VI. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
3. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ
CÔNG TY CP CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10
BẢNG TRÍCH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12/2009
ST T Tên TSCĐ Toàn DN sử dụng Thời gian khấu hao (tháng)
Chi phí sản xuất chung TK 6274 CPQLDN Công trình A Vương Công trình HCM TK6424
1 Phương tiện vận tải. 6.557.120 1 6.557.120
2 Máy móc thiết bị 233.000 1 233.000
3 Nhà cửa vật kiến trúc 500.000 1 500.000
4 Máy móc quản lý VP 250.000 1 250.000
Khấu hao toàn DN 7.540.120 6.557.120 233.000 750.000
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 4/2009
Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền
Số Ngày Nợ Có Nợ Có KH1 2 30/12/09 Trích khấu hao phục vụ công trình A. Vương 6274 2141 6.557.120 6.557.120 KH1 2 30/12/09 Trích khấu hao phục vụ công trình đường HCM 6274 2141 233.000 233.000 KH 12 30/12/09 Trích khấu hao phục vụ QLDN 6424 2141 750.000 750.000 Cộng 7.540.120 7.540.120 Ngày ... tháng ... năm ...
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
SỔ CÁI
Quý 4/2009
Tên tài khoản: Hao mòn TSCĐ hữu hình Số hiệu TK: 2141
Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền
Số Ngày Nợ Có
Số dư đầu kỳ 220.657.560
KH 12
30/12/09 Trích khấu hao phục vụ công trình A. Vương
6274 6.557.120
KH 12
30/12/09 Trích khấu hao phục vụ công trình đường HCM 6274 233.000 KH 12 30/12/09 Trích khấu hao phục vụ QLDN 6424 750.000 Số phát sinh 7.540.120 Số dư cuối kỳ 228.197.680 Ngày ... tháng ....năm 2009.
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
V. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ:
- Trong kỳ công ty không có hoạt động sửa chữa lớn xẩy ra. Hoạt động sửa chữa nhỏ do công nhân công ty tự làm, chi phí sửa chữa nhỏ, thời gian sửa chữa ngắn.
Chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa thường xuyên tài sản cố định được tập hợp vào chi phí sản xuất của các bộ phận sử dụng. Khi chi phí thực tế phát sinh, kế toán dựa trên chứng từ liên quan để thực hiện ghi sổ kế toán.
Ví dụ: Ngày 27/11/2009, Công ty tiến hành sửa chữa Máy đào KAMATSU, ở bộ phận sản xuất của công ty với số tiền 4.939.300 đồng, do công nhân công ty tự làm. Tóm tắt quá trình hạch toán như sau:
BẢNG KÊ CHI TIẾT
Số 131
Căn cứ đề nghị của Đội cơ khí công trình 1 và quyết định Số: 614 CG10/GCVT
1. Nhân công sửa chữa: 1.200.000 2. Vật liệu sửa chữa:
- Bơm dầu : 3.100.000 - Mỡ bôi trơn : 639.300 3. Tổng cộng chi phí sửa chữa: 4.939.300
Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627 : 4.939.300 Có TK 152: 3.739.300 Có TK 334: 1.200.000
Ngày 27 tháng 11 năm 2009
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 4/2009
Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
BK 131
27/11/09 Chi phí sửa chữa TSCĐ tại ĐCKCT 1
627 152 3.739.300 3.739.300 BK
131
27/11/09 Nhân công sửa chữa TSCĐ tại ĐCKCT 1
627 334 1.200.000 1.200.000
Cộng
Ngày ... tháng ... năm ...
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10.
