Chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu te067 (Trang 46 - 49)

Thực chất, đây là khâu có tính chất bổ xung trong qui trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở LICOGI nhng lại là khâu đem lại uy tín rất lớn cho Tổng công ty, bởi vì đúng ra là sau khi giao công trình cho chủ đầu t, đợc chủ đầu t nghiệm thu trong việc lắp đặt và chạy thử thiết bị và quyết toán với chủ đầu t, LICOGI không còn trách nhiệm gì với công trình thiết bị toàn bộ đó nữa nhng thực tế là LICOGI luôn có trách nhiệm trong việc đa thiết bị vào hoạt động sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế, trong giai đoạn này, công việc của LICOGI là giúp ngời mua thiết bị toàn bộ vận hành thiết bị đó để sản xuất ra sản phẩm và đào tạo đội ngữ vận hành. LICOGI sẽ yêu cầu chuyên gia nớc ngoài của hãng sản xuất và các chuyên viên kỹ thuật của Tổng công ty đến nơi ngời mua đặt công trình thiết bị toàn bộ để tiến hàng vận hành thiết bị và hớng

dẫn về công nghệ cho đội ngũ vận hành thiết bị trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào tính phức tạp của công trình. Tuy nhiên việc thỏa thuận với hãng sản xuất thiết bị về việc chuyển giao công nghệ thờng đem lại khó khăn cho LICOGI bởi vì đôi khi tính hiện đại của thiết bị cộng với trình độ non yếu của ngời sử dụng làm cho việc đào tạo đội ngũ vận hành rất vất vả và làm cho ngời mua thờng thụ động trong việc sử dụng cũng nh bảo dỡng thiết bị.

III.Những vớng mắc trong quá trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở tổng công ty LICOGI.

1.Những vớng mắc trong khâu chuẩn bị nguồn vốn cho dự án.

Chuẩn bị nguồn vốn để nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một khâu rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị dự án. Nguồn vốn này có thể là vốn của khách hàng, vốn vay trong nớc, vốn vay nớc ngoài, vốn của Tổng công ty (thờng là rất ít, đặc biệt là đối với những công trình thiết bị toàn bộ có giá trị lớn).

Chẳng hạn nh đối với một số dự án tự doanh, vấn đề khó khăn lớn nhất chính là nguồn vốn cho dự án bởi vì giá trị các công trình thiết bị toàn bộ thờng tốn hơn nhiều so với nguồn vốn mà Tổng công ty có thể đáp ứng. Vì thế, giải pháp vay vốn ngân hàng hoặc vay tín dụng nớc ngoài đang là hớng đi cho nhập khẩu tự doanh ở Tổng công ty. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong các chính sách đi vay cũng nh cho vay của nhà nớc.

Cụ thể là đối với vay ngân hàng trong nớc hiện nay thì vốn các ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao (khoảng 15% năm), thời hạn cho vay ngắn, trong khi đó đặc điểm của mặt hàng thiết bị toàn bộ là thời gian mua bán thờng dài đôi khi đến hàng năm mới kết thúc. Hơn nữa, trong thời gian gần đây do buông lỏng trong quản lý nên nhiều ngân hàng bị thất thoát hàng ngàn tỷ đồng do đó các ngân hàng hiện nay đã rất thận trọng, thắt chặt các khoản vay của các doanh nghiệp.

Cũng nh vậy, vấn đề vớng mắc trong việc vay vốn nớc ngoài để nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ thông thờng lại không nằm ở phía bên nớc ngoài cho vay mà lại nằm chủ yếu ở chính sách và cách thức quản lý nguồn vốn của phía Việt nam.

