Lịch sư hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Một phần của tài liệu td746 (Trang 33 - 39)

1 3.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtheo công việc (đơn đặt hàng)

2.1.1Lịch sư hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

2.1 Đặc điểm và tình hình sản 'xuất chung tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Chiến Thắng.

Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của tổng công ty Dệt may Việt Nam.

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Tên giao dịch quốc tế: Chien Thang Garment Company. Tên giao dịch viết tắt: Chigannex.

Tài khoản: 710A000003 ( Ba Đình Hà Nội) Mã số thuế: 0100101058-l

Điện thoại: (04) 7844831

Trụ sở giao dịch: Số 22 - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội.

2.1.1 Lịch sư hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Thắng:

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :

Ra đời trong cuộc chiến tranh chống kỹ cứu nước vô cùng ác liệt của nhân dân ta. Cho đến nay từ một xí nghiệp máy Chiến thắng, Công ty may Chiến Thắng và đến nay là Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã lớn mạnh cả về quy mô, năng lực sản xuất lẫn hiệu quả kinh doanh.Trải qua rất nhiều thăng trầm Công ty cổ phần may Chiến Thắng vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, và vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hoà chung với xu thế hội nhập Quốc tế của tất cả các Doanh nghiệp hiện nay.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng có thể khái quát qua các giai đoạn như sau:

Từ năm 1968 đến năm 1975:

Ngày 2/3/1968 Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp may Chiến Thắng, có trụ sở tại 8B - Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội, với sự quản lý cua Cục vải sợi may mặc. Nhiệm vụ ban đầu của xí nghiệp là sản xuất các loại quần áo mũ vải, găng tay theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi may mặc.

Tháng 5/1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may mặc hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động.

•Từ năm 1976 - 1986:

Trong thời kỳ này hoà bình được lặp lại, việc gia công hàng xuất khẩu đã được đi vào nề nếp, sản xuất đã ổn định và có nhiều tiến bộ nhưng phong cách quản lý vẫn còn nặng nề bao cấp. Đến năm 1986 với Đại hội Đảng VI cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã được xoá bỏ và thay vào đó là cơ chế quản lý mới: Cơ chế quản lý theo nền kinh tế thị trường. Xí nghiệp đã chủ động khai thác thêm nguồn nguyên liệu để cố thêm công ăn việc làm cho công nhân viên đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường may mặc nước ngoài để mở rộng xuất khẩu

• Từ năm 1986 – 2003:

Cùng với các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và nghị quyết 217/HĐBT về luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành, bên cạnh những đơn đặt hàng được cấp trên giao theo chỉ tiêu Nhà nước, lãnh đạo Xí nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài để thực hiện phương thức gia công cho các khách hàng nước ngoài: Hàn

Ngày 25/9/l992 Bộ công nghiệp nhẹ có nghị quyết số 730/CNN – TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng. Việc chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng là một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chất của công ty.

Năm 1994, Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa ( Trụ sở 1 44 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa) được sát nhập vào công ty theo quyết định số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ.

Năm 1997 , Xây dựng xong cơ sở số 10 Thành Công, Ba Đình tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tập trung bộ máy quản lý về một địa điểm, thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh.

Năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng công ty may Việt Nam, công ty đã hoàn thành việc chuyển cơ sở 8B - Lê Trực thành Công ty cổ phần may Lê Trực.Cũng trong năm 2000 công ty đầu tư thêm một cơ sở mới tại Thái Nguyên dưới sự cho phép của Bộ công nghiệp nhẹ. Việc xây dựng thêm một cơ sở mới góp phần ổn định năng lực sản xuất của cong ty khi cơ sở 8B – Lê Trực tách ra.

Năm 2002 Công ty đầu tư thêm một cơ sờ mới ở tỉnh Bắc Cạn thu hút hàng nghìn công nhân góp phần giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên của tỉnh đồng thời làm nâng cao năng ]ực sản xuất của Công ty tạo ra nhiều sản phẩm hơn .

Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:

Ngày 29/10/2004 Công ty may Chiến Thăng hoàn thành việc cổ phần hoá theo quyết định 116/2004/QĐ-BCN và chính thức trở thành Công ty cổ phần may Chiến Thắng.

