Lý do đư ara sự lựa chọn này:

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính (Trang 61 - 63)

1. Xu hướng tương lai:

2.1.Lý do đư ara sự lựa chọn này:

Mỹ và Anh là hai cường quốc trên thế giới với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thu nhập trên đầu người cao,v.v… quan trọng hơn hết là cả hai đều sở hữu một hệ

thống tài chính vững mạnh, thị trường chứng khoán hiện đại, nắm giữ những ngoại tệ cơ sở, và là đầu não đưa ra những chính sách tài chính có khả năng “lan tỏa” trên toàn cầu. Tuy nhiên, có một đặc điểm tạo nên sự khác biệt riêng cho hai “đế chế” này, đó chính là phong cách điều hành và giám sát thị trường tài chính của những nhà lãnh đạo ở hai đất nước này. Nếu nhìn lại, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong khi Mỹ luôn chủ trương “tự do hóa” mọi thứ, để “thị trường cạnh tranh và thị trường tự quyết định tất cả”, sự can thiệp chỉ mang tính chất “cứu hộ” khi quy luật này đi trệch hướng và quá xa rời điểm cân bằng; thì ở Anh luôn tồn tại một phong cách thận trọng và bảo thủ, những hệ thống luật lệ được quy định cụ thể, nghiêm ngặt luôn là cách để quốc gia này ngăn chặn và đối phó với những sự cố và rủi ro ngẫu nhiên trên thị trường.

Rất khó để nói mô hình nào tốt hơn mô hình nào, bởi mỗi mô hình quản lý trên đều có những ưu nhược điểm riêng và trong thực tế cả hai quốc gia này đều phát triển hai hệ thống tài chính mạnh như nhau. Cũng cần lưu ý rằng, nói như thế không có nghĩa là hai phương pháp điều hành và giám sát của Mỹ và Anh ở hai trạng thái “hoàn toàn đối lập nhau”; không có gì là tuyệt đối và bởi đôi khi sự tuyệt đối quá luôn đem lại thiệt hại nhiều hơn là lợi ích, nên luôn có một sự dung hòa. Chỉ là trong xu hướng thì Mỹ thiên về việc đề cao tính tự quyết và tính chủ quan của các thành phần tham gia trong thị trường hơn; còn Anh thì ngược lại, Anh thiên về mẫu hình hơi mệnh lệnh hành chính. Quay trở lại với Việt Nam, tại sao chúng tôi đưa ra lựa chọn một mẫu hình “thận trọng và bảo thủ” như nước Anh? Xin đưa ra một vài lý do giải thích như sau:

Thứ nhất, chúng ta nhận thấy rất rõ một điều rằng, vai trò của những nhà giám sát là duy trì sự ổn định bằng cách hạn chế tối đa khả năng cũng như sự ảnh hưởng của những cá nhân ngân hàng sụp đổ có thể đe dọa đến toàn bộ chức năng của hệ thống tài chính một cách rộng rãi hơn thông qua “hiệu ứng lây nhiễm” hay những tác động tương tự nguy hại mạng lưới tài chính. Nhưng không có một động cơ nào thúc đẩy những ngân hàng tư nhân tự động chi trả thêm những khoản chi phí để duy trì sự ổn định này, bởi trách nhiệm của những giám đốc điều hành hay ban quản lý là phục vụ cho mục tiêu sinh lời của những cổ đông nhiều hơn là phục vụ cho đông đảo những người dân và tổ chức sử dụng hệ thống tài chính. Nếu để họ tự giác chung tay ổn định

hệ thống tài chính, liệu họ có hành động không? Ưu điểm của “mẫu hình mệnh lệnh hành chính” này là nó khắc phục những sự lệch lạc trong nhận thức đó, làm dung hòa những động cơ cá nhân và những mục tiêu chính sách bằng cách buộc các ngân hàng phải tuân theo những tiêu chuẩn quản lý rủi ro thanh khoản cao hơn và xây dựng những công cụ phòng chống mạnh hơn là những ý chí chủ quan của họ.

Thứ hai, do nhận thức của chúng ta về rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng còn kém nên việc để các ngân hàng tự xây dựng và phát huy hệ thống kiểm soát nội bộ, quyết định và xử lý mọi vấn đề rủi ro là chưa đủ, nếu không nói là quá mạo hiểm. Thực trạng ở Việt Nam mà chúng tôi đã trình bày cho thấy vẫn còn khá nhiều những bất cập, tư tưởng chạy theo lợi nhuận, lối cạnh tranh “không nhìn xa trông rộng”, những hoạt động phối hợp kiểm tra với các cơ quan chức năng chỉ mang hình thức đối phó, hệ thống nội bộ “thụ động”, tất cả những nhược điểm đó liệu có cho phép chúng ta buông lỏng những quy định thận trọng hay không?

Thứ ba là trình độ và kỹ thuật của chúng ta cũng chưa cho phép phát triển theo khuynh hướng tự do hóa hay linh động trong quyết định quản trị rủi ro.

Tuy rằng mọi vấn đề đều có hai mặt, để trả giá cho một tấm đệm thanh khoản “khắt khe” có thể sẽ làm mất đi phần nào tính hiệu quả và khả năng đầu tư sinh lợi nhưng nếu duy trì và thực hiện đúng đắn thì chúng tôi tin rằng “mẫu hình mệnh lệnh hành chính” là phù hợp với Việt Nam. Chỉ lưu ý một điều rằng đừng để những vấn nạn khác như “sự rườm rà trong thủ tục”, “luật định chồng chéo”, “chỉ đạo chậm trễ, thiếu cập nhật tình hình thị trường”,… làm cho chúng ta hiểu sai về những ưu điểm của mẫu hình này. Cụ thể hơn, chúng tôi xin giới thiệu mẫu hình và những giải pháp mà Anh đã biến đổi qua từng thời kỳ khó khăn.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính (Trang 61 - 63)