Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AASC thực hiện (Trang 41 - 62)

ty Long Giang:

Ở Long Giang, các khoản đầu tư dài hạn chỉ là dưới hình thức góp vốn liên doanh, vì thế kiểm toán khoản đầu tư dài hạn tại công ty này là kiểm toán khoản mục góp vốn liên doanh (TK 222).

Sau khi khảo sát khách hàng và đánh giá việc chấp nhận kiểm toán không làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty AASC, KTV chấp nhận kiểm toán cho Công ty Long Giang và phải xây dựng một kế hoạch kiểm toán thích hợp để hoàn thành cuộc kiểm toán phục vụ cho mục đích kiểm toán của khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến lịch làm việc của KTV. Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, AASC trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Long Giang.

a. Lập kế hoạch kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:

Trong quá trình chuẩn bị kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán (trưởng phòng hoặc phó phòng) có trách nhiệm liên lạc với KTV tiền nhiệm để trao đổi những thông tin về khách hàng như: bộ máy kế toán của khách hàng, hoặc những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kế toán của khách hàng, hoặc tính

liêm chính của BGĐ … đồng thời tiếp nhận hồ sơ kiểm toán năm trước để có thể khoanh vùng được rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục trên BCTC. Vì từ tháng 10 năm 2007 Long Giang hoạt động theo mô hình một công ty đại chúng và dự định đến năm 2008 sẽ phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán nên mục đích kiểm toán của Long Giang là trên báo cáo kiểm toán sẽ không có ý kiến ngoại trừ. Dựa vào lý do kiểm toán đó của Long Giang, KTV phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc thoả thuận hợp đồng cũng như thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp. Bước công việc tiếp theo trong quá trình chuẩn bị kiểm toán là trưởng nhóm kiểm toán phải xếp lịch kiểm toán, có nghĩa là thời gian thực hiện kiểm toán cho Long Giang là bao nhiêu ngày. Qua khảo sát khách hàng và trao đổi với KTV tiền nhiệm, trưởng nhóm kiểm toán đã quyết định thực hiện kiểm toán cho Long Giang trong vòng 5 ngày, từ 03/03/08 đến 07/03/08. Sau đó công việc tiếp theo của trưởng nhóm kiểm toán là phải lựa chọn một đội ngũ nhân viên thích hợp, gồm có 1 KTV và 2 trợ lý kiểm toán cấp 2 và 1 trợ lý kiểm toán cấp 1.

Do Công ty Long Giang là khách hàng thường xuyên của AASC nên trong quá trình lập kế hoạch tổng quát cho cuộc kiểm toán, KTV không phải thu thập các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của công ty mà chỉ thu thập các thay đổi trong đăng ký kinh doanh hoặc điều lệ mới, sơ đồ tổ chức, chính sách mới hoặc các thay đổi khác trong Công ty.

• Thu thập thông tin cơ sở mới:

Sau khi tiến hành phỏng vấn Ban lãnh đạo và kiểm tra sơ bộ tài liệu của công ty Long Giang, KTV đã thu thập được thêm tài liệu về sự thay đổi trong kinh doanh của Công ty, như:

- Thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 31/07/2007. Đây là lần thứ 2 thay đổi ĐKKD

gia thi công trong năm 2007 này, như: Cao ốc BMC Hùng Long – TP HCM; trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Mai Hắc Đế - Hà Nội (thời gian bắt đầu thi công là tháng 11/2007)

- Danh sách các công trình đã thi công xong và thanh lý hợp đồng trong năm 2007: tháp BIDV 194 Trần Quang Khải – Hà Nội.

- Danh sách các đối tác mới của Công ty, các khách hàng mới, các bên góp vốn hoặc liên doanh mới trong năm.

● Thu thập thông tin mới về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: - Các biên bản thanh tra hoặc kiểm tra thuế của năm hiện hành

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc trong năm hoặc biên bản các cuộc họp bất thường.