Tổng số vốn: 12.000.000.000 VNĐ

49%: Vốn góp cổ đông

Hội đồng quản trị được thành lập, thay thế 3 tổng Giám đốc trước đây thành một tổng giám đốc.

Sự thay đổi này đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Công ty. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã có những bước trưởng thành phát triển lớn mạnh về mọi mặt, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên. Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít những khó khăn mà vừa là khó khăn chung của ngành dệt may Việt Nam.

Năm 2006- 2007 Số lượng công nhân giảm mạnh chỉ còn 1968 người đặc biệt là công nhân viên quản lý còn 1 1 6 người nên nhiều hợp đồng may mặc không thực hiện kịp Công ty phải chịu một khoản phạt kinh tế nên kết quả kinh doanh giảm xút so với năm 2005 , công ty đã gộp một số xí nghiệp thành một xí nghiệp lớn và các xí nghiệp có thành các tổ trong một xí nghiệp mới. nay chỉ còn 3 xí nhgiệp thành công hai xí nghiệp Thái Nguyên.

Trong những năm qua, tù một xí nghiệp quy mô nhỏ và gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực và đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua mọi khó khăn và trụ vững được trong nền kinh tế thị trương đặc biệt là thị trường dệt may Việt Nam luôn đầy sóng gió và đang phấn đấu lớn mạnh hơn về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh.

Có thể khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong ba năm trở lại đây như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình tài chính:

Năm Vốn cố định Vốn lưu động Vốn kinh doanh

2006 45.145.967.542 53.292.813.610 98.438.781.152

2007 66.951.586.638

Tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh:

Năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận trước thuế thu nhập DN

Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

2005 58.055456.568 365.575.441 365.575.441

2006 49.077.223.604 556.249.880 556.249.880

2007 22.181.269.550 205.651.713 205.651.713

2.1.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Trong Cơ chế thị trường, và trong quá trình hội nhập với sức ép cạnh tranh từ các công ty khác trong ngành may và hàng Trung Quốc đòi hỏi Công ty phải có phương hướng hoạt động phù hợp trong tình hình mới.

Trước kia, Công ty cổ phần may Chiến Thắng là Doanh nghiệp Nhà nước, trong điều kiện mới Công ty đã được chuyển đổi sang Công ty cổ phần. Việc chuyển đổi này cũng làm cho Công ty gặp không ít khó khăn khi phải làm quen theo cơ chế mới. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới đó, công ty đã và đang có những biện pháp chuyển hoạt động theo điều lệ Doanh nghiệp cổ phần, mặt khác cũng đang tự hạch toán vấn đề tài chính, kinh doanh.

Về thị trường, tiếp tục đa dạng hoá thị trường trong nước và vẫn chú trọng đến thị trường xuất khẩu truyền thống.

Để mở rộng thị trường và để sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng biết đến, cần chú trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đa dạng hoá các mạt hàng. Do đó công tác thiết kế cần được quan tâm để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Mặt khác, cần đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị trong các xí nghiệp, mua sắm thêm các thiết bị tiêu dùng như: Máy ép là, máy thùa khuy, máy đính cúc, . . . để nâng cao chất

lượng sản phẩm và năng suất lao động.

Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý lao động, chấn chỉnh nội quy, quy chế về quản lý kinh tế, cũng như lao động nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng lao động để thu hút nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề và có phẩm chất đạo đức tốt vào công ty đáp ứng quá trình đổi mới, cải tổ doanh nghiệp. Bố trí đúng người đúng việc, đảm bảo cho người lao động được làm đúng chuyên môn, năng lực sở trường của mình để phát huy tối đa có hiệu quả đúng khả năng của bản thân, phục vụ tốt cho Doanh nghiệp.

Cải cách hệ thống tiền lương, công bằng, minh bạch, hưởng theo lao động, với tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Khuyến khích tăng năng suất lao động thông qua chế độ lương thưởng thích đáng, tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả, nhằm thu hút, giữ lại những công nhân lành nghề, những người có đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xúc tiến việc phát huy các ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thao tác, công nghệ tiên tiến, hiện đại, cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và doanh thu, lợi nhuận của công ty. Mục tiêu của công ty là trở thành một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại và đạt kết quả cao trong hoạt động

tới, công ty đã và đang ngày càng phát triển có thể cạnh tranh trong cơ chế

Một phần của tài liệu td746 (Trang 33 - 39)