Phát hành trái phiếu công ty

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật CEMACO (Trang 59 - 71)

II Nguồn kinh phí và quỹ

b. Cổ phiếu ưu tiê n( Preferred stock)

1.3.2. Phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ ( government bond) và các trái phiếu công ty (corporate bond). Trái phiếu còn được gọi là trái khoán.

Một trong những vấn đề cần xem xét trước hết khi phát hành là lựa chọn trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính.

Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của trái phiếu Trên thị trường tài chính ở nhiều nước. Hiện nay, thường lưu hành những loại trái phiếu doanh nghiệp sau

a.Trái phiếu có lãi suất cố định

loại trái phiếu này thường sử dụng nhiều nhất, tức là phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất được nghi ngay trên măt phiếu và không thay đổi trong xuốt kỳ hạn của nó. Như vậy cả doanh nghiệp( người đi vay) và người giữ trái phiếu (người cho vay) đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong xuốt thời gian tồn tại(kỳ hạn) của trái phiếu. Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ, ví du: Trả hai lần trong năm vào ngày 30/6 và 31/12.

b.Trái phiếu có lãi suất thay đổi

Tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực ra loại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi quan trọng khác

Một số doanh nghiệp chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó.

d.Chứng khoán có thể chuyển đổi

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được.

2.Tình hình phân bổ vốn và kết cấu vốn kinh doanh của công ty

Như chúng ta đã biết, tùy từng loại hình doanh nghiệp mà tình hình phân bổ vốn doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tình hình phân bổ vốn sẽ cho thấy sự phân bổ tài sản của doanh nghiệp, tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản đã hợp lý chưa, từ đó có biện pháp sử dụng vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.1.Kết cấu vốn kinh doanh của công ty CEMACO biểu01: Tài sản kinh doanh năm 2006-2007

Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 So sánh

Mức tăng giảm Tỷ lệ

A.Tài sản ngắn hạn 152.578.626.971 153.570.835.373 992.208.402 0,65% 1.Tiền và các khoản

tương đương tiền

29.973.968.190 29.720.989.136 -252.979.054 -0,84%2.Các khoản phải thu 2.Các khoản phải thu

ngắn hạn 76.109.017.072 76.285.044.244 176.027.172 0,23% 3.Hàng tồn kho 37.656.268.595 44.601.084.270 6.944.815.675 18,44% 4.Tài sản ngắn hạn khác 8.839.373.114 2.963.717.723 -5.875.655.391 -

66,47%

B.Tài sản dài hạn 8.516.451.186 9.021.908.821 505.457.635 5,94% 1.các khoản phải thu dài

hạn 2.965.066.860 2.965.066.860 0 2.Tài sản cố định 5.355.213.063 5.774.459.472 419.246.409 7,83% 3.Tài sản dài hạn khác 196.171.263 282.382.489 86.211.226 43,95% Tổng tài sản 161.095.078.157 162.592.744.194 1.497.666.037 0,93% Nhận xét:

Tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.497666037 đồng tương ứng 0,93%, vốn kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào số lượng tài sản lưu động, vì vậy giá trị của tài sản lưu động là chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, năm 2007 giá trị tài sản lưu đông tăng thêm được 0,65%. Như vậy có thể thấy được rằng mở rộng vốn kinh doanh chủ yếu là do vốn lưu động tăng lên, CEMACO là một doanh nghiệp thương mại thì việc vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao như vậy cũng là điều hợp lý vì nó chính là góp phần lớn vào khả năng kinh doanh của công ty.

Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, có xu hướng giảm ít so với năm 2006 thực tế giảm -0,84%. Nhưng ta có thể biết lượng tiền này giảm chỉ có thể cho ta biết nó sẽ giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty. Xong không thể kết luận một cách vội vàng, bởi lượng

tiền tồn trữ giảm cũng có thể đưa thêm vào lưu động được một lượng tiền chết.

Khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2007 tăng ít so với năm 2006 tỷ lệ tăng là 0,23%. Điều này cho thấy công ty có khả năng tăng cường thu hồi các khoản công nợ.

Hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng so với năm 2006 thì tỷ lệ tăng là18,44%. Chứng tỏ quy mô kinh doanh mở rộng nghiệp vụ kinh doanh đang tăng lên.

Tài sản ngắn hạn khác giảm so với năm 2006 là 5.875.655.391 đồng tương ứng là 66,47% cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty còn có một số vấn đề cần khắc phục trong những năm tới.

Tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 là 419.246.409 đồng tương ứng 7,83%. Đây là yếu tố tích cực chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị của công ty ngày một được nâng cao, góp phần tích cực vào hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty biểu02:Nguồn vốn kinh doanh năm 2006-2007

Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 So sánh

Mức tăng giảm Tỷ lệ A.Nợ phải trả 143.600.065.16 5 143.885.380.09 9 285.314.934 0,2% 1.Nợ ngắn hạn 143.468.571.651 143.658.770.10 5 190.198.454 0,13% 2.Nợ dài hạn 131.493.514 226.609.994 95.116.480 72,34% B.Vốn chủ sở hữu 17.495.012.992 18.707.364.095 1.212.351.103 6,93% 1.Vốn chủ sở hữu 17.471.593.026 18.696.277.995 1.224.684.969 7,01% 2.Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 23.419.966 11.086.100 -12.333.866 - 52,66% Tổng nguồn vốn 161.095.078.15 7 162.592.744.194 1.497.666.037 0,93% Nhận xét:

Tổng nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng1.497.666.037 đồng tương ứng 0,93%. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2006 là 1.212.351.103 đồng tương ứng 6,93%. Điều này là tốt bởi vì nó thể hiện khả

năng tự chủ về mặt tài chính của công ty, còn khoản nợ phải trả cũng không có nhiều biến động lớn tỷ lệ tăng hơn so với năm 2006 là 0,2% đây cũng là một con số hợp lý trong kinh doanh.

Xét đến tỷ trọng thì ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm. Như vậy ta có thể thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu từ các khoản vay. Các khoản nợ ngắn hạn năm 2007 tăng so vớI năm 2006 là 285.314.934 đồng tương ứng 0,2%, nợ dài hạn có tỷ lệ tương ứng là 0,13%. Qua đó cho ta thấy công ty đã chú trọng đến việc thanh toán cho khách hàng, tạo uy tín với khách hàng, để tạo mọi thuận lợi cho công việc kinh doanh.

Nói tóm lại, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 nhưng khoản nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn do vậy vốn của công ty phải huy động vốn bên ngoài là chính.

2.3.Tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty

Đối với hoạt động kinh doanh hiện nay phát sinh các khoản công nợ là bình thường vì tâm lý khi đi mua hàng ai cũng thích mua chịu. Tuy nhiên cần phải biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và công nợ phải trả. Nếu số phải thu của công ty quá lớn thì công ty đã bị giảm mất một lượng vốn đưa vào kinh doanh do bị chiếm dụng vốn. Nhưng khoản phải thu quá nhỏ bé tức là khoản tín dụng mà công ty cung cấp cho khách hàng bị bó hẹp thì sẽ bị mất đi một số khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

Tương tự như vậy, nếu khoản phải trả lớn thì công ty có thêm một lượng vốn, đây là số vốn mà công ty chiếm dụng, nhưng khi đó thì khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là thấp, khó có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Nếu giảm các khoản phải trả thì công ty tự chủ về mặt tài chính nhưng lại không tận dụng được một khoản tín tín dụng được hưởng.

