Tây Hồ đến năm 2020
I.1 Quy hoạch giao thông
a, Căn cứ quy hoạch
- Quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà nội đến năm 2020
- Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 2001 (phần qui hoạch sử dụng đất và giao thông).
- Điều chỉnh quy haọch chung Thủ đô Hà nội đã được Thue tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998.
- Quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Tây tỷ lệ 1/2000 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt bằng Quyết định số 473 BXD/KTQH ngày 8/11/1994.
- Quy hoạch khu vực bán đảo tỷ lệ 1/500 đã được chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt ngày 24/12/1994.
- Đồ án điều chỉnh qui haọch chi tiết tỉ lệ 1/2000 dọc đường Lạc Long Quân(từ đường vành đai 2 đến Hồ Tây và đê phân lũ đến Nhật Tân)
- Chỉ giới đường đỏ tỉ lệ 1/500 đường Lạc Long Quân đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 1999.
- Dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long. - Dự án đô thị mới Tây Hồ Tây.
b, Nguyên tắc xây dựng quy hoạch giao thông
- Thực hiện theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ những định hướng trong điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các chỉ tiêu thiết kế như sau:
+ Chỉ tiêu đất dành cho giao thông 20 – 25 % trong đó giao thông tĩnh đạt 2 – 3m2/người.
+ Mật độ mạng lưới đường (từ đường phân khu vực trở lên ) đạt 4 – 4,7km/km2.
+ Quy haọch mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Tây Hồ nhằm một bước cụ thể hoá quy hoạch chung Thủ đô Hà nội, đáp ứng nhu cầu đi lại trong khu vực cũng như liên hệ thuận tiện với các khu vực khác trong Thành phố.
c, Quy hoạch mạng lưới giao thông * Quy hoạch các tuyến đường vành đai
Vành đai 1: Để co thể hoàn thiện vành đai 1 thành vành đai khép kín cần phải xây dựng đoạn Bưởi- Nhật Tân co chiều dài 3,98 km.
Đoạn Nhật Tân- đầu đường Âu Cơ trên trục đường Nhật Tân dọc theo đê hữu Hồng đến Vĩnh Tuy dài 17,25 km với chiều rồng từ 50 – 60 m.
Vành đai II: Từ nút giao thông Bưởi đến nút giao Xuân La- Nhật Tân (tuyến đường mới chạy song song phía trái đường Lạc Long Quân); đoạn từ
Bưởi đến Nhật Tân dài 3,98 km, hiện tại chưa co đường, dự kiến thực hiện đến năm 2010.
Theo quy hoạch của Viện quy hoạch đô thị Hà nội lập cho đoạn Bưởi- Xuân La- Nhật Tân, đoạn tuyến trên co phạm vi chỉ giới xây dựng 57,5 đến 64m với quy mô của từng đoạn như sau:
- Đoạn Bưởi- Xuân La: mỗi bên bố trí 3làn xe cơ giới+ làn thô sơ, hè đoạn mỗi bên 8m. Giải phân cách giữa rộng 3m. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang B=57.5 m, chiều dài đoạn Bưởi- Xuân La là 1,88 km.
- Đoạn Xuân La- Nhât Tân: mỗi bên bố trí 3 làn xe cơ giới + làn thô sơ, hè phố mỗi bên 8 m. Riêng đoạn Xuân La- Nhật Tân để dành 5 m cho đường sắt trên cao từ sân bay Nội Bài về trung tâm TP.Hà Nội. Tổng chiều dài mặt cắt B=64m và chiều dài 2.1 km.
*Quy haọch các trục đường chính đô thị
Đoạn Liễu Giai- Hồ Tây dài 300 m co quy mô mặt cắt 50 m đảm bảo mỗi bên 3 làn xe , vỉa hè mỗi bên rộng 6 m. Đây là đoạn đường cuối trên trục đường chính này của Thủ Đô Hà Nội.
Đoạn Xuân La- Phú Thượng nằm trên trục Phú Đô- Yên Hoà- Xuân La- Phú Thượng với tổng chiều rộng mặt cắt 50m, mỗi bên 2 làn xe cơ giới(2*3.75) và chiều rộng dành cho xe thô sơ 3.5 m, dải phân cách ở giữa 3 m. Đoạn trong khu đô thị Nam Thăng Long co mặt cắt ngang 40m.