- Các hợp đồng quan trọng như: Hợp đồng góp vốn liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng nguyên tắc …

Ngoài các tài liệu cần thu thập thêm về những thay đổi của khách hàng, KTV cũng đã có được những tài liệu như BCTC đã được kiểm toán năm trước của Long Giang được lưu ở hồ sơ kiểm toán năm và các tài liệu nội bộ khác về Công ty được lưu ở hồ sơ chung về khách hàng của AASC.

Sau khi thu thập thông tin về những thay đổi của khách hàng để lưu vào hồ sơ chung của khách hàng đó, KTV tiến hành các thủ tục phân tích để đánh tính trọng yếu của các khoản mục trên BCTC và rủi ro kiểm toán. Long Giang là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên việc ghi nhận doanh thu của hoạt động này thường không đúng vì doanh thu có thể ghi nhận theo tiến độ thực hiện hợp đồng hoặc theo giá trị thanh quyết toán công trình. Với Long Giang, ngoài thu nhập thuần trước thuế, khoản mục tổng vốn dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn thường được sử dụng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu do lĩnh vực hoạt động đặc thù của Long Giang là thi công các công trình xây dựng và công trình kiến trúc các khu đô thị mà các công trình này

thường có thời gian thi công và hoàn thành trên một năm nên cần một nguồn vốn đầu tư dài hạn cũng như các khoản góp vốn liên doanh cùng thi công và kinh doanh các công trình văn phòng nhà ở và các khu công nghiệp.

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót đối với BCTC cũng như từng khoản mục, đây chính là bước công việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Tại bất kỳ công ty nào cũng tồn tại ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện và Long Giang cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. KTV đánh giá các loại rủi ro tại Công ty Long Giang như sau: - Rủi ro tiềm tàng: Bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng là xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật nên sẽ đặc biệt khó khăn trong hạch toán doanh thu của các công trình và chi phí trong quá trình xây dựng đó, đó là chi phí đã phát sinh và được hạch toán ngay trong kỳ hay là chi phí trả trước và phải hạch toán sang kỳ kế toán sau. Hiểu rõ được hoạt động kinh doanh của Long Giang nên việc kiểm toán các khoản doanh thu và chi phí sẽ khó khăn hơn đối với các xí nghiệp sản xuất thông thường nên đối với khoản mục này KTV cần phải thu thập nhiều bằng chứng hơn để xác minh tính trung thực và hợp lý của nó.

- Rủi ro kiểm soát: Việc đánh giá rủi ro kiểm soát này phải được thực hiện đối với từng khoản mục riêng biệt. Ví dụ như, đối với tài khoản góp vốn liên doanh của Long Giang, một số hợp đồng góp vốn sau khi kế toán hạch toán nghiệp vụ góp vốn liên doanh mới được chuyển về công ty và lúc đó kế toán mới lưu hợp đồng đó, vì vậy điều kiện ghi nhận đó là khoản vốn góp đầu tư là chưa chính xác.

- Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và cũng không được KTV phát hiện thông qua các thủ tục kiểm toán.

b. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:

AASC có một chương trình kiểm toán cho từng khoản mục sử dụng chung cho mọi đối tượng loại hình doanh nghiệp, và trong mỗi cuộc kiểm toán KTV dựa vào đó để thực hiện phần công việc kiểm toán cho khoản mục mà mình được phân công. Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn cũng nằm trong chương trình kiểm toán chung đó ( xem chương trình kiểm toán khoản đầu tư tài chính dài hạn ở bảng 2 trang 31).