I. Nhận xét chung:
- Sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh, đạt trình độ cao, sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng mạnh trong những năm đổi mới, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, không dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế mà còn ở các chỉ tiêu khác trên diện rộng, trong đó chỉ tiêu về mức độ hiện đại, đặc chủng của TSCĐ càng thể hiện sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả SXKD của Doanh nghiệp. Để tự khẳng định mình trước các đối thủ cạnh tranh, đồng thời theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Công ty luôn quan tâm ưu tiên đầu tư vào TSCĐ có công nghệ hiện đại, đặc chủng và tận dụng huy động các nguồn có thể có được. Tuy nhiên, việc đầu tư vào TSCĐ phải tính đến các chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh, lợi ích kinh tế…mà TSCĐ mang lại. Điều đó cũng ảnh hưỡng đến công tác hạch toán và quản lý TSCĐ tại Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ Phần cơ giới & xây lắp số 10. Qua thực hiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty. Tôi đã nắm bắt được các thông tin hạch toán TSCĐ tại Công ty đã trình bày ở PHẦN II.
Như vậy hạch toán kế toán thật sự là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả nhất, hạch toán kế toán một cách đầy đủ, trung thực sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản, chi phí, kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu khác.
1. Ưu điểm trong hạch toán TSCĐ tại công ty:
- Hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, của kế toán Trưởng, công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nên việc quản lý TSCĐ tại Công ty ngày càng chặt chẽ hơn chính xác và có quy cũ hơn
- Công ty đã đưa máy vi tính vào sử dụng trong công tác hạch toán, nên việc theo dõi tình hình biến động TSCĐ và các đối tượng kế toán khác nói chung, hết sức thuận lợi cho công tác quản lý, và nâng cao năng suất lao động, cũng như đảm bảo số liệu chính xác, tin cậy. Tất cả các thông tin đều được cập nhật trên máy nên dể dàng cung cấp được thông tin cho quản lý khi cần thiết. Đồng thời tạo điều kiện để quản lý chi tiết từng TSCĐ, từ thuế GTGT bộ phận sử dụng TSCĐ, kế hoạch sữa chữa tạo điều kiện kịp thời thúc đẩy quá trình tái sản xuất TSCĐ, một cách liên tục và có hiệu qủa, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh
- Do hạch toán trên máy tín nên công tác hạch toán của nhân viên kế toán gọn nhẹ, chỉ qua một vài công đoạn cần thiết, còn lại các công đoạn tiếp theo đều do máy tính thực hiện, nên kết quả mang lại chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc hạch toán chi tiết TSCĐ của kế toán cũng đơn giản, tránh các thủ tục rườm rà, nghĩa là khi có tình hình tăng giảm TSCĐ sẻ được kế toán theo dõi trực tiếp trên sổ TSCĐ về tăng giảm TSCĐ tạo điều kiện theo dõi kiểm soát được tình hình biến động tăng giảm TSCĐ trong kỳ. Đặc biệt sổ TSCĐ được thiết kế 2 phần tăng giảm riêng biệt nhau, tạo điều kiện đối chiếu khi cần thiết đồng thời giúp quản lý chặt chẽ được TSCĐ trong Công ty. Theo dõi như vậy giúp cho quản lý xem xét để tính toán các chỉ tiêu của từng TSCĐ, để đề ra các quyết định đúng đắn .
- Công tác kế toán TSCĐ được giảm nhẹ do tính các chỉ tiêu về khấu hao và hạch toán chi phí sữa chữa TSCĐ đơn giản, về khấu hao được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Nên việc tính toán mức khấu hao trích trong kỳ chỉ tính đến khấu hao chênh lệch do TSCĐ tăng, giảm ở quý trước, việc trích khấu hao cũng đơn giản từ công tác là toàn bộ khấu hao được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ.
Về công tác hạch toán sữa chữa TSCĐ chi phí phát sinh ở kỳ nào thì hạch toán chi phí SXKD ở kỳ đó
Trường hợp nếu phát sinh chi phí sữa chữa lớn thì được trích và phân bổ dần vào kỳ tiếp theo
- TSCĐ của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận phân xưởng khác nhau.Và được phân loại một cách rõ ràng, cụ thể đối với từng TSCĐ giúp cho kế toán dễ dàng trong việc kiểm tra, quản lý phân bổ khấu hao và bảo toàn TSCĐ.