Trục khu đô thị Nam Thăng Long- Hồ Tây là tuyến đường làm mới. Tổng chiều dài trục chính là 8.5 km, với quy mô mặt cắt ngang bao gồm 6 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ, chiều rộng mặt cắt B=60.5-64 m.
Đoạn Xuân La- Xuân Đỉnh là tuyến đường mới. Tổng chiều dài trục chính là 6,8 km với quy mô mặt cắt gồm 6 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang B= 40 m.
Tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn ở phía Bắc co mặt cắt ngang điển hình B=64 m.
Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đến khu đô thị Nam Thăng Long, co chiều rộng 50m. Thành phần mặt cắt ngang gồm 8 làn xe cơ giới, giữa co dự kiến tuyến đường sắt đô thị, hè mỗi bên rộng 7,5m, đường co chiều dài khoảng 720m.
Đường Hoàng Hoa Thám co chiều rộng 53,5 m, giải phân cách giữa 3 m, mỗi bên bao gồm 3 làn xe cơ giới, hè mỗi bên rộng 8 m, co chiều dài khoảng 3.032m.
*Giao thông tĩnh
Với các khu vực trung tâm mới, các bãi đỗ xe công cộng phải đựoc tính đủ và xác định rõ về quy mô diện tích để đáp ứng mục tiêu về đất cho giao thông tĩnh.
Đối với các khu vực đã và đang được đô thị hoá như Xuân La, Xuân Đỉnh, Phú Thượng.., do hiện trạng xây dựng cũng như quá trình cấp đất lẻ những năm trước đây nên khả năng xác định nhu cầu đất đỗ xe khó thực hiện đầy đủ, vì vậy giaỉ pháp quy hoạch ở đây là tận dụng tối đa các vị trí đất trống hoăc cống hoá một số đoạn mương để bố trí các điểm đỗ xe công cộng.
Trong các khu đô thị mới, cần quy hoạch các bãi đỗ xe ngầm.
Đối với khu vực xung quanh Hồ Tây : Trên địa bàn Quận bố trí 9 điểm đỗ xe tập trung với tổng diện tích 6,93 ha được phân bố như sau:
- Khu du lịch văn hoá thể thao Hồ Tây bố trí 1 điểm đỗ xe, ngoài ra, cần bố trí thêm 8 điểm đỗ xe phân bố theo vành đai ngoài của vùng Hồ Tây.
- Khu vực bán đảo Quảng An: 3 điểm.
- Khu vực giữa đê sông Hồng và đường Xuân Diệu: 2điểm( khu vực hồ bụng cá)
- Khu vực Xuân La 1 điểm.
- Khu vực phía nam Hồ Tây( tại xí nghiệp xe điện Hà Nội) :1 điểm
Vùng ven Hồ Tây, bố trí 15 bãi đỗ xe nhỏ chứa khoảng 20 xe(diện tích mỗi bãi khoảng 400 m2)
Dành 37,68 ha đất cho giao thông tĩnh với các thông số theo biểu sau : Biểu 3.1 : Tổng hợp quỹ đất dành cho các điểm đỗ xe trên địa bàn Quận Tây Hồ đến năm 2020
STT TT Khu vực Điể m đỗ loại 1 Điể m đỗ loại 2 Điểm đỗ khác Tổ ng 1 Ba phường (Thụy Khuê, Bưởi và Yên Phụ)
1,5 5 1,5 5 4,64 7,7 4 2 Khu mở rộng và phát triển 5,9 9 5,9 9 17,96 29, 94 Tổng 7,5 4 7,5 4 22,6 37, 68
Nguồn : Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà nội đến năm 2020
* Quy hoạch các nút giao thông
Nút giao thồn Bưởi là dạng nút giao bán hoa thị, lập thể liên thông. Nút này nằm trên đường vành đai 2 giữa đường từ Cầu Giấy đi cầu Nhật Tân và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài. Cầu vượt nằm trên đường vành đai 2 và có các nhánh hoa thị nối với đường Hoàng Quốc Việt.