Sau khi đã lập kế hoạch xong cho cuộc kiểm toán Công ty Long Giang, nhóm KTV bắt tay vào thực hiện kiểm toán. Và trước khi thực hiện kiểm toán, KTV gửi cho khách hàng một bản danh sách các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp để phục vụ cho cuộc kiểm toán.

c. Thực hiện kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:

Bắt đầu vào thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phân công cho các KTV khác hoặc trợ lý kiểm toán từng khoản mục và công việc phải thực hiện trong quá trình kiểm toán. Mỗi tên của KTV hoặc trợ lý kiểm toán được ký hiệu bằng mã nhân viên và trong bảng phân công công việc này, trưởng nhóm ghi mã nhân viêc đó chứ không ghi đầy đủ họ tên. Ví dụ: HTN = Hoàng Thuý Nga. Dấu x ký hiệu cho công việc kiểm toán khoản mục mà nhân viên đó được giao. Bảng phân công công việc được gắn liền với ký hiệu tham chiếu từng khoản mục trên BCĐ, KTV hoặc trợ lý kiểm toán phải thu thập tất cả các bằng chứng liên quan đến khoản mục mình được phân công kiểm toán để có thể đưa ra kết luận kiểm toán cho khoản mục đó. Bước phân công công việc được thực hiện theo mẫu dưới đây:

Bảng 3: GLV Phân công công việc kiểm toán BCTC

STT Nội dung TK Tham

chiếu HTN NMT NDT TTT

1 Báo cáo tài chính của KH A x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Tài liệu liên quan đến hệ

thống KSNB của KH B x

3 Các tài liệu khác Y x x x x

4 Tiền mặt 111 C1 x

5 Tiền gửi ngân hàng 112 C2 x

6 Tiền đang chuyển 113 C3 x

7 Góp vốn liên doanh 222 D x

8 Lương và các khoản theo

lương 334 M x

9 Doanh thu 511 R x

… …. … … … …

Khoản đầu tư dài hạn dưới hình thức góp vốn liên doanh với số dư tương đối lớn nên được coi là khoản mục trọng yếu trên BCTC của Công ty Long Giang, vì thế kiểm toán khoản mục này do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện.

Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán theo chương trình kiểm toán, KTV tiến hành thu thập các biên bản họp của Hội đồng cổ đông của Công ty Long Giang liên quan đến các quyết định góp vốn liên doanh và lưu vào hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán cho khoản mục góp vốn liên doanh cũng như bằng chứng về hệ thống KSNB của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang. Sau đó, KTV dựa vào chương trình kiểm toán đối với các khoản đầu tư dài hạn để thực hiện kiểm toán, tuy nhiên không phải áp dụng chương trình kiểm toán đó một cách máy móc và dập khuôn theo chương trình đó mà KTV dựa vào kinh nghiệm và phán đoán riêng của mình

để quyết định các thủ tục và trắc nghiệm kiểm toán cần thiết đối với TK 222 ở Công ty Long Giang. Bước đầu tiên trong việc thực hiện kiểm toán của AASC là tổng hợp số dư tài khoản và đối chiếu số dư đầu kỳ năm nay với số dư cuối kỳ trên BCTC đã được kiểm toán năm trước, kiểm tra số dư cuối kỳ năm nay có được phản ánh chính xác trên các BCTC được lập cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/2007 không. Sau đó tổng hợp những tài khoản đối ứng với TK 222 để kiểm tra những đối ứng bất thường và giải thích các đối ứng.

Mẫu trang giấy làm việc trong bước công việc thực hiện tổng hợp số dư tài khoản 222 như sau:

Bảng 4: GLV Tổng hợp số dư TK 222

Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Kiểm toán

Auditing and Accounting Financial Consultancy service company (AASC) Thành viên INPACT Quốc tế

Tên khách hàng: Công ty CP Long Giang

Niên độ kế toán: 2007 Người thực hiện: HTN Khoản mục: TK 222 Ngày thực hiện: 04/03/2008 Bước công việc: Tổng hợp tài khoản Tham chiếu: D

Dư đầu kỳ: 1.000.000.000 Ly

Phát sinh Nợ trong kỳ: 19.000.000.000 Phát sinh Có trong kỳ: - Dư cuối kỳ: 20.000.000.000 Ag

……… ………...…… ...Người kiểm tra: ………… ………...Ngày kiểm tra: ………….