Còn đối với các dự án sử dụng vốn của các khách hàng là các doanh nghiệp. Nhà nớc, chủ đầu t không phải là ngời sở hữu vốn mà vốn là của nhà nớc và họ chỉ là ngời quản lý nguồn vốn đó. Vì vậy, nếu không đợc giải ngân đúng tiến độ thì chủ đầu t khó có thể tìm ra nguồn vốn bổ xung trong khi chờ đợc cấp vốn do công trình cha có khả năng đi vào hoạt động, cha có tài sản gì để thế chấp vay vốn ngân hàng. Khi đó, LICOGI là ngời trực tiếp đứng ra nhập khẩu thiết bị toàn bộ tất nhiên cũng bị ảnh h- ởng đến tiến độ thanh toán ngoại do việc thanh toán không đúng hạn của khách hàng trong nớc. Khi đó không chỉ là LICOGI bị thất tín với đối tác nớc ngoài mà còn dẫn đến sự ngừng trệ của công trình và phát sinh hàng loạt các chi phí ngoài các tính toán ban đầu, khiến cho tổng mức đầu t tăng, thậm chí công trình đang thực hiện phải bỏ dở. Nguyên nhân của tình trạng này không phải do thiếu vốn còn do chính sách đầu t thiếu nhất quán của Nhà nớc.

2.Những vớng mắc trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

Trớc khi tiến hành đàm phán cần đa ra một số phơng án đàm phán, cụ thể ở đây là cần đi vào phân tích những vấn đề hai bên mới chỉ nhất trí một phần và những vấn đề còn nhiều tranh luận, để từ đó định ra đợc sách lợc tháo gỡ dần trong quá trình đàm phán. Thông thờng, điểm yếu của Tổng công ty là khi bớc vào đàm phán với các công ty nớc ngoài nhận thầu cha có đợc lợi thế so với đối thủ thơng lợng của mình. Kinh nghiệm đàm phán cũng nh năng lực đàm phán của Tổng công ty cũng cha thể bằng các công ty nớc ngoài đã có nhiều năm hoạt động trên thơng trờng quốc tế. Nếu Tổng công ty không tiếp tục thu thập thông tin về đối phơng, tìm hiểu và nắm bắt đợc ý đồ của đối phơng cũng nh vạch ra một phơng án đàm phán thích hợp để chuyển dần lợi thế về phía mình thì có thể đạt đợc các mục tiêu đàm phán.

Trong đàm phán hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cụ thể về xây lắp công trình và chuyển giao công nghệ, nội dung đàm phán thờng bao gồm 3 lĩnh vực: kỹ thuật, thơng mại và pháp lý. Tuy nhiên, trong đoàn đàm phán đợc Tổng công ty cử đi không phải bao giờ cũng đầy đủ các thành viên am hiểu đầy đủ về cả 3 lĩnh vực.

Đối với các công ty nớc ngoài, theo thông lệ hoạt động kinh doanh tại nớc họ, họ có thể thuê chuyên gia hỗ trợ cho lĩnh vực mà họ còn thiếu kinh nghiệm, điều đó giúp cho đàm phán đợc nhanh chóng và thuận tiện hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà các công ty nớc ngoài nhận thầu ở Việt nam rất ngại khi phải làm việc và tiến hành đàm phán với đối tác Việt nam trong cơ chế hiện nay của nớc ta. Đó là vì các thỏa thuận bên bàn đàm phán tại Việt nam sẽ còn chịu sự kiểm tra và phê duyệt của các chuyên môn phía sau đoàn đàm phán. Các qui định nh thế này của Việt nam gây lãng phí thời gian trong khi chờ đợi phê duyệt, làm chậm tiến độ triển khai dự án, làm cho phía nớc ngoài kém tin tởng vào các thỏa thuận đã giành đợc bên bàn đàm phán, bởi vì những thỏa thuận đó lại còn phải chờ đợi sự phê duyệt của các cơ quan quyền lực ở phía sau.

Thực tế cho thấy nhiều khi đoàn đàm phán của Tổng công ty rất bị động khi tham gia thơng thảo hoàn thiện hợp đồng mua sắm thiết bị toàn bộ và một trong những loại hợp đồng lớn có nội dung qui định hết sức chi tiết và phức tạp. Ngời tham gia đàm phán nhiều khi không có quyền quyết định đối với những điều đạt đợc hay cha đợc trên bàn đàm phán mà lúc nào cũng phải chờ ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, mà nhiều khi cán bộ trực thuộc cấp có thẩm quyền này không có đủ năng lực cũng nh thiếu kinh nghiệm thực tế để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Chơng III

Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng.

Một phần của tài liệu te067 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w