Pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam Thực trạng

Một phần của tài liệu pháp luật xuất bản ở Việt Nam (Trang 35 - 41)

I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM

2. Pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam Thực trạng

Thực trạng

Ra đời từ cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội, không ngừng lớn mạnh qua các giai đoạn. Tổ chức và hoạt động, của Nhà nước trên các lĩnh vực từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động, hiệu lực và chất lượng của bộ máy có nhiều tiến bộ rõ nét. Bên cạnh đó tổ chức và hoạt động của Nhà nước cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và yếu kém. Quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản là một bộ phận không tách rời tổ chức và hoạt động của Nhà nước.

2.1. Về hoạt động lập pháp, lập quy

Từ năm 1957 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có các quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội ghi tại Sắc luật 003/SLt và sau đó là Luật xuất bản ngày 7/7/1993. Những cơ sở pháp lý đã hình thành, tạo điều kiện cho việc điều hành của cơ quản quản lý Nhà nước, việc kiểm soát xử lý của các cơ quan tư pháp.

Tiến bộ nổi bật của hoạt động lập pháp, lập quy trong thời gian qua, đặc biệt từ 1992 đến nay là hệ thống pháp luật được tăng cường từng bước phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động xuất bản. Luật xuất bản, pháp lệnh quyền tác gải, Bộ luật dân sự về quyền tác giả, những nghị định, quyết định của Chính phủ lần lượt được ban hành. Số lượng này là thoả đáng trong cố gắng chung của Quốc hội và Chính phủ về việc lập pháp, lập quy.

Với tổng số ít ra là 30 văn bản kể trên, hành lang pháp luật mới về cơ bản được được hình thành. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, ý chí quản lý của Nhà nước đã được thiết lập. Quyền và nghĩa vụ của công dân và tổ chức trong hoạt động xuất bản đã được xác định rõ về mức độ và phạm vi hoạt động. Loại hình xuất bản phẩm, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đã được quy định phù hợp với yêu cầu phát triển và cơ chế mới. Vị trí, vai trò, tính chất của hoạt động xuất bản đã kế thừa Sắc luật 003/SLt và phát triển thêm một bước. Các chính sách lớn được hình thành trong cơ chế mới, đáp ứng phần nào đỏi hỏi của thực tiễn như: nhuận bút, tiền lương, đầu tư, tài trợ (trợ giá, đặt hàng), xếp hạng doanh nghiệp v.v...

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, hệ thống pháp luật và chính sách chưa đồng bộ. Thực tế này chứng tỏ sự bỡ ngỡ, lúng túng và buông lỏng của Nhà nước trong những măm đầu chuyển đổi cơ chế. Xã hội đã phải trả giá đắt cho sự yếu kém của công tác quản lý Nhà nước. Các nạn sách bắt đầu xuất hiện làm phá vỡ cơ cấu đề tài xuất bản. đó là các nạn sách Tầu, tướng số tử vi,

truỵện cổ, cổ tích, tranh truyện, truyện tranh, sách dịch, sách tình dục, sách chuyên đề dạng tạp chí v.v... Các tư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành dẫn tới sự xuất hiện của các “nạn” và các “dịch” sách, thiếu sự quản lý Nhà nước. Các danh từ “sách đen”, “đầu nậu” được ra đời trong điều kiện thiếu các chuẩn mực pháp luật. Các nhà xuất bản thì coi “đầu nậu” là cứu cánh trong khi các nhà quản lý thì phê phán gay gắt, nhưng không có quy định rõ ràng.

Nhiều vấn đề cần được giải thích, hướng dẫn và cụ thể hoá Luất xuất bản vẫn chưa được khởi thảo, ban hành như: việc phổ biến tác phẩm của tổ chức, công dân Việt Nam ra nước ngoài và việc xuất bản, in, phát hành của tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam; về hoạt động ngành in và phát hành; về chính sách đối với hoạt động xuất bản; quy chế hoạt động xuất bản;

Luật xuất bản có những điều dừng lại ở việc định tính, chưa lượng hoá và cụ thể hoá. Trong khi đó các văn bản dưới luật lại không có giải thích, hướng dẫn và quy định gì thêm. Vì vậy khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vị của vấn đề đặt ra rất bị hạn chế. Tình trạng tuỳ tiện, kể cả khả năng lợi dụng trong quá trình thi hành của các chủ thể từ tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, đến các công chức quản lý điều hành Nhà nước, công chức hoạt động tư pháp rất dễ xảy ra. Một số điều khoản được quy định rõ ràng, nhưng khả năng thực thi rất hấp dẫn. Ngay việc dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành đã lúng túng, khó xử lý, việc áp dụng, thực hiện càng khó hơn.

Nguyên nhân khách quan của những hạn chế kể trên là:

- Nhiều luật được ban hành, nhưng lại ban hành trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế. Nhà nước pháp quyền của nền kinh tế thị trường là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam.

- Việc nghiên cứu, trình và thông qua dự án luật về các lĩnh vực văn hoá, sản phẩm văn hoá tinh thần khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực sản phẩm vật chất thuần tuý.