Sau khi tổng hợp tài khoản và đối chiếu số liệu với BCTC đã được kiểm toán năm trước và BCTC đã lập năm nay, KTV nhận thấy số dư đầu kỳ tại thời điểm 01/01/2007 khớp với số dư cuối kỳ tại 31/12/2006, KTV ghi ký hiệu Ly bằng mực đỏ phía dưới bên phải số dư đầu kỳ, ký hiệu này có nghĩa là khớp với BCTC năm trước. Đồng thời số dư cuối kỳ tại 31/12/2007 của TK 222 khớp với số liệu phản ánh trên khoản mục góp vốn liên doanh trên BCĐ được lập cho niên độ kế toán 2007, do đó KTV ghi ký hiệu Ag bằng mực đỏ (khớp với số liệu được phản ánh trên BCTC được lập cho năm nay) vào phía dưới bên phải số liệu dư cuối kỳ.

Đối chiếu số liệu năm nay với năm trước và số dư giữa sổ cái TK 222 với BCTC xong, thấy các số liệu này khớp nhau, KTV bắt đầu tiến hành tổng hợp số phát sinh của TK 222 với các tài khoản đối ứng để giải thích đối ứng và kiểm tra những đối ứng bất thường. Bước công việc này được thực hiện như sau:

Bảng 5: GLV tổng hợp phát sinh TK 222

Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Kiểm toán

Auditing and Accounting Financial Consultancy service company (AASC) Thành viên INPACT Quốc tế

Tên khách hàng: Công ty CP Long Giang

Niên độ kế toán: 2007 Người thực hiện: HTN Khoản mục: TK 222 Ngày thực hiện: 04/03/2008 Bước công việc: Tổng hợp phát sinh tài khoản Tham chiếu: D (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài khoản đối

ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có

(1) : Chuyển tiền góp vốn liên doanh với các bên liên doanh

Trong đó: - góp vốn với Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi để hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại 173 Xuân Thuỷ - Hà Nội là: 13.500.000.000.

- góp vốn với Công ty CP tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương để hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng hỗn hợp và nhà thấp tầng tại 69 Vũ Trọng Phụng - Hà Nội với số vốn góp là: 5.000.000.000

- góp vốn với Công ty xây dựng số 1 để đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị và chung cư cao tầng tại 74 Lạc Long Quân - Hà Nội, số vốn góp là: 500.000.000

……… ……… Người kiểm tra:…………. ……….Ngày kiểm tra: …………..

Sau khi giải thích đối ứng tài khoản 222, KTV tiến hành thu thập sổ cái tài khoản 222 để kiểm tra danh sách những bên góp vốn liên doanh cùng Công ty Long Giang và khoản tiền góp vốn đối với từng bên liên doanh có khớp với việc hạch toán của công ty không. Sổ Cái TK 222 do kế toán Công ty Long Giang cung cấp:

Bảng 6: Sổ cái TK 222 do kế toán Long Giang cung cấp

Tên dự án Dư đầu kỳ Phát sinh Nợ Phát sinh

Có Dư cuối kỳ

Xuân Đỉnh 500.000.000 -

- 500.000.000 69 Vũ Trọng Phụng - 5.000.000.000 5.000.000.000

-

74 Lạc Long Quân - 500.000.000 - 500.000.000

Đồ Sơn 500.000.000 - - 500.000.000

173 Xuân Thuỷ - 13.500.000.000 - 13.500.000.000

Tổng 500.000.000 19.500.000.000 - 20.000.000.000

Sau phần tổng hợp tài khoản và bước đầu kiểm tra TK 222, KTV tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết đối với những khoản góp vốn liên doanh tăng trong kỳ. Xác định được các khoản góp vốn liên doanh tăng trong năm, KTV bắt đầu thu thập thông tin chi tiết về các khoản góp vốn này như là các hợp đồng liên doanh và các chứng từ liên quan đến việc góp vốn.

Trong hợp đồng hợp tác liên doanh, KTV quan tâm đến các nội dung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AASC thực hiện (Trang 41 - 62)