Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đảng bộ tỉnh Hải Dương lónh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ppt (Trang 44 - 59)

- Sáu mục tiêu là:

1.2.2.2.Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

bảo vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng của tỉnh.

1.2.2.2. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 20-11-1996, ngày 01-01-1997 tỉnh Hải Dương được tái thành lập. Trên cơ sở những định hướng lớn đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ lần thứ VII (1996) và các thành tựu đã đạt được trong năm 1996, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, tháng 11 năm 1997 đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng năm 1997, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 năm 1998 - 2000; Đại hội đã đánh giá thành tựu về sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng 6,8%, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực và nâng cao hiệu quả kinh tế; tăng diện tích vụ đông cây thực phẩm và cây xuất khẩu. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1997 đạt trên 84 vạn tấn, kinh tế vườn đồi và kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh. Trồng rừng tập trung hơn 2.000 ha và 2,5 triệu cây phân tán. Đàn lợn tăng 0,4%, đàn bò tăng 1,6%, đàn trâu giảm, diện tích nuôi thả cá và thủy sản có giá trị kinh tế cao được mở rộng. Chăn nuôi bằng phương pháp công nghiệp theo hình thức trang trại trong các hộ gia đình phát triển. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 31% so với tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp [45, tr. 5]. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 3 năm 1998 - 2000.

Phương hướng tổng quát:

Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, vượt qua thách thức, giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là khâu quan trọng, đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng xa, vùng khó khăn, người nghèo, các đối tượng chính sách, tăng cường an ninh quốc phòng, phát triển giáo dục, tăng khả năng bảo vệ sức khỏe và hưởng thụ văn hóa trong nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn năm sau 2000 [45, tr. 26].

Phấn đấu đạt các mục tiêu:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,5% - 13%/ năm, trong đó sản xuất nông nghiệp đạt 6 - 6,5%, công nghiệp đạt 16 - 18%, dịch vụ đạt 13 - 13,5%. Năm 2000 thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt 500 - 525 USD; cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 30% - 38% - 32%... Tạo thêm việc làm cho ít nhất là 4 - 5 vạn lao động, giảm hộ nghèo còn 5%, tăng hộ giàu lên 35%, 95 hộ gia đình có nhà xây lợp ngói, nhà kiên cố; 75% - 80% số hộ nông thôn, 95% số hộ thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh, mỗi xã có ít nhất một làng đăng ký đạt tiêu chuẩn "Làng văn hóa". Trong đó 40 - 50% đạt tiêu chuẩn "Làng văn hóa". Đẩy mạnh phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa" [45, tr. 27-28].

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đảng bộ tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung là: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nói riêng là: Phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện: Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiền đề cho CNH, HĐH nhanh, coi đó là nhiệm vụ

chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Phấn đấu đến năm 2000 đạt cơ cấu lương thực 36% - rau quả, cây công nghiệp 30% - chăn nuôi 34%.

Giải pháp bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu trà lúa hợp lý ở từng vùng, từng địa phương để vừa nâng cao sản lượng cây trồng, vừa tạo điều kiện mở rộng vụ đông.

Khuyến khích phát triển sản xuất theo mô hình trang trại gắn trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế VAC theo hình thức quy mô hợp lý.

Phấn đấu thu nhập bình quân lương thực đầu người /ha canh tác ở các vùng tăng 30%. Giữ vững ổn định bình quân 450 kg/người/năm.

Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình: Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế đồi rừng, "Sind hóa" đàn bò, "Nạc hóa" đàn lợn, kiên cố hóa kênh mương, hình thành tập trung cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây đặc sản để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Đổi mới cơ chế quản lý và tăng đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống cây, con. Thực hiện chính sách khuyến nông. áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất. Bảo đảm và phát triển các dịch vụ cung ứng phân bón, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu, tiêu thụ sản phẩm...

Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, từng bước chuyển dịch một số diện tích trồng cây lương thực bấp bênh, hiệu quả thấp sang sản xuất cây, con có hiệu quả cao hơn. Hoàn thành phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vào năm 1998; chăm sóc và quản lý tốt diện tích rừng, phát triển phong trào trồng cây. Mỗi năm cải tạo nâng cao cốt đất 100 đến 120 ha đất hoang hóa bổ sung cho đất nông nghiệp. Bên cạnh những giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghị quyết cũng nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp về chăm lo lĩnh vực văn hóa - xã hội; quốc phòng và an ninh, xây dựng chính quyền các cấp và xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh nhằm đưa Nghị quyết của Đảng bộ vào cuộc sống, ngày 20/4/1998 Tỉnh ủy Hải Dương khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã ra

đến năm 2000. Nghị quyết đã đánh giá một cách chính xác những thành tựu đạt được và chỉ ra những tồn tại yếu kém trong sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn; đồng thời xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000 và những năm tiếp theo. Nghị quyết đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực. Từ năm 1990 trở lại đây, nông nghiệp liên tục phát triển, tăng bình quân 6,5%/năm. Năm 1997, năng suất lúa đạt 102,5 tạ/ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 821,3 nghìn tấn (tăng 39,9 nghìn tấn so với năm 1996), bình quân lương thực đầu người đạt 482kg. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả và rau màu thực phẩm giảm tỷ trọng lương thực; tỷ trọng giá lương thực đạt 44%, cây công nghiệp và rau quả đặt 25%, chăn nuôi đạt 31%, đàn lợn tăng bình quân 6,4%, đàn bò tăng 15,4%, đàn gia cầm tăng 5%, diện tích mặt nước, ao hồ được khai thác với trên 5.000 ha, nuôi cá đạt sản lượng 8.500 tấn các loại, tỷ trọng giá trị cây ăn quả, cây công nghiệp, thực phẩm và rau màu tăng từ 17% (năm 1995) lên 25%, tỷ trọng cây lương thực giảm từ 55% xuống còn 44%. Diện tích sản xuất vụ đông thực hiện trên 40% diện tích đất canh tác, vườn tạp đang được cải tạo, vườn đồi đang phát triển. Đến cuối năm 1997 tổng diện tích cây ăn quả đạt 9.800 ha, trong đó vải thiều đạt hơn 4.000 ha. Những năm gần đây, gần 4.000 ha đất trũng cấy lúa cho thu hoạch bấp bênh, hiệu quả thấp và diện tích lầy thụt, bãi bồi được cải tạo, chuyển sang trồng cây ăn quả, thả cá.

Kinh tế đồi rừng được khuyến khích phát triển, thực hiện Chương trình 327 của Chính phủ, đến cuối năm 1997 đã trồng mới 4.844 ha rừng, 2.500 ha vườn đồi, trong đó 2.200 ha trồng vải thiều. Mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi, kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi bước đầu hình thành và phát triển.

Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực nên cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước được đổi mới, kinh tế HTX tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày được tăng cường, đời sống nhân dân nông thôn không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn bộc lộ những yếu kém. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa linh hoạt, do đó tỷ trọng trong chăn nuôi, cây công nghiệp và rau quả tăng chậm, các vùng chuyên canh chưa hình thành rõ rệt, kinh tế hộ phát triển, song còn mang tính tiểu nông, chưa chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa... Tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ và chất lượng thấp. Sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa thấp, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng và ổn định. Quan hệ sản xuất nông thôn chậm đổi mới.

Nghị quyết xác định quan điểm: Phát triển nông nghiệp hàng hóa toàn diện, gắn với thị trường công nghiệp chế biến nông sản, đảm bảo an toàn lương thực. Đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ưu tiên vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn và những xã nghèo. Phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, khuyến khích phát triển các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa các hộ, tiếp tục củng cố đổi mới kinh tế HTX. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển phúc lợi công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện môi trường sinh thái.

Mục tiêu chủ yếu: Phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu đến năm 2000 của tỉnh đề ra là tăng tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp 5 - 6,5%/ năm; lương thực bình quân đầu người 450 kg/năm; hình thành các vùng chuyên canh cây, con có sản lượng lớn và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; hình thành cơ cấu sản xuất nông nghiệp với trồng trọt 66% - chăn nuôi 34%; trong trồng trọt cây lương thực 54%, các loại cây khác 46%; thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác tăng 25 - 30% ở các vùng tương ứng; phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn để đạt cơ cấu nông nghiệp 60% - công nghiệp 19% - dịch vụ 21%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 3,5 - 5 triệu đồng/năm, tỷ lệ làm đất bằng cơ giới 70%; 70% số trạm y tế xã và 70% số phòng học phổ thông được xây dựng kiên cố, 65% trục đường giao thông xã, thôn được xây dựng bằng vật liệu cứng; tạo thêm

việc làm mới cho 5 vạn lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 5%, tỷ lệ nhà xây lợp ngói, mái bằng bê tông 95%, 75 - 80% hộ nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Nhiệm vụ và giải pháp: Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp phải sớm quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh cây, con với quy mô thích hợp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với hình thành vùng chuyên canh, động viên và phát huy vai trò kinh tế hộ để đầu tư cải tạo, thâm canh, chuyển đổi theo mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai cụ thể, chuyển sang sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị kinh tế cao nhất. Khuyến khích hộ nông dân có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế trang trại với hình thức quy mô thích hợp.

Giữ ổn định và thực hiện thâm canh cao 70.000 ha trồng lúa hai vụ để bảo đảm nhu cầu lương thực lâu dài của tỉnh và góp phần an toàn lương thực quốc gia. Dành 20 - 25% diện tích cấy lúa để sản xuất lúa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trước mắt làm điểm ở 2 - 3 huyện để rút kinh nghiệm. Phần diện tích còn lại trồng các giống lúa cao sản, chất lượng khá. Bố trí cơ cấu mùa vụ, giống lúa, cơ cấu trà lúa hợp lý ở từng vùng, địa phương, kết hợp với các biện pháp thâm canh đưa năng suất lúa bình quân 11 tấn/1 ha/1 năm, tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ đông.

Tăng diện tích trồng ngô, chủ yếu ngô đông trên đất bãi ven sông (khoảng 15.000 ha vào năm 2000). Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa các giống ngô lai có năng suất cao (trên 40 tạ/ha) vào sản xuất đại trà thay cho các giống ngô năng suất thấp.

Tăng diện tích trồng một số cây công nghiệp như: Đậu tương (khoảng 4.000 ha) trên vùng bãi ven sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Luộc và diện tích đất trồng màu

không cấy lúa; trồng lạc (2.500 ha) ở Chí Linh và Kinh Môn. Mạnh dạn đưa nhanh giống đậu tương, lạc có ưu thế về chất lượng, năng suất vào sản xuất.

Mở rộng diện tích trồng các loại rau, quả thực phẩm ngắn ngày 18.000 ha (trong đó vụ đông 12.000 ha) gồm các loại dưa chuột, cà chua, rau xanh, hành, tỏi, cây gia vị khác... Phát triển nhanh và đa dạng hóa hơn các loại cây ăn quả để đến năm 2000 có 11.000 ha (trong đó trên 5.000 ha vải thiều). Tăng diện tích trồng cây vụ đông 45 - 48% diện tích canh tác với cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây màu lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục vận động và khuyến khích nông dân cải tạo vườn tạp ở khu dân cư thành vườn cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi theo mô hình VAC. Vận động nhân dân giúp đỡ nhau về giống, kỹ thuật để đến năm 2000 cải tạo xong cơ bản vườn tạp. Chuyển đổi phần lớn đất trũng cấy lúa cho thu hoạch bấp bênh, hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, phát triển mạnh vườn rừng, vườn đồi. Hoàn thành cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vào cuối năm 1998. Trong trường hợp vốn đầu tư trồng rừng theo dự án chưa đáp ứng đủ thì cho phép các đơn vị ứng vốn trồng cây trước, ngân sách thanh toán vào năm 1999.

Phát triển chăn nuôi: Từng bước đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.

Phát triển đàn lợn ở các vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực và thâm canh cao: Theo hướng "nạc hóa", chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Phấn đấu 100% đàn lợn thịt là lợn lai kinh tế, trong đó lợn có 3/4 máu ngoại và lợn ngoại thuần đạt 50% tổng đàn. Tiếp tục thực hiện chương trình "sind hóa" đàn bò, phấn đấu 40 - 50% bò thịt là bò lai sind.

Để chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đảng bộ tỉnh Hải Dương lónh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ppt (Trang 44 - 59)