Nhiệm vụ cơ bản của phòng Kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (Trang 25)

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh

1.1.14. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Kiểm toán nội bộ

Lập kế hoạch, đề xuất chương trình nội dung thực hiện kiểm toán trình Giám đốc phê duyệt; Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ, các quy định quản lý tài chính của Nhà nước, TCT và Công ty đã ban hành đối với các đơn vị, bộ phận trong Công ty; Phối hợp, tham gia cùng các phòng chức năng Công ty trong các chương trình, công việc khác khi có yêu cầu của Giám đốc Công ty; Phối hợp với Kiểm toán nội bộ của TCT khi có yêu cầu.

Phòng Kiểm toán nội bộ có 6 người, có 1 trưởng phòng và không có phó phòng, 100% có trình độ đại học và đều là chuyên ngành kinh tế. Thực tế, vai trò của phòng rất mờ nhạt, hoạt động chỉ mang tính hình thức, không đúng như chức năng nhiệm vụ đã đề ra, mặt khác, kết quả kiểm toán của phòng cũng không được chấp nhận khi có kiểm toán Nhà nước hay kiểm toán của Tổng công ty đến làm việc, chính vì vậy mà hoạt động của phòng gần như không hiệu quả.

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền 1.1.15. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Bảo hộ lao động.

Tham mưu giúp Giám đốc và thực hiện công tác an toàn, BHLĐ trong công ty, cụ thể: Xây dựng kế hoạch KTAT, các biện pháp ATLĐ; Tổ chức biên soạn, trình duyệt các nội quy, quy chế, quy trình, quy định, biện pháp đảm bảo ATLĐ - BHLĐ - VSLĐ - PCCN; Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước, các chỉ thị, nội quy, quy chế , quy trình, quy phạm của ngành về ATLĐ - BHLĐ - VSCN; Điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố lưới điện, cháy nổ, tổ chức kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp phòng ngừa; Phối hợp với phòng BVQS và các đơn vị lập phương án PCCC của Công ty, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện phương án đã được duyệt đối với các đơn vị.

Phòng Bảo hộ lao động hiện có 6 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 5 người trình độ đại học (83,33%) và 1 người trình độ cao đẳng (16,67%). Phòng hoạt động tương đối có hiệu quả, không để xẩy ra hiện tượng nào đáng tiếc.

1.1.16. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Quản lý đấu thầu.

Thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm VTTB; Tham gia thẩm tra và trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, nội dung hợp đồng với các nhà thầu của các dự án do các đơn vị chủ trì trình Giám đốc phê duyệt.

Phòng Quản lý đấu thầu có 5 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 100% trình độ đại học, trong đó 2 người chuyên môn kỹ thuật và 3 người có chuyên môn kinh tế. Nói chung, hoạt động của phòng tương đối có hiệu qủa, đảm bảo đúng quy trình mời thầu và thẩm định kết quả đấu thầu.

1.1.17. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Thi đua tuyên truyền.

Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng và tuyên truyền trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty; Nghiên cứu, tổ chức xây dựng các

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

tiêu chuẩn thi đua để tổ chức phát động các phong trào thi đua quý, năm và hướng dẫn tổ chức thực hiện; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, là đầu mối liên hệ giữa Công ty và các cơ quan báo chí – phát thanh – truyền hình và các phóng viên, biểu dương các gương người tốt việc tốt và sự phát triển của Công ty; Quản lý và xây dựng phòng truyền thống của công ty, thu thập các tư liệu, dữ liệu, hiện vật có giá trị bổ sung vào phòng truyền thống.

Phòng hiện nay có 6 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 4 người trình độ đại học (66,67%) và 2 người trình độ cao đẳng (33,33%). Nhiệm vụ chính của phòng là thi đua và công tác tuyên truyền. Trên thực tế, phòng chủ yếu làm công tác thi đua, còn công tác tuyên truyền và đầu mối liên hệ với các cơ quan báo chí – tuyên truyền hầu như không có. Nói chung, chức năng nhiệm vụ thực tế của phòng không đủ để cán bộ làm, hay nói cách khác, với nhiệm vụ chức năng như vậy, công ty bố trí riêng 1 phòng để phụ trách là hơi lãng phí. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy của công ty thêm cồng kềnh.

2. Phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty

2.1. Phương pháp xây dựng chiến lược của công ty.

- Công ty chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm có phân ta từng năm trên cơ sở thực tế nguồn lực hiện có, trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Theo hướng dẫn của Công ty, các đơn vị tiến hành lập kế hoạch của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch phát triển 5 năm, kế hoạch năm, quá trình Công ty xét duyệt và tổ chức thực hiện.

