Thực hiện tốt biện pháp đảm bảo tín dụng:

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 49)

- Tiền gửi không kỳ hạn 498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3 Tiền gửi có kỳ hạn

1.2.5- Thực hiện tốt biện pháp đảm bảo tín dụng:

Là biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng, đồng thời thông qua biện pháp này Ngân hàng đã gắn trách nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng trong quan hệ vay trả, khách hàng có ý thức tuân thủ các qui định của Ngân hàng và cũng luôn quan tâm đến việc sử

dụng vốn vay có hiệu quả để có nguồn trả nợ Ngân hàng. Vì vậy khi xem xét vấn đề này cần quan tâm: Tài sản của khách hàng khi mang thế chấp, cầm cố, hoặc được bảo lãnh của người thứ 3 về tính hợp pháp, hợp lệ; không nằm trong khu qui hoạch giải toả và có vị trí thuận lợi, dễ bán trên thị trường; việc định giá tài sản phải tuân theo khung giá của Nhà nước có tham khảo giá thị trường, song có tính đến yếu tố tăng giảm của thị trường trong tương lai; việc lựa chọn tài sản làm đảm bảo phù hợp với tính chất của từng khoản vay.

1.2.6-Củng cố, hoàn thiện bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro của chi

nhánh, thường xuyên cung cấp và thu nhận kịp thời các thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC của NHNN TƯ và NHNN trên địa bàn. Mặt khác thu nhận các thông tin từ các nguồn: thông tin đại chúng, khách hàng, bạn hàng, các cơ quan thuế, tài chính, các cơ quan nội chính trên địa bàn qua đó chi nhánh nắm bắt được tình hình công nợ, tình hình tài chính của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro tín dụng.

1.2.7- Tăng cường công tác tự kiểm tra-kiểm soát nội bộ

là khâu quan trọng nhằm phát hiện để ngăn chặn và sửa chữa kịp thời các sai sót và hoàn thiện qui trình cho vay góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Kiên quyết xử lý những cán bộ có sai phạm làm trong sạch đội ngũ cán bộ...

3.2.1.3. Các biện pháp ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn.

Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một ngành kinh doanh nào cũng có thể dẫn đến rủi ro, nếu phòng chống không tốt. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại với chức năng cung cấp vốn tín dụng cho mọi thành phần kinh tế khi rủi ro của khách hàng sẽ mang lại rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy hoạt động kinh doanh Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng và là dấu hiệu báo trước khả năng có thể gây thiệt hại đối với Ngân hàng. Tuy nhiên từ khi phát sinh nợ quá hạn đến thời điểm xử lý dứt điểm món nợ đó là cả một quá trình rất

phức tạp. Xử lý tốt nợ quá hạn là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay đối với Ngân hàng, đồng thời làm tốt công tác này sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh, vừa củng cố được niềm tin, củng cố uy tín đối với khách hàng và bạn hàng giúp Ngân hàng tồn tại và đứng vững trên thương trường. Để giải quyết vấn đề này chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương áp dụng các biện pháp sau:

1.3.1-Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Khi cấp tín dụng mọi Ngân hàng đều mong muốn khách hàng kinh doanh có hiệu quả và hoàn trả nợ Ngân hàng đầy đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận. Chính vì vậy sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng quan tâm theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng việc luân chuyển tiền-hàng, xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nhưng trong thực tế nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thông thường nợ quá hạn xảy ra khi phát sinh dấu hiệu là: Người vay sử dụng vốn sai mục đích; trả lãi và gốc không đầy đủ, không đúng hạn theo thoả thuận trong hợp đồng; hàng tồn kho tăng cao; nợ trong thanh toán tăng lên; công tác tổ chức của khách hàng có biến động như có sự thay đổi ban lãnh đạo; thiên tai; chiến tranh;v.v...

Khi thấy các dấu hiệu đó xuất hiện thì Ngân hàng và trực tiếp là cán bộ tín dụng phải kịp thời theo dõi mọi biến động về tình hình sản xuất kinh doanh-tài chính của khách hàng làm việc cùng bàn bạc, tham mưu và cố vấn cho khách hàng các hướng xử lý: Tập trung mở rộng mạng lưới bán hàng đẩy mạnh bán ra giảm thấp hàng tồn kho, kết hợp với việc đôn đốc thu hồi công nợ, có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tại, giảm bớt kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản chưa thật cần thiết. Thậm chí Ngân hàng kiểm soát cả các nguồn thu nhập, chi phí của khách hàng để tập trung nguồn trả nợ.

Khi những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa trên không thể thực hiện được thì Ngân hàng phải có các biện pháp cụ thể để xử lý các khoản nợ quá hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: Các biện pháp xử lý hữu hiệu của Ngân hàng, khả năng tài chính của khách hàng để chi trả và thái độ của khách hàng về khoản nợ phải trả đó. Tuy vậy trong việc xử lý nợ quá hạn Ngân hàng phải tiến hành từng bước:

+Bước1 : Động viên và tạo điều kiện cho khách hàng.

Trước hết Ngân hàng phải động viên, thuyết phục khách hàng để họ nhận thức, ý thức được về trách nhiệm của mình đối với số nợ quá hạn Ngân hàng để từ đó khách hàng tự động giảm tồn kho, thu hồi công nợ, thanh lý những tài sản không cần dùng và các nguồn khác để trả nợ Ngân hàng. Mặt khác Ngân hàng quan tâm tạo điều trong phạm vi, quyền hạn cho phép đối với những khách hàng khó khăn thực sự khi có nguồn trả nợ sẽ tiến hành thu nợ gốc trước và thu lãi sau. Đồng thời có thể tiếp tục cho khách hàng vay món mới đối với những món nợ quá hạn phát sinh nguyên nhân khách quan, bất khả kháng mà khách hàng rất tích cực giảm dần nợ quá hạn, khi khách hàng có phương án kinh doanh mới thẩm định thấy có hiệu quả và tạo ra nguồn để trả nợ quá hạn Ngân hàng ngoài phần trả nợ món vay mới. Trường hợp khách hàng không có khả năng tạo nguồn trả nợ mà chỉ nhìn vào nguồn bán tài sản thế chấp để trả thì Ngân hàng cũng động viên và cho phép khách hàng được tự thoả thuận bán tài sản, nhưng Ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ để quản lý tiền bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

+ Bước 2 : Biện pháp thanh lý.

Khi đã thực hiện biện pháp động viên và tạo điều kiện cho khách hàng mà vẫn không có kết quả thì Ngân hàng phải dùng các biện pháp kiên quyết như: Khởi kiện (đối với khoản nợ vay không phải thế chấp tài sản); tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng để tiến hành thủ tục bán đấu giá, kê biên phát mại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh theo luật định để thu nợ. Đối với khách hàng lừa đảo hoặc trốn tránh trách nhiệm cố tình

không chịu trả nợ thì Ngân hàng kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật xử lý theo pháp luật.

Tích cực thu nợ quá hạn cũ (kể cả nợ đã được xử lý khoanh, xoá nợ), giao chỉ tiêu thu nợ quá hạn cụ thể cho từng chi nhánh, từng CBTD.

Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành... trên địa bàn để tuyên truyền nghiệp vụ của ngành; tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong việc cho vay thu nợ, đặc biệt là xử lý khó đòi; tạo điều kiện thuận lợi phòng, giảm rủi ro và tạo đà cho việc mở rộng tín dụng.

Tổ chức đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng, trên cơ sở đó có phương án bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Kiên quyết xử lý những cán bộ thoái hoá biến chất làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và uy tín của ngành.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w