10. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu
Cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975 biểu hiện trước hết ở phương diện thi vị hóa cuộc sống lúc bấy giờ. Dưới cái nhìn thi vị, cuộc sống xây dựng và chiến đấu trên đất nước ta hiện lên thật đẹp. Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, miền Bắc hòa bình, Tổ quốc bước vào thời kì lao động xây dựng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu laị được biểu hiện trong khí thế lao động quên mình trên khắp mọi miền đất nước. Vết thương chiến tranh được hàn gắn lại. Những kết quả của công cuộc lao động được biểu hiện tốt đẹp trong những kế hoạch được hoàn thành. Theo bước đi của thời gian là những thắng lợi của cách mạng. Cảm hứng lãng mạn phơi phới đã thổi vào những vần thơ ca ngợi cuộc sống xã hội chủ nghĩa một niềm vui, niềm tin dạt dào lan tỏa. Cuộc sống xã hội chủ nghĩa trong nhiều gian truân, vất vả nhưng bằng cái nhìn lãng mạn, thi vị hóa cuộc sống hiện tại, các nhà thơ đã viết nên những vần thơ đẹp hơn, tươi vui hơn thực tế cuộc sống gấp ngàn lần:
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
Đất nước đang từng ngày thay da đổi thịt. Khắp nơi trong quang cảnh xây dựng tấp nập, phấn khởi, rộn ràng, tươi vui:
“Dân có ruộng dập dìu hợp tác Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn Màu áo mới nâu non nắng chói Mái trường tươi roi rói ngói son … Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hồn thời đại bay cao”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
Những điều Tố Hữu diễn tả đều là sự thật trên đất nước ta trong những ngày xây dựng xã hội chủ nghĩa. Có điều sự thật ấy đã được nhân lên với kích thước cao rộng bát ngát của tương lai, đã sáng hơn thực tế gấp ngàn lần mà nhà thơ gọi là “gió ngày mai”. Niềm tin ở tương lai là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Và cùng với niềm tin yêu, niềm lạc quan cũng được nhân lên rất nhiều lần. Hãy cùng lắng nghe lời thơ của Tố Hữu:
“Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”
(Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu)
Cảm hứng lãng mạn dạt dào đã giúp Tố Hữu mỗi lần nhìn vào đất nước và con người Việt Nam là mỗi lần nhà thơ nhận thấy thơ mình cần phải cất cao tiếng hát ngợi ca:
“Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta”
(Mùa thu mới)
Trước thực tại đất nước thay đổi, trở nên rộn ràng tươi vui, vần thơ Tố Hữu vút cao như không nén nổi tự hào yêu thương:
Gương mặt người ai cũng sáng long lanh Những đôi mắt trong lành vui ấm lạ Phải không vậy? Trong tay ta tất cả Bỗng đua nhau sống dậy gấp ngàn lần”
(Trên đường thiên lý)
Gương mặt sáng long lanh, những cặp mắt sáng vui, ấm áp ấy là sự tỏa ra từ ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, con đường thiên lý là con đường đi tới tương lai giàu đẹp của Tổ quốc. Cảm quan lãng mạn với cái nhìn thi vị đã làm Tố Hữu thấy “ai cũng” đẹp, “đâu cũng” đẹp, “sống dậy gấp ngàn lần”. Đất nước, ruộng đồng vốn đẹp, khi vào xuân và đặc biệt với cái nhìn lãng mạn, vẻ đẹp ấy lại càng như tô như vẽ:
“Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông Ôi Tổ quốc đơn sơ mà lộng lẫy”
(Trên đường thiên lý)
Hiện thực của đất nước trong những ngày bắt đầu cuộc sống xây dựng đã được các nhà thơ nâng lên rất nhiều bằng đôi cánh lãng mạn. Những đổi mới của cảnh vật, những đổi thay trên đất nước đã được hiện lên với nhiều màu sắc thi vị:
“Tôi đi trên màu xanh, màu xanh Đỉnh núi nhấp nhô đường gập quanh Lên đèo lên giời lên cao mãi
Nắng nhạt chiều về sương mênh mông”
(Trên đèo Phía Đèn - Hoàng Trung Thông)
