Về đối tượng giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pot (Trang 42 - 43)

Cùng với đời sống ngày càng được cải thiện, người nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận nói chung, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, trong những năm gần đây đã và đang quan tâm hơn đến việc tìm hiểu pháp luật, nhất là những quy định pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến cuộc sống lao động, sản xuất của họ. Từ chỗ người dân bị ràng buộc bởi những tập tục lạc hậu, chỉ thụ động tiếp nhận thông tin pháp luật, cho đến nay (mặc dù chưa phải là phổ biến) họ đang từng bước quan tâm, trực tiếp nắm bắt thông tin pháp luật. Điều này có thể thấy rõ ở nhiều địa phương trong tỉnh (trong đó có địa phương cư trú của người Chăm) số người đến đọc sách pháp luật của tủ sách pháp luật, điểm bưu điện - văn hóa xã, tham dự các cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngày một nhiều hơn. Người dân đã tham gia đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình trong việc thực hiện pháp luật, trong công tác quản lý nhà nước, đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương chính sách lớn của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh quy chế hoạt động dân chủ ở cơ sở.

Là dân tộc bản địa - đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận chiếm số đông trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện - xã, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, đoàn thể quần chúng và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào người Chăm, đến nay tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đời sống kinh tế nhiều vùng phát triển khá so với từng năm, tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt, số học sinh, sinh viên Chăm ngày càng nhiều (hàng năm bình quân 03 người dân có 01 người đi học, 200 người có một người đại học) [1]. Bên cạnh đó phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới được triển khai rộng khắp, ý thức pháp luật của người dân ngày một nâng cao, tâm tư, tình cảm của đồng bào Chăm luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước và khẳng định: "Chỉ có Đảng

Cộng sản Việt Nam mới đem đến cho các dân tộc thiểu số quyền bình đẳng như ngày nay" [1].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pot (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)