng mở L/C nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Để đảm bảo uy tín cho Ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng được thuận lợi, Chi nhánh nên thực hiện cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức. Và trước khi quyết định cho khách hàng vay để thanh toán, Ngân hàng cần thẩm định kỹ lưỡng đối tượng khách hàng để tránh gặp rủi ro.
b. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ TTQT
Theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế ngày nay, việc tổ chức, đào tạo cán bộ trong công tác tổ chức của Ngân hàng nói chung ngày càng trở nên quan trọng, cần phải được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là trong nghiệp vụ TTQT đòi hỏi đội ngũ cán bộ không chỉ thông thạo về kỹ thuật nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, nắm vững pháp luật cũng như am hiểu các thông lệ TTQT và tập quán thương mại giữa các nước, thường xuyên cập nhật các tin tức thời sự trong nước và thế giới để có thể kịp thời xử lý các nghiệp vụ trong mọi tình huống mà còn phải có tư cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong TTQT.
TTQT của Ngân hàng trong thời gian qua hết sức được chú trọng. Hầu hết các cán bộ đều được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ, ngoại ngữ, đồng thời Ngân hàng cũng tổ chức các lớp phổ biến nghiệp vụ TTQT tới toàn bộ cán bộ trong Ngân hàng. Nhờ vậy, hiện nay Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ TTQT trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, làm việc nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp, luôn luôn biến động và có nhiều bất trắc nên rủi ro có thể nảy sinh bất cứ lức nào. Chính vì thế, các cán bộ cần không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, tự trau dồi, hoàn thiện chuyên môn và đạo đức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải tiếp tục đầu tư một cách hiệu quả vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thông qua các hình thức chủ yếu sau:
- Nâng cao trình độ chung của cán bộ TTQT thông qua việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy, có trình độ ngoại ngữ và vi tính đạt yêu cầu, am hiểu về lĩnh vực ngoại thương, đồng thời có sự bố trí sắp xếp, quản lý sử dụng cán bộ phù hợp để phát huy được năng lực, sở trường của từng cán bộ; ngoài ra, Chi nhánh cũng cần chú trọng đến việc thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chống tư tưởng cơ hội thực dụng cho đội ngũ cán bộ để thực sự mang lại chất lượng, hiệu quả cao trong công tác và ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
- Thường xuyên cử cán bộ đi học tập, nâng cao về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ trong và ngoài nước để có thể học hỏi các kinh nghiệm của các quốc gia và các Ngân hàng khác, từ đó đào tạo có trọng điểm đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong tương lai.