- Xác định doanh thu theo công suất dự kiến:
b.4. Lựa chọn địa điểm xây dựng công trình.
b.5. Đảm bảo khả năng cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, năng lượng, nhiên liệu cho dự án. liệu cho dự án.
b.6. Lực lượng lao động.
b.7. Các điều kiện phục vụ và phù trợ cho sản xuất:
- Việc cung cấp nước và năng lượng. - Vấn đề chất thải và vệ sinh môi trường.
- Vấn đề bảo vệ môi trường: tiếng ồn, hóa chất trong nước, rác thải, cặn bã, khói, …
b.8. Thẩm định về phương diện tài chính:
@- Kiểm tra việc tính toán vốn đầu tư:
- Vốn đầu tư xây lắp: Thường được tính trên khối lượng xây dựng và đơn giá xây lắp. - Thiết bị: Kiểm tra theo danh mục và giá mua, chi phí vận chuyển bảo quản (theo qui định của Nhà nước về giá thiết bị, chi phí). Đối với thiết bị nhập tính theo giá CIF theo hợp đồng và các chi phí kèm theo.
- Vốn thiết kế cơ bản khác: tính theo qui định hiện hành của Nhà nước. @- Kiểm tra cơ cấu nguồn vốn:
- Cơ cấu vốn VND và ngoại tệ: lưu ý đến yếu tố tỷ giá để tính toán được chính xác. (Khi cần có thể tính bằng ngoại tệ để tránh yếu tố trượt giá).
- Cơ cấu nguồn và khả năng nguồn vốn:
. Vốn ngân sách cấp. Vốn vay nước ngoài. Huy động của dân (phát hành trái phiếu). . Đối với dự án đầu tư bằng vốn tín dụng, nguồn vốn phải thể hiện nguyên tắc bổ sung (sau khi đã huy động hết các nguồn có thể huy động).
. Xét khả năng thực có về vốn, tiến độ cung cấp từng nguồn, nếu nguồn từ nước ngoài từ tín dụng thương mại phải kiểm tra khả năng tái tạo ngoại tệ.
@- Kiểm tra độ an toàn về tài chính:
+ Dự án được xem là an toàn về tài chính nếu:
Tỷ lệ = Vốn riêng/ Tổng vốn đầu tư ≥ 0,5 (vốn riêng ≥ vốn vay dài hạn) Vốn riêng : Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản + Quỹ đầu tư phát triển + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Khả năng
thanh toán tổng quát
=
Tổng giá trị tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả + Thuế thu nhập, lợi tức cổ phần phải trả, nợ lương.
Tỷ lệ này > 1 là tình hình tài chính bình thường.
Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này > 1 => Doanh nghiệp có khả năng trả nợ.
@- Phân tích khả năng trả nợ của dự án:
Yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu tư đó là lợi nhuận của dự án. Cho nên trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư các nhà doanh nghiệp và ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tài chính để thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư. Có 2 phương pháp : Phân tích tài chính giản đơn và phân tích tài chính bằng giá trị hiện tại thuần và tỷ suất doanh lợi nội bộ (NPV & IRR).
@.1- Phương pháp phân tích tài chính giản đơn: Các chỉ tiêu được sử dụng:
- Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận thu được trong thời gian hoạt động của dự án. LN = ∑ D – ∑ C – ∑ T
Với : ∑ D : tổng doanh thu chính, phụ của dự án.
∑ C : tổng chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh.
∑ T : các loại thuếựdd kiến nộp kể cả thuế lợi tức.
Nếu LN > 0 => Dự án lời. (Chỉ tiêu lợi nhuận ròng chỉ sử dụng đối với những dự án đầu tư trung hạn, môi trường kinh doanh và đồng tiền thanh toán ổn định).
- Tỷ suất lợi nhuận giản đơn =
Tổng lợi nhuận của 1 năm tiêu biểu
∑ chi phí đầu tư của dự án
Nếu tỷ suất lợi nhuận giản đơn > Lãi suất phổ biến trên thị trường vốn thì dự án này có tính khả thi.
+ Nhược điểm: . Khó xác định được năm có lợi nhuận điển hình . Không tính tuổi thọ của dự án.
. Trào lưu tiền tệ thu được không được đưa vào.