- Công ty đã áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này đơn giản dễ tính toán và ổn định đối với mỗi TSCĐ nó chỉ làm thay đổi mức khấu hao của toàn bộ TSCĐ nếu có tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, và hoạt động sửa chữa lớn. Tức là làm xuất hiện khoản chênh lệch khấu hao do tăng giảm TSCĐ ở trong kỳ, sử dụng phương pháp này thuận lợi cho cơ quan quản lý tài chính và cơ quan thuế để quản lý và theo dõi đơn giản hơn, đồng thời làm cho giá thành dịch vụ, sản phẩm trong kỳ ổn định hơn.
- Công ty cũng rất nhạy cảm trong việc phân loại TSCĐ theo nhóm. Tại TSCĐ của Công ty đa dạng và phong phú nên phân loại như vậy là hợp lý và thuận tiện cho vịêc
tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, vì chúng có cùng tỷ lệ. Khấu hao và tỷ trọng của từng nhóm trong toàn bộ TSCĐ ở tại Công ty.
- Kế toán tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ mọi hoạt động tăng giảm TSCĐ hiện có của Công ty, sử dụng đầy đủ các loại chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán rõ ràng, chính xác, chi tiết cho từng đối tượng
- Kế toán tham gia lập kế hoạch sữa chữa TSCĐ, tham gia hội đồng nghiệm thu TSCĐ, xem xét về tình trạng kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn. TSCĐ sữa chữa hoàn thành, chi phí sữa chữa được tập hợp kịp thời và phản ánh chính xác vào chi phí SXKD
- Hạch toán TSCĐ, phân bổ khấu hao hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm. Song thực tế công tác kế toán rất phức tạp, mỗi đơn vị có một hình thức kế toán khác nhau, mà trong quá trình hạch toán như vậy cũng đồng thời nãy sinh ra nhữnh hạn chế mà mỗi đơn vị điều phải có.
2. Hạn chế trong hạch toán TSCĐ tại công ty:
- Việc áp dụng máy vi tính vào công tác hạch toán, nếu số liệu quá nhiều sẽ làm mất vẻ trực quan khi cần thiết phải so sánh đối chiếu số liệu.
- Việc thanh lý những TSCĐ hết hạn chờ thanh lý, kéo dài, cho nên việc thu hồi vốn cũng gặp nhiều khó khăn
- Các TSCĐ của Công ty thường là thiết bị chuyên dùng nên nó lá những TSCĐ có giá trị lớn, số lượng tương đối nhiều và được cấu thành bởi nhiều bộ phận phức tạp khác nhau nên công tác tổ chức quản lý chúng càng khó khăn và phức tạp. Trong khi đó do yêu cầu của SXKD, các phương tiện vận tải phải luôn luôn di chuyển làm cho việc theo dõi đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, phức tạp hơn. Các kế hoạch sữa chữa TSCĐ đó chỉ mang tính tạm thời, bởi nếu chúng xảy ra hư hỏng trong quá trình hoạt động, thì không thể sữa chữa tại Công ty một cách kịp thời được và phải thuê ngoài sữa chữa, để kịp thời cho các phương tiện vận tải đó hoạt động.
Tuy vậy nhìn chung công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán quản lý TSCĐ tại Công ty tương đối chặt chẽ và có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu mới trong kinh doanh của Công ty
II. Một số ý kiến và biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty: sử dụng TSCĐ tại Công ty:
Tuỳ theo tình hình thực tế tại Công ty, chế độ quản lý tài chính hiện hành để Công ty áp dụng hình thức kế toán phù hợp cũng như công tác hạch toán đơn giản, đầy đủ và
chính xác. Hiện nay với qui mô sản xuất của Công ty khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều như vậy thì việc áp dụng hình thức sổ: Nhật ký chung là phù hợp việc áp dụng chế độ tài chính hiện hành vào công tác hạch toán phù hợp và đúng đắn cũng sẻ tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ lẫn nhau giữa Công ty và các cơ quan quản lý nhà nước.