Qua tham khảo một số mô hình quản lý kinh doanh điện năng của các nước trên thế giới gắn liền với việc xem xét thực trạng mô hình quản lý độc quyền nhà nước cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Điện Việt

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Nam. Với những định hướng phát triển của ngành Điện trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường điện lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể xem xét biến động của từng đối tượng tham gia vào thị trường điện trong giai đoạn 2005-2010 để xây dựng mô hình hợp lý, cụ thể như sau:

- Đối với EVN: do đặc thù của ngành điện Việt Nam trong điều kiện hiện nay là mức cung khó có thể đáp ứng được cầu điện năng trong giai đoạn này. EVN cần chủ động điều tiết các nguồn phát đảm bảo cân bằng hệ thống, do vậy có thể trở thành người mua duy nhất của các nhà máy điện.

- Đối với các nhà máy điện: từng bước thực hiện cổ phần hoá các nhà máy điện, chuyển các nhà máy điện thuộc EVN thành các nhà máy điện độc lập. Các nhà máy điện chỉ bán điện trực tiếp cho EVN thông qua chào giá cạnh tranh. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển hơn của hệ thống lưới điện, các khách hàng lớn cũng có thể mua trực tiếp từ các nhà máy điện.

- Đối với các công ty truyền tải: với bản chất là độc quyền tự nhiên, do vậy Nhà nước vẫn nắm giữ thực hiện các hoạt động truyền tải điện từ người mua duy nhất (EVN) đến các công ty điện lực.

- Đối với các công ty phân phối điện năng: thực hiện chuyển đổi trở thành đơn vị độc lập với EVN dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Do việc chuyển đổi thị trường điện thực tế không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các công ty phân phối điện do vậy vẫn giữ nguyên chức năng kinh doanh là độc quyền phân phối điện năng cho khách hàng.

- Do cần đảm bảo tính phù hợp của một số hoạt động độc quyền trong mô hình như: EVN độc quyền mua điện từ các nhà máy điện độc lập, độc quyền bán điện cho các công ty phân phối điện năng, các công ty phân phối độc quyền bán điện cho khách hàng cuối cùng do vậy cần thiết phải có một cơ quan đứng ra kiểm soát hoạt động này với tư cách hoàn toàn độc lập.

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

- Đối với khách hàng: Tiếp tục chịu mua điện từ một công ty phân phối điện duy nhất trong phạm vi địa lý do bởi các cơ sở hạ tầng của ngành điện trong giai đoạn này có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất theo mô hình của thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các khách hàng có phụ tải lớn có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện hoặc thông qua lưới truyền tải của EVN

Riêng đối với Điện lực Hà Nam, một mặt, lãnh đạo đơn vị vừa lo triển khai bộ máy quản lý, xây dựng lực lượng, đào tạo công nhân kỹ thuật, tiếp nhận quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn nhằm ổn định cơ sở vật chất nơi làm việc. Mặt khác, tiếp tục củng cố lưới điện để đảm bảo vận hành, cấp điện ổn định cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho địa phương. Tuy nhiên, khó khăn cứ chồng thêm khó khăn khi cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị nghèo nàn, nguồn vốn hạn hẹp, lưới điện của khách hàng cũ nát, lại nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, thường có mưa giông, bão lũ nên các sự cố về lưới và thiết bị điện lớn hay xảy ra, ảnh hưởng nhiều đến hệ thống lưới điện nói chung của toàn tỉnh cũng như công tác quản lý, kinh doanh của đơn vị.

Về cơ bản, bộ máy quản lý và sản xuất khá hoàn chỉnh; đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo đủ khả năng quản lý vận hành lưới điện; cơ sở vật chất kỹ thuật được củng cố; việc xây lắp, sửa chữa, cải tạo lưới điện do cấp trên giao đều được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.

Ngoài việc đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định, giải quyết kịp thời, thoả đáng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện tốt việc điều dưỡng phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân viên, lãnh đạo đơn vị còn rất chú trọng tới các hoạt động của đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn,… Do đó, trong suốt thời gian qua, Đảng bộ Điện lực luôn được công nhận là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn mạnh, Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn tặng cờ cơ sở Đoàn vững mạnh trong 5 năm liền và luôn là Đoàn cơ sở mạnh

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

dẫn đầu khối cơ quan Dân - Chính - Đảng ở tỉnh, năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Không những thế, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc đã được tập thể cán bộ công nhân viên nơi đây biến thành những hành động cụ thể thiết thực như: nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp tích cực cho các quỹ từ thiện, công ích, động viên thăm hỏi gia đình chính sách...