Như vậy, nếu xác định đúng được mức độ hợp lý của các khoản phải thu và công nợ phải trả thì công ty có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, tránh được các khoản nợ dây dưa khó đòi, lại có thể tăng thêm về lượng vốn trong lưu thông từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Biểu03: Các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty trong năm 2006-2007

Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 So sánh

Mức tăng giảm Tỷ lệ

A.Các khoản phải thu 76.109.017.072 76.285.044.244 176.027.172 0,23% 1.Các khoản phải thu

của khách hàng 65.094.501.069 48.778.828.622 16.315.672.447- -25,06% 2.Các khoản phải thu

khác 11.014.516.003 27.506.215.622 16.491.699.619 149,73% B.Các khoản phải trả 143.468.571.651 143.658.770.105 190.198.454 0,13% 1.Vay và nợ ngắn hạn 77.491.210.875 46.512.208.162 - 30.979.002.713 -39,98% 2.Phải trả người bán 45.065.495.440 29.725.290.215 - 15.340.205.225 -34,04% 3.người mua trả tiền

trước 5.396.134.525 54.623.928.762 49.227.794.237 912,28% 4.Thuế và các khoản

phải nộp cho nhà nước

2.311.608.228 1.046.076.453 -1.265.531.775 -54,75%5.Phải trả cho người lao 5.Phải trả cho người lao

động 1.344.810.304 1.782.950.854 438.140.550 32,58% 6.Chi phí phải trả 280.619.622 674.764.003 394.144.381 140,46% 7.Phải trả nội bộ 10.242.995.248 8.050.219.632 -2.192.775.616 -21,41% 8.Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 1.335.697.409 1.243.332.024 -92.365.385 -6,92% C.Chênh lệch các khoản phải trả và phải

thu

67.359.554.579 67.373.725.861 14.171.282 0,02%

Nhận xét:

Trong bảng trên cho ta thấy các khoản phải thu tăng 176.027.172 đồng, tỷ lệ tăng là 0,23%

Năm 2007 so với năm 2006 thì:

Khoản phải thu của khách hàng giảm đi là 16.315672.447 đồng với tỷ lệ giảm là –25,06%. Điều này đã cho ta thấy lượng hàng bán ra đang bị hạn chế và khả năng thanh toán của khách hàng cũng chưa được khả quan, đây cũng chính là do nền kinh tế của ta có nhiều biến động trong năm qua gây ảnh hưởng tới hoạt động công ty. Nhưng ta lại thấy các khoản phải thu khác lại tăng lên 16.491.699.619 đồng tăng lên rất cao là 149,73%, nó đã cho ta thấy

sự năng động trong hoạt động kinh doanh của công ty và thể hiện cho ta biết mối quan hệ làm ăn rộng lớn và đang dần chiếm lĩnh được thị trường.

Còn về tình hình nợ phải trả của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 190.198.454 đồng, tỷ lệ tăng là 0,13%. Trong bảng biểu cho ta thấy được các khoản phải trả trong năm 2007 thụt giảm tuơng đối nhiều so với năm 2006, do ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong nền kinh tế thế giới và trong nước, nhưng do quá trình hoạt động từ trước tới nay đã tạo cho bạn hàng niềm tin vào công ty do đó khoản người mua ứng tiền trước chiếm tỷ trọng lớn tăng so với năm 2006 là 49.227.794.237 đồng, tỷ lệ 149,73%. Điều này đã minh chứng cho ta thấy sự quan hệ gắn bó với bạn hàng và sự uy tín chất lượng hàng bán trên thị trường của công ty rất tốt. Nhìn một cách tổng quát về tình hình thì cho ta nhận thấy sự biến động của năm 2006 với năm 2007 trong mục này là không có sự biến đổi nhiều vẫn đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi.

Khoản chênh lệch giữa khoản phải thu và phải trả năm 2007 và 2006 tăng lên 14.171.282 tương ứng tỷ lệ là 0,02%. Trong cả 2 năm khoản phải trả của công ty lớn hơn khoản phải thu, điều này chứng tỏ công ty đã tận dụng tốt một khoản tiền nợ bên ngoài để kinh doanh, quan hệ với các bạn hàng có uy tín và sản phẩm có chất lượng cao.

3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 3.1.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Do vậy không thể dựa vào một vài chỉ tiêu mà có thể đưa ra kết luận hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cần kết hợp tất cả các chỉ tiêu, thấy được mối liên quan giữa các chỉ tiêu, nguyên nhân tăng giảm giữa các chỉ tiêu đó mới có thể rút ra kết luận chính xác.