Song tuỳ theo yêu cầu thực tế kinh doanh đòi hỏi đúng thời kỳ phải xem xét tình hình cụ thể để có biện pháp khắc phục nhưng đảm bảo không đi chệch chế độ và vi phạm pháp luật đồng thời đảm bảo công tác hạch toán của nhân viên kế toán trong Công ty được đơn giản gọn nhẹ nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.
- Do các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại công ty là phức tạp, đa dạng, cộng với cơ quan quản lý nhà nước luôn thay đổi các chính sách về thuế. Để nắm bắt được tình hình như vậy công ty nên lắp đặt mạng internet để trao đổi thông tin giữa các phòng ban nội bộ công ty, công ty với tổng công ty, công ty với bên ngoài.
- Tại các công trình có thời gian thi công lâu dài công ty nên bố trí một nhân viên kế toán ở đó. Nhân viên này có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, báo cáo tình trạng hoạt động tài sản về công ty. Những TSCĐ nào hư hỏng nặng, lạc hậu kỹ thuật, hoạt động không hiệu quả thì báo cáo công ty biết ngay để sử lý.
- Các phương tiện vận tải nên có kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, giảm chi phí khi có hỏng hóc xảy ra.
Công tác sữa chữa theo phương thức nào thì sự kịp thời nhanh chóng để rút ngắn thời gian ngừng hoạt động do sữa chữa là cần thiết.Vừa không trễ hạn hợp đồng đã ký vừa tránh được các thiệt hại khác do ngừng hoạt động của TSCĐ đó gây ra. Tất nhiên công tác hạch toán phải theo dõi chi tiết chính xác mọi chi phí phát sinh do việc sữa chữa TSCĐ. Đồng thời theo dõi luôn quá trình sữa chữa, tại Công ty TSCĐ được sữa chữa chủ yếu là sữa chữa thường xuyên. Tuy nhiên đôi lúc chi phí sữa chữa lại phát sinh quá lớn được hạch toán và phân bổ dần vào các quý tiếp theo. Dù phương pháp này không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác và không khác so với phương pháp trích trước. Song nó lại bất lợi và thụ động về tài chính khi chi phí phát sinh quá lớn. Do đó việc trích trước chi phí sữa chữa và chi phí SXKD trong các kỳ trước khi có sữa chữa lớn theo kế hoạch, làm cho công tác sữa chữa TSCĐ trở nên chủ động hơn và nhanh chóng sữa chữa hoàn thành hơn. Tuy nhiên việc trích trước chi phí Công ty phải lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi
phí sữa chữa có khả năng phát sinh để có kế hoạch trích trước chi phí đầy đủ và chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 10, với sự vận dụng, những kiến thức đã học ở trường để áp dụng vào tình hình thực tế tại Công ty, chuyên đề thực tập của em đã được hoàn thành. Những thành công này không phải của riêng em, mà nhờ vào sự giúp đỡ của quý thầy hướng dẫn, cô chú anh chị trong Công ty. Qua đây giúp em được nhiều điều bổ ích cho việc nghiên cứu và đưa ra một số suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ ở Công ty.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và vướng mắc. Vì vậy rất mong sự góp ý của quý Thầy (cô) trong nhà trường và ban lãnh đạo Công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 10 để em rút ra bài học cho mình nhằm phục vụ tốt hơn trong môi trường công tác sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn quý Thầy hướng dẫn. Cảm ơn ban lãnh đạo Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 10 đã giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập này.
Sinh viên thực hiện
Ngô Đình Phong
MỤC LỤC
Lời mở đầu: ………1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ và nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ...2