Thời gian qua, Điện lực Hà Nam đã nhận được nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của các Bộ, ban, ngành. Và như đã nói ở trên, trong những thành tích này, công lớn thuộc về tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Điện lực Hà Nam trong suốt thời gian dài bền bỉ phấn đấu, nỗ lực không ngừng trên tinh thần đoàn kết. Nhưng, sẽ là chưa đủ khi không nhắc tới kỹ sư Vũ Thanh Liêm - người lãnh đạo đứng mũi chịu sào của Điện lực Hà Nam, người góp một phần công sức vào những thành công nói trên. Ông chính là một trong những cá nhân tiêu biểu mới được trao tặng Cúp vàng Giám đốc Tài năng năm 2009 tại Hà Nội vào cuối tháng 3 vừa qua.

2.2. Chiến lược của công ty đến năm 2012

Định hướng phát triển Điện lực trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Đối với Tổng công ty Điện lực Việt Nam nói chung và của công ty Điện lực Hà Nam nói riêng đã được Tổng công ty định hướng: " Tập trung phát triển cơ khí Điện lực và chế tạo thiết bị viễn thông, tiến tới nghiên cứu chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế. Phấn đấu đến năm 2012 hoàn toàn tự chủ về thiết bị điện có thể đáp ứng nhu cầu máy biến áp 220KV và các thiết bị 220KV khác. Đầu tư chế tạo các thiết bị thủy lực và các cấu kiện của các Nhà máy thủy điện , nhiệt điện được chế tạo trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

trong nước và một phần xuất khẩu. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển của Công ty CKĐL Điện lực đề ra các nhiệm vụ chủ yếu và kế hoạch phát triển đến năm 2012 nằm trong tổng thể phát triển của Điện lực Hà Nam là:

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống: phụ kiện đường dây, cột thép mạ kẽm nóng, sửa chữa và xây lắp các công trình điện, tăng cường công tác kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phát triển sản xuất kết cấu thép cho các Nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Đồng thời hướng tới sản xuất một số thiết bị phụ trợ cho các Nhà máy nhiệt điện và các thiết bị điện khác đáp ứng mục tiêu phát triển của Tổng công ty Điện lực Việt Nam và sản xuất các sản phẩm kết cấu thép mà thị trường cần.

Phấn đấu đến năm 2012 đạt doanh thu 300 tỷ đồng vừa đảm bảo vốn góp của Nhà nước, vừa tích lũy vốn nhằm liên kết với các đơn vị khác tham gia đầu tư xây dựng một Nhà máy thủy điện có công xuất 10-30Mw. Và sẽ phát triển thành một Công ty đa ngành, đa nghề .

Biểu 3: Năm 2008 các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đạt được như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2007 TH 2008 So sánh (2008/2007) 1. Điện thương phẩm Tr.kWh 519,63 569,7 9,6% 2. Tỷ lệ tổn thất % 6,39 5,88 - 0,51% 3. Giá bán BQ đ/kWh 701,0 708,467 + 7,5đ/kwh 4.Doanh thu tiền điện Tr.đồng 364,261 403,614 +10,8%

Điện lực Hà Nam đã và đang phấn đấu hoàn thành kế hoạch với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao và có hiệu quả hơn trong nhu cầu tiêu thụ điện của nhân dân. Bên cạnh đó, Điện lực Hà

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Nam còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng, nhất là các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác đầu tư.

3. Phân tích công tác quản trị sản xuất

3.1. Về việc xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất.

3.1.1. Về kinh doanh điện năng- điện nông thôn

- Công tác kinh doanh điện năng: Tính đến thời điểm 31/12/2008 Điện lực có tổng số 27.745 khách hàng mua điện với 29.084 công tơ các loại, trong đó :

Khách hàng dùng điện 1pha là 26.386 khách hàng, khách hàng dùng điện 3 pha là 1.359 khách hàng

Hiện đang vận hành 2.501 công tơ điện tử 1 pha của Hãng OMNI SYSTEM Hàn Quốc để bán điện trong khu vực Thành phố Phủ Lý đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước.

Điện lực đã tiến hành kiểm tra quy trình kinh doanh năm 2008 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành, cho các Cán bộ công nhân viên trong dây truyền sản xuất kinh doanh của Điện lực, kết quả kiểm tra đạt 91%

- Quản lý điện nông thôn: Đã thực hiện việc tiếp nhận bán điện đến từng hộ dân ở nông thôn là 06 xã thuộc Huyện Kim Bảng và Lý Nhân. Đang hoàn thiện thủ tục tiếp nhận 05 xã Huyện Bình Lục.

3.1.2. Về công tác đầu tư xây dưng

Kế hoạch đầu tư năm 2008 công ty giao là 70 công trình với tổng giá trị là 46,5 tỷ đồng, trong đó :

-Chuyển tiếp từ năm 2007 sang : 39 công trình, với giá trị 18,5 tỷ đồng -Khởi công mới : 31 công trình với giá trị 28 tỷ đồng

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

+ Xây dựng Trạm biến áp 110kV tại Khu công nghiệp Châu Sơn + Mở rộng nhà điều hành sản xuất Điện lực Hà Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w