Hơi thơ thanh nhẹ có cái nôn nao, rạo rực, bâng khuâng, cái cảm giác của người tự chủ đang ung dung đi trên đèo cao lộng gió để nhìn cảnh đẹp và nhịp sống hối hả của xây dựng, lao động trên đất nước mà lòng thêm yêu, thêm tự hào về Tổ quốc Việt Nam. Đã yêu Tổ quốc của bốn nghìn năm văn hiến, càng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong không khí xây dựng đầy sức lôi cuốn, thiên nhiên hòa hợp với con người. Ngoại cảnh kết tụ thành ánh sáng, thành tiếng hát bên trong và tỏa ấm vào tâm hồn:
“Hai bàn tay lúa vướng Vàng reo trong mắt nhìn”
Cảm hứng lãng mạn cùng với cái trẻ, cái khỏe của hồn thơ, Hoàng Trung Thông đã làm cho thực tế xây dựng trên đất nước ta trở nên thi vị hơn, đẹp hơn rất nhiều và ấm áp một niềm vui khó tả. Mỗi mùa xuân là mỗi lần đất nước khoác lên mình một nét đẹp mới. Sang xuân là đến với tâm hồn tươi mới, với quyết tâm mới và hy vọng mới. Không gì có thể ngăn bước xuân về, ngăn được sức trẻ căng đầy của vạn vật và của dân tộc ta:
“Như nghìn năm đẹp nét xuân xưa Bỗng tỏa gương trong sạch bụi mờ Xuân mới, đơn sơ, đằm thắm vậy Căng đầy sức dậy, dáng non tơ”
(Xuân sớm - Tố Hữu)
Qua mỗi bài thơ viết về mùa xuân, Tố Hữu đã thể hiện những suy tưởng khái quát về đất nước trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm vui ngập tràn. Vui vì sự thay đổi, đi lên của Tổ quốc, vui vì đất nước đang từng ngày thay da đổi thịt. Nhà thơ trong cảm hứng lãng mạn tràn đầy đã ghi lại những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân quen của những ngày xây dựng, lời thơ rộn rịp không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội:
“Ta nắm tay nhau xây lại đời ta
Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô Ta nâng niu, gom góp dựng cơ đồ”
(Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu)
Thực tế đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong bước đầu xây dựng, nhưng qua những lời thơ của Tố Hữu dường như những khó khăn ấy không còn. Chúng ta bắt đầu xây dựng đất nước từ những gì nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất. Ước mơ, niềm tin ấy của Tố Hữu, của mỗi người Việt Nam “gom góp dựng cơ đồ” thật đẹp biết bao! Dù nhìn lại, ta biết rằng điều đó có phần ảo tưởng, thật khó thực hiện nhưng dẫu sao nó cũng thắp lên trong chúng ta niềm lạc quan, phấn khởi, một niềm tin yêu. Cuộc sống trên đất nước như một ngày hội lớn. Nhìn vào đâu cũng thấy niềm vui, tiếng cười. Thật nói bao nhiêu cũng không hết niềm vui, nói bao nhiêu cũng không hết cái vị nồng đậm ngọt ngào của cuộc sống trên một nửa đất nước chúng ta:
“Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng”
(Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu)
Thơ Tố Hữu viết về cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa lãng mạn, vừa hiện thực, chứa đựng một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy, trong trẻo, phơi phới nhưng đó là niềm vui có suy nghĩ, tỉnh táo và sáng suốt. Cảm hứng lãng mạn đã giúp Tố Hữu viết nên những vần thơ tràn đầy niềm vui về cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội. Niềm vui nhiều cung bậc và sắc độ. Niềm vui thắm đượm trong cảnh đất nước đổi thịt thay da, trong từng “chiếc lá tre xanh”, trong từng “miếng đất cỏ tranh”. Niềm vui tràn ngập đến mỗi ngày và dường như khó khăn sẽ qua đi:
“Vui cứ đến ngày mỗi ngày nho nhỏ Như từng cây cờ đỏ mọc trên đời Vui cứ đến tự bao giờ chẳng rõ
Như suối ngầm trong đất chảy trăm nơi” (Mùa thu mới - Tố Hữu)