Về mặt chủ quan, có các nguyên nhân chính sau:

- Kinh nghiệm và kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong thời gian làm việc tại các ký hợp ngàoi việc xem xét và quyết định nhiều vấn đề khác của đất nước.

- Nhà nước ta chưa đổi mới việc ban hành luật; Luật xuất bản được ban hành nhưng nhiều tháng sau mới ban hành được các văn bản dưới luật. Tới kỳ họp thứ mười Quốc hội khoá IX mới thông qua Luật ban hành các quy phạm pháp luật.

2.2. Về tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước

Về tổ chức quản lý Nhà nước

Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, hay nói cách káhc cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về xuất bản là Chính phủ. Là cơ quan có thẩm quyền chung, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc điều hành và quản lý hoạt động xuất bản trong cả nước. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, trước Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành và quản lý hoạt động xuất bản tại địa phương.

Bộ văn hoá - thông tin là cơ quan của Chính phủ, có thẩm quyền riêng đối với hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Các Sở văn hoá - thông tin là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thẩm quyền riêng về quản lý hoạt động xuất bản thuộc địa phương và vùng lãnh thổ.

Ưu điểm nổi bật và xuyên suốt quá trình từ khi hình thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xuất bản đến nay, hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước là

một hệ thống có cơ cấu thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc thay đổi tên gọi của các cơ quan có thẩm quyền chung như: Chính phủ, Hội đồng bộ trưởng, rồi Chính phủ, thay đổi tên gọi của cơ quana có thẩm quyền riêng là Văn hoá, rồi Văn hoá - thông tin cũng không thay đổi một cơ cấu quản lý về xuất bản ổn định, thống nhất đã được hình thành từ trung ương đến địa phương.

Khi đánh gía về tổ chức quản lý, chúng ta không thể quên được sự biến động lớn về việc tách, nhập văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch trong một thời gian rất ngắn. Việc làm này của Nhà nước ít nhiều gây sự đình trệ, chờ đợi của cơ sở trong quản lý Nhà nước về xuất bản. Hoạt động của Cục xuất bản, Sở văn hoá - thông tin bị hạn chế khi phát sinh vấn đề cần sự chỉ đạo, quyết định sớm của Bộ. Việc tách nhiệm vụ quản lý báo chí ra khỏi Cục xuất bản, việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý in, phát hành về Cục xuất bản đòi hỏi phải có thời gian sắp xếp, bố trí bộ máy và cán bộ. Sự xáo trộn này dẫn đến tình trạng chờ đợi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động xuất bản.

2.3. Hoạt động tư pháp

Trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật xuất bản sôi động hẳn lên. Là một lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tinh thần, trong công cuộc, đổi mới, hoạt động xuất bản có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là vấn đề nội dung xuất bản. Nhân danh đổi mới, tổ chức xuất bản và tác giả có tể công bố những tác phẩm trái với đạo lý, pháp luật, đường lối, chính sách. Ngược lại, nhân danh sự kiên định, việc truyền bá tư tưởng bảo thủ, lỗi thời cũng là một khuynh hướng. Các quan điểm, trào lưu được dịp công khai ở thời đổi mới. Chính vì vậy, các cơ quan bảo vệ an ninh, kinh tế, điều tra xét hỏi, kiểm sát đã tăng cường hoạt động.

Hoạt động âm thầm, chủ động có hiệu quả của lược lượng an ninh văn hoá, công an quản lý các ngành nghề đặc biệt trong thời gian đã góp phần bảo vệ sự lành mạnh, trật tự cho hoạt động xuất bản phát triển. Tuy vậy chúng ta cũng có thể thấy một số vấn đề cần nghiên cứu xử lý phù hợp:

- Sự phối hợp giữa Ngành Văn hoá - Thông tin với hải quan, nội vụ, thương mại trong việc quản lý xuất nhập văn hoá phẩm chưa đồng bộ và chặt chẽ, nên một số “rác phế thải văn hoá” đang còn nằm trong khá nhiều ở một số hải cảng. Số tuồn ra ngoài đầu độc xã hội chưa biết là bao nhiêu, những loại gì.

- Việc thực hiện thẩm quyền kiểm tra, giám sát, bảo vệ pháp luật của các cơ quan thuộc khối nội chính (công an, kiểm sát, toà án, thuế vụ, hải quan v.v...) và sự tôn trọng quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở xuất bản là quan hệ cần thể hiện sự rạch ròi và công minh của pháp luật.

- “Rác phế thải văn hoá” là những ổ dịch bệnh, đã được Quốc hội nhắc đến, dư luận xã hội phê phán mạnh mẽ, trong khi các quy phạm pháp luật đã được ban hành, các hành vi vi phạm đã diến ra, thậm chí có trường hợp các đương sự đã bị bắt, tại sao chưa có vụ xử án nào. Việc phạt hành chính, “phạt tồn tại” là phổ biến.

- Thanh tra chuyên ngành xuất bản chưa được hình thành. Nếu có hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản trong cả nước, thì cũng không đủ tai mắt để kiểm soát, vì vậy phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho các chủ thể tham gia các quan hệ xuất bản, cho công dân là những người thợ in, người phát hành, người làm xuất bản.

Một phần của tài liệu pháp luật xuất bản ở Việt Nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w