Biểu04: Hiệu quả vốn kinh doanh của công ty

Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 So sánh

Mức tăng giảm Tỷ lệ 1.Doanh thu bán hàng 343.360.209.316 351.503.367.877 8.143.158.561 2,37% 2.Tổng vốn kinh doanh bình quân 13.763.650.000 15.381.950.000 1.618.300.000 11,76% 3.Lợi nhuận 3.171.706.239 3.407.399.204 235.692.965 7,43% 4.Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh 24,95 22,85 -2,1 -8,4%

5.Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh

0,23 0,22 -0,01 -4,35%

Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2006 cứ mỗi đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về được 24,95 đồng doanh thu, còn với năm 2007 thì thu về được 22,85 như vậy đã giảm so với năm 2006 là 2,1 đồng doanh thu. Vậy ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xét trên mặt lý thuyết năm 2006 là tốt hơn.

Ngoài hệ số phục vụ của vốn kinh doanh, ngừơi ta còn sử dụng hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh để đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh. Hệ số này được quan tâm hơn hệ số phục vụ vốn vì nó sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Nó có ý nghĩa quyết định duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nó giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển khi có hệ số khả quan. Trong năm 2006 với mỗi đồng vốn bỏ ra công ty thu được 0,23 đồng lợi nhuận sang năm 2007 thì công ty thu được 0,22 đồng lợi nhuận.

Như vậy năm 2007 công ty sử dụng vốn kinh doanh đạt được những chỉ tiêu đặt ra và các chỉ tiêu tính toán liên quan đến nó cũng phù hợp với tình hình mở rộng thị trường họat động của công ty hiện nay.

3.2.Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tại công ty CEMACO vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí then chốt trong hoạt động kinh doanh. Đối với việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn.

3.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty để thấy được số vốn của công ty được sử dụng vào mục đích gì để nâng cao hiệu quả của đồng vốn. Ngoài ra chúng ta xem xét đến việc phân bổ vốn lưu động của công ty vào mục đích khác nhau xem có hợp lý hay không. Xem xét tình hình dự trữ hàng hóa có đáp ứng được nhu cầu kinh doanh kỳ tới không, tỷ trọng dự trữ hàng hóa là bao nhiêu trong tổng số hàng hóa để tránh tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng, lượng dự trữ tiền mặt tại công ty đã thực sự đảm bảo cho khả năng thanh toán hay chưa, công nợ và khả năng thanh toán công nợ, khoản phải thu và tốc độ thu công nợ của công ty đã hợp lý chưa.

Biểu05: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động trong năm 2006- 2007

Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 So sánh

Mức tăng giảm Tỷ lệ 1.Tiền và các khoản

tương đương tiền 29.973.968.190 29.720.989.136 -252.979.054 -0,84% 2.Các khoản phải thu

ngắn hạn 76.109.017.072 76.285.044.244 176.027.172 0,02% 3.Hàng tồn kho 37.656.268.595 44.601.084.270 6.944.815.675 18,44% 4.Tài sản ngắn hạn khác 8.839.373.114 2.963.717.723 -5.875.655.391 - 66,47% Tổng cộng 152.578.626.971 153.570.835.373 992.208.402 0,07%

Nhận xét:

Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng vốn lưu động của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 992.208.402 đồng tương ứng là 0,07%.

Ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2007 giảm so với năm 2006 là 252.979.054 đồng tương ứng giảm là 0,84%. Điều này cũng có thể biết đó chính là ta đưa chúng vào trong họat động kinh doanh nhằm tăng vòng quay của vốn hoặc hoàn trả nợ. Nhưng ta cũng phải tính toán đến phương hướng khác đó là vốn bằng tiền giảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nhanh của công ty. Do vậy phải kết hợp sử dụng với chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh để từ đó có những nhận xét chính xác.

Các khoản phải thu của năm 2007 so với năm 2006 tăng 176.027.172 đồng, tỷ lệ tăng là 0,02%. Điều này cho thấy công ty đã tích cự thu hồi công

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật CEMACO (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w