Cảm hứng lãng mạn cũng đã bay cao trong những vần thơ của Tố Hữu khi nhà thơ viết về hình ảnh tuyệt đẹp của người lao động đang từng ngày từng giờ làm chủ cuộc sống, làm chủ tự nhiên:
“Yêu biết mấy những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên”
(Mùa thu mới - Tố Hữu)
Đôi cánh ấy là đôi cánh lãng mạn, đôi cánh của niềm thi vị. Hình ảnh những người lao động vừa lãng mạn, vừa hiện thực, hiện lên trong những dòng thơ đã tác động sâu sắc đến tâm hồn mọi người. Tố Hữu đã ghi lại không khí lao động quên mình của nhân dân ta trong những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Lao động tự giác và sáng tạo, nhiệt tình xây dựng vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự hùng mạnh của Tổ quốc. Với ý thức đó thì dù phải khắc phục bao nhiêu gian khổ, khó khăn, dù ở tận những nơi rừng núi hoang vu, hay chân trời góc biển “Những người trai, những cô gái
yêu” cũng sẵn sàng ra đi. Cuộc sống xã hội chủ nghĩa cũng tràn vào thơ Chế Lan Viên trong niềm vui ngập tràn. Đôi cánh lãng mạn đã nâng những vần thơ Chế Lan Viên lên đến niềm vui cao độ trong những thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lời thơ như không nén nổi niềm vui dạt dào:
“Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười
Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác Chim cu gần, chim cu gáy xa xa Ruộng
đoàn tụ nên người thôi chia cắt Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng)
Những dòng thơ thấm đẫm chất thơ của cuộc sống, chan hoà tình cảm yêu thương. Đất nước trở nên đẹp hơn, tươi vui hơn. Cảm hứng thơ đi về phía lãng mạn, thơ mộng nhưng không thoát ly, xa lạ mà ăn nhập và rất hoà điệu với hiện thực. Cùng với Tố Hữu, Huy Cận trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã miêu tả khung cảnh lao động với một cái nhìn khoẻ khoắn, lạc quan và chan chứa cảm hứng lãng mạn. Giữa con người và thiên nhiên luôn có sự chan hòa qua lại. Sức lao động sáng tạo đã làm nên biết bao điều kì diệu, tâm hồn ta thêm bay bổng, đôi mắt ta thêm giàu có, tin yêu. Đó là hình ảnh trong đêm của một con thuyền ra khơi:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
(Đoàn thuyền đánh cá)
Trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội chồng chất những gian khổ, khó khăn nhưng bằng đôi cánh lãng mạn, bằng cái nhìn thi vị, bằng sức mạnh của mình, thơ ca cách mạng 1955 - 1975 đã thổi bùng lên ngọn lửa của niềm tin yêu, của ước mơ, của lòng lạc quan, yêu đời trong mỗi người Việt Nam. Dù ít nhiều không sát với thực tế nhưng những vần thơ ấy vẫn quí biết bao! Và chính những vần thơ nhẹ nhàng, tươi vui đầy thi vị ấy đã giúp cho chúng ta vươn tới tương lai, trong đau khổ đã nghĩ tới ngày hạnh phúc. Có lẽ điều ấy đã góp phần rất lớn giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Hai mươi năm chiến tranh gian lao mà rất đỗi hào hùng. Đó là những năm tháng thực sự phi thường trong tâm hồn dân tộc. Hy sinh, hiểm nguy mà gan góc, dạn dày, khó khăn mà vẫn bền gan đánh giặc, gian khổ mà vẫn tin tưởng, lạc quan. Hiện thực chiến tranh lắm đau thương, nhiều mất mát nhưng bằng đôi cánh lãng mạn, bằng cái nhìn thi vị hoá, cuộc sống chiến đấu trở nên đẹp hơn, tươi vui hơn, rộn ràng những tiếng cười trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Ra trận, đi vào nơi mưa bom bão đạn mà lòng vui như trẩy hội:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Đường ra mặt trận không nghe tiếng bom rơi, pháo nổ, không nghe những tiếng thở dài chở nặng sầu đau mà trái lại là những tiếng cười vui ngập tràn:
