Các thông tin về công nghiệp cà phê

Một phần của tài liệu Chiến lược tài chính bền vững vườn quốc gia Yon Don, tỉnh Đăk Lăk doc (Trang 27 - 28)

6 Phụ lục: Báo cáo về sản xuất cà phê bền vững

6.2. Các thông tin về công nghiệp cà phê

Hiện có sự thừa nhận chung là canh tác cà phê th−ờng liên quan đến tác động tiêu cực tới môi tr−ờng do sự phát triển hầu hết các đồn điền cà phê lớn kéo theo khai hoang, chặt phá rừng trên diện tích rộng. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến cà phê hạt yêu cầu sử dụng khối l−ợng n−ớc lớn để tẩy lọc chất thải từ cà phê. Tình trạng phá rừng th−ờng gây ra sói mòn đất, làm nghèo tài nguyên đa dạng sinh học do huỷ hoại các sinh cảnh của nhiều loài và nhất là hạn chế sự tách khử khí carbon vì sự mất đi các diện tích rừng rậm có nhu cầu hấp thụ l−ợng lớn khí này. Trong khi còn ít công trình nghiên cứu về tác động trực tiếp của ngành sản xuất cà phê ở Việt Nam lên môi tr−ờng, có nhiều bài học có thể đ−ợc tham khảo từ kết quả nghiên cứu ở các n−ớc Mỹ-La tinh. Sự huỷ hoại các cánh rừng nhiệt đới vẫn tiếp tục diễn ra ở khu

vực Nam và Trung Mỹ khi nông dân đốn chặt, phát quang cây cối trên các triền đồi, cánh đồng, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hơn, để trồng cà phê. Cà phê trong khi cần nhiều ánh sáng để có thể sinh tr−ởng nhanh lại cần nhiều thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu gây nhiều tác động lớn cho nông dân hơn là ng−ời tiêu dùng do ngành chế biến phải tách khử hầu hết các hoá chất. Tuy nhiên, hậu quả cuối cùng là việc sử dụng thuốc trừ sâu trên các đồn điền lớn sẽ gây ra tác động tiêu cực tiềm tàng cho các quốc gia sản xuất cà phê.

Do đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều kỹ thuật đã đ−ợc đ−a ra nghiên cứu ứng dụng nhằm ổn định mức giá cà phê. Điều này bao hàm nỗ lực của các quốc gia sản xuất nhằm hạn chế sản xuất cà phê chất l−ợng thấp, sử dụng cây cà phê chất l−ợng thấp làm củi đun, phân bón, thức ăn cho gia súc và xây dựng các biện pháp chống rủi ro hàng hoá, nh− bảo hiểm các mức giá. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới đã hình thành nhóm chuyên gia quốc tế hoạt động về các biện pháp chống rủi ro hàng hoá. Họ đề xuất kế hoạch ổn định giá sản phẩm bao gồm cả đàm phán biện pháp bảo hiểm giá giữa các ngân hàng với cơ sở sản xuất. Mục tiêu chính của đề án là hàn gắn các thiếu hụt về thị tr−ờng giữa ng−ời cung cấp các biện pháp chống rủi ro hàng hoá với ng−ời nông dân sản xuất cà phê.

Tuy nhiên, với các tác động tiêu cực đến môi tr−ờng nh− hiện nay kèm theo các kỹ thuật canh tác cà phê truyền thống lạc hậu, hiện trạng giá quốc tế không phải là mối quan tâm duy nhất quyết định nội dung cơ chế tài chính cà phê trong Nghiên cứu này. Việc tạo ra ph−ơng pháp sản xuất bền vững kéo theo xây dựng một chiến l−ợc hai mặt: Một mặt, biện pháp sản xuất phải có tác động tốt đến môi tr−ờng và, mặt khác, sản phẩm phải có chất l−ợng và giá trị cao hơn.

Một phần của tài liệu Chiến lược tài chính bền vững vườn quốc gia Yon Don, tỉnh Đăk Lăk doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)