BẢNG TÍNH TỶ LỆ PHÂN BỔ GIÁ THÀNH ĐVT: đồng

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần S.K.Y (Trang 48 - 53)

ĐVT: đồng Khoản mục Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành KH theo SL thực tế Tỷ lệ CF NVL trực tiếp 1.509.603.194 1.300.353.430 1,16092 CF NC trực tiếp 639.532.706 645.185.660 0,9913 CF SXC 313.376.600 316.326.320 0,9907 Tổng cộng 2.462.512.500 2.261.865.410

Như vậy kế toán giá thành căn cứ vào tỷ lệ phân bổ giá thành để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng tính giá thành, cụ thể ta có Bảng tính giá thành thực tế cho các sản phẩm (Biểu số 2.23), cách tính như sau:

- Sản phẩm Vòng bi 6205:

CF NVL TT = Tỷ lệ phân bổ giá thành x Tổng ZKH theo sản lượng thực tế = 1,16092 x 900.135.400 = 1.044.985.223 đồng

CF NC TT = Tỷ lệ phân bổ giá thành x Tổng ZKH theo sản lượng thực tế = 0,9913 x 476.608.160 = 472.461.669 đồng

CF SXC = Tỷ lệ phân bổ giá thành x Tổng ZKH theo sản lượng thực tế = 0,9907 x 158.122.820 = 156.652.278 đồng

Biểu số 2.23: Bảng tính giá thành sản phẩm

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM VÒNG BI

Tên SP: Vòng bi Quý III năm 2008

Tên sản phẩm CF NVLTT CF NCTT CF SXC Tổng chi phí SL nhập kho Z đơn vị

Vòng bi 6205 1.044.985.223 472.461.669 156.652.278 1.674.099.170 223.970 7.475

Vòng bi 6206 464.617.971 167.071.037 156.724.322 788.413.330 136.500 5.776

Cộng 1.509.603.194 639.532.706 313.376.600 2.462.512.500 360.470

Biểu số 2.24:Bảng phân tích chi phí sản xuất

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT

Khoản mục Thực tế Kế hoạch Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

CF NVL trực tiếp 1.509.603.194 61,3 1.300.353.430 59,49 209.249.764 16,09

CF NC trực tiếp 639.532.706 25,97 645.185.660 28,52 (5.652.954) (0,88)

CF SXC 313.376.500 12,73 316.326.320 13,99 (2.949.820) (0,93)

Cộng 2.462.512.500 100 2.261.865.410 100 200.647.090 14,28

2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu giá thành là chỉ tiêu quan trọng mà các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc tập hợp chi phí giá thành đúng và đủ các mục tiêu để xác định chính xác kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và tồn tại các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng. Điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng, giá cả của sản phẩm. Để hạ giá thành sản phẩm cần biết rõ các chi phí cấu thành nên sản phẩm, từ đó tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố nào đã tác động gây ra sự biến động tăng giảm giá thành. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực tác động đến giá thành sản phẩm.

Qua Biểu số 2.24 có thể thấy giá thành của sản phẩm vòng bi trong Quý IV năm 2008 tăng so với kế hoạch với tỷ lệ tăng là 14,28%, ứng với số tiền là 200.647.090 đồng. Để làm rõ nguyên nhân cụ thể làm tăng chi phí ta tiến hành xem xét từng khoản mục cụ thể. Nhìn bảng ta thấy nguyên nhân làm tăng chi phí là do chi phí nguyên vật liệu tăng. Mặc dù vậy, chi phí nhân công trực tiếp giảm 0,88 % tương ứng 5.652.954 đồng và chi phí sản xuất chung giảm 0,93% tương ứng 2.949.820 đồng đã góp phần hạ giá thành sản phẩm. Tuy tỷ lệ giảm không đáng kể nhưng chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến chất lượng lao động, giảm bớt lao động dư thừa…Tóm lại nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên. Nguyên nhân làm chi phí NVL tăng là do biến động giá cả trên thị trường hoặc do Công ty chưa tiết kiệm trong việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất.

Như vậy có thể thấy Công ty đã chú ý đến việc hạ giá thành sản phẩm được thể hiện trong việc giảm các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, cần phải chú trọng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì đây

phẩm. Do vậy điều quan trọng nhất là phải giảm chi phí nguyên vật liệu xuống mức thấp nhất có thể. Để có thể thực hiện được mục tiêu này thì các cán bộ phòng vật tư phải có biện pháp nghiên cứu thị trường để có biện pháp thu mua, dự trữ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, như vậy sẽ tránh được sự biến động của giá cả trên thị trường. Đồng thời nên tìm kiếm những loại NVL có thể thay thế cũng như tìm kiếm thị trường để có thể giảm chi phí xuống mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, như vậy công ty sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Biểu số 2.25: BẢNG KÊ SỐ 4

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần S.K.Y (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w