“Những buổi vui sao cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục Xóm dưới làng trên, con trai con gái Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau Súng nhỏ, súng to chiến trường chật chội Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu”
(Đường ra mặt trận - Chính Hữu)
Niềm vui ra trận đã tiếp thêm sức mạnh, tiếp thêm ý chí chiến đấu cho mỗi người chiến sĩ. Trong cái nhìn đầy thi vị của Phạm Tiến Duật “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” với bướm bay lèn đá, với nắng vàng rực rỡ (Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây). Niềm vui ra trận, cái nhìn lãng mạn, ấm áp tin yêu ùa vào thơ và tạo nên những vần thơ lấp lánh yêu thương. Cùng với Phạm Tiến Duật, cái đẹp của con đường ra trận, niềm vui ta trận cũng tràn vào hồn thơ của Phạm Ngọc Cảnh:
“Đang vui mùa lập chiến công” (Kỷ niệm miền Tây)
Vào những vần thơ của Xuân Thêm:
“Ra chiến trường như trẩy hội mùa xuân” (Hương Bưởi)
“Niềm vui ra trận náo nức lòng trai Niềm vui nào bằng niềm vui ra trận”
(Niềm vui ra trận)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ đến tột cùng, hy sinh đến tột độ, vậy mà tiếng thơ vang lên vẫn tràn ngập niềm vui, tràn ngập những cái đẹp, những tiếng cười. Không phải các nhà thơ trốn tránh, ảo tưởng, thoát ly. Làm sao các anh không hiểu nỗi đau, sự mất mát, hy sinh… Chỉ có điều các anh muốn giấu đi những tổn thất máu xương để yên lòng nhìn người ra trận, dành hết tâm huyết và ý chí cho cuộc chiến đấu. Để qua thơ, bằng đôi cánh của lãng mạn, bằng cái nhìn thi vị, các thi nhân truyền đạt niềm vui, niềm tin yêu, quên mình chiến đấu vì Tổ quốc, quê hương trong mỗi trái tim người Việt Nam. Vượt lên bom đạn, hy sinh là tiếng hát, là nụ cười của một dân tộc đang chiến đấu và nắm chắc chiến thắng. Niềm lạc quan, tin yêu thổi vào thơ luồng gió tươi vui, thắp sáng niềm tin chiến thắng. Tiếng cười lạc quan là một nét đặc sắc của tâm hồn Việt Nam thể hiện trong thơ qua các giai đoạn như một biểu hiện của sức sống và sức chống chọi dẻo dai của dân tộc trước mọi thử thách. Trong thơ kháng chiến chống Pháp, ta cũng đã gặp nhiều tiếng cười vui, nhưng phải đến thời kì chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kì mà cả dân tộc làm nên những kì tích, ta mới có được tiếng cười hồ hởi, tràn đầy và có ý thức sâu sắc đến thế trong thơ. Giữa chiến trường, trong tiếng bom rền, tiếng cười vẫn cất lên trong sáng như sự sống, như niềm vui không gì có thể dập tắt:
“Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để Anh lặng người như trôi trong tiếng ru”
(Gửi em cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật) Niềm vui xoá mờ những gian khổ, đau thương. Phải chăng chính tâm hồn lãng mạn, chính những vần thơ đầy thi vị ấy đã góp phần rất lớn đưa dân tộc ta vượt lên hiểm nguy, đau thương, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù? Thơ đã thổi vào tâm hồn những người Việt Nam, những đồng bào, đồng chí niềm yêu đời, lòng tin tưởng. Sức mạnh tinh thần đó đã chuyển hoá thành sức mạnh vật chất, kì diệu giúp dân tộc Việt Nam sống, vượt qua, chiến đấu và chiến thắng trước muôn vàn thử thách tàn khốc, ác liệt của chiến tranh.
Nếu nghĩ rằng thơ màu xanh là thơ về tuổi trẻ và hi vọng, thơ màu tím là thơ về tình yêu và nỗi nhớ, thì những vần thơ đánh giặc, vần thơ ra trận là những vần thơ màu đỏ, màu đỏ của niềm tin và hy vọng. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt
Nam vượt lên trên thử thách, trong máu lửa chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng. Vì thế cho nên những cuộc chia li không ảm đạm, thê lương mà “chói ngời sắc đỏ”:
“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng