II. Các giải pháp
5. Những giải pháp cụ thể khác
- Doanh nghiệp phải nghiên cứu cẩn thận các dự án đầu tư từ khâu điều tra khảo sát ban đầu đến phân tích hiệu quả tài chính-kinh tế.
Những khâu chuẩn bị ban đầu này có tác động rất lớn đến hiệu quả công trình sau này. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự quan tâm nghiên cứu tỉ mỉ, có đầy đủ thông tin và số liệu đáng tin cậy, xác định những rủi ro có thể gặp phải, những điều kiện của bản thân doanh nghiệp về vốn, năng lực sản xuất … trước khi quyết định đầu tư. Doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm đầu vào, tạo ra năng lực sản xuất, mà cần quan tâm đầu ra của sản phẩm từ đó mới xác định được quy mô, tổng mức đầu tư phù hợp của dự án
- Công tác lựa chọn các tổ chức tư vấn thiết kế phải thật thận trọng, và trong quá trình thiết kế, doanh nghiệp nên cử các chuyên viên kỹ thuật của mình tham gia góp ý về các yêu cầu và kinh nghiệm sử dụng để hồ sơ đảm bảo chất lượng. Chú trọng đến không chỉ yêu cầu kỹ thuật mà cả yêu cầu về hiệu qua sản xuất kinh doanh của công trình, điều kiện về kinh tế của doanh nghiệp để hồ sơ thiết kế có tính khả thi cao.
- Doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các trình tự XDCB: phải tổ chức Ban quản lý dự án đầy đủ thành phần và năng lực quản lý công tác XDCB.
- Khi liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư khác kể cả nước ngoài phải nghiên cứu kỹ đối tác: các thông tin về tài chính, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, tình hình kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới của đối tác. Cần có những bảo đảm chắc chắn nhất để liên doanh không đổ bể hay bị ngừng tạm thời gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các chủ đầu tư nếu không có vốn thì kiên quyết không đầu tư , vốn ít thì không đầu tư tràn lan; Không vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất cao để đầu tư. Nếu vậy Ngân hàng phải xem xét các ưu đãi, thời gian ân hạn không phải trả lãi và gốc trong thời gian đầu tư, nếu không được ân hạn không vay.
Không đầu tư tràn lan khi tiềm năng vốn không có. Khi đầu tư cần tập trung dứt điểm từng hạng mục sớm đưa vào khai thác sử dụng để thu hồi vốn.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích và số liệu cụ thể ở trên, có thể thấy tầm quan trọng của quản lý đầu tư nói chung và QLNN về ĐTXDCB nói riêng. Việc quản lý ĐTXDCB hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của từng địa phương, từng ngành và cả nước, phục vụ đời sống nhân dân.
Hiện nay cánh cửa thu hút đầu tư của Thanh Hóa đang rộng mở, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thanh Hóa tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi cao nhất, với nghĩa vụ thấp nhất (theo khung chính sách quy định của Chính phủ).Các nhà đầu tư được bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa.Đó là nhờ công tác quản lý ĐTXDCB đã phát huy vị trí và vai trò của mình tạo cơ sở vật chất, phát triển ngành. Tuy nhiên so với yêu cầu của tình hình và thực trạng phát triển đòi hỏi công tác này phải vươn lên một tầm mới có tính khoa học, khách quan và hoàn thiện hơn, khắc phục những mặt tồn tại. Như vậy, hoàn thiện quản lý ĐTXDCB là việc cần thiết, có tính thời sự.
Để thực hiện được điều này, cần có sự quan tâm của Nhà nước, lãnh đạo ngành, và của các đơn vị cơ sở. Các chủ thể tham gia quản lý ĐTXDCB phải tuân thủ chặt chẽ trật tự, kỷ cương thủ tục trình tự ĐTXDCB; khắc phục những tiêu cực, vi phạm của các chủ thể quản lý; Khắc phục những hạn chế khách quan … để giảm lãng phí thất thoát tham nhũng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mọi sự luôn biến đổi không ngừng.Vì vậy, mọi cơ chế, chính sách về quản lý ĐTXDCB cũng cần có những biến đổi hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lư- ợng sản xuất.Với cách nhìn nhận xét đoán tỉnh táo, khách quan, các chủ thể quản lý cần không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ĐTXDCB; góp phần vào tiến trình đổi mới của đất nước, đưa Thanh Hóa vững bước đi
lên, tạo cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên bài chuyên đề này còn nhiều khiếm khuyết, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, phòng Tổng Hợp và các thầy cô giáo trong khoa Khoa Học Quản Lý, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo và góp ý tận tình của cô giáo PGS.TS Đoàn Thu Hà đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này.