0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram DFD):

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (Trang 35 -37 )

3. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin

3.3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram DFD):

Là sự thể hiện bằng sơ đồ khối luồng, đích, nguồn, xử lý và các kho dữ liệu trên giác độ logic. Sơ đồ luồng dữ liệu sử dụng một số ký pháp cơ bản sau:

Nguồn hoặc đích Dòng dữ liệu

Tiến trình xử lý Kho dữ liệu Hình 2.6: Các thành phần của sơ đồ luồng dữ liệu

Tên bộ phận nhận

hoặc phát tin Tên dòng dữ liệu

Tên tiến trình xử

Sơ đồ luồng dữ liệu có nhiều mức. Đó là:

Mức ngữ cảnh thể hiện khái quát nhất mội dung chính của hệ thống thông tin.

Sơ đồ mức 0 là sự phân rã của sơ đồ mức ngữ cảnh, chi tiết hơn mức ngữ cảnh song vẫn còn tương đối khái quát.

Sơ đồ mức 1,2,… là sự phân rã của sơ đồ mức trên theo hướng ngày càng chi tiết, đi vào từng công đoạn cụ thể.

Nguyên tắc liên quan tới DFD và phân rã DFD:

- Mỗi luồng dữ liệu cần có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu - Dữ liệu chứa trên hai vật mang tin khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất

- Xử lý luôn phải được đánh mã số.

- Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau. - Tên cho xử lý phải là một động từ.

- Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu, luồng vào phải khác luồng ra từ một xử lý.

- Số xử lý tối đa trên một trang DFD chỉ nên là 7.

- Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã.

- Một xử lý mà logic xử lý của nó trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không phân rã tiếp.

- Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (Trang 35